Thiếu Khanh

 


TỪ “HỌC TR̉” NGÀY XƯA NÊN DỊCH SANG TIẾNG ANH THẾ NÀO?
(Suy nghĩ trong khi làm cuốn Từ Điển Phiên Dịch Việt Anh)

 

Tiếng Anh (British English) phân biệt người đi học bằng hai từ Pupil(s)Student(s). Pupils là chỉ các học sinh tiểu học và Trung học. Từ Students dành cho người học ở bậc đại học. Tuy nhiên học sinh ở bậc Trung học đệ nhị cấp (tức là Trung học Phổ Thông hiện nay) có thể được gọi là schoolboys (Nam sinh), schoolgirls (Nữ sinh) và schoolchildren (học sinh nói chung).

Tiếng Mỹ (American English) “dễ dăi” hơn: học sinh Trung học Phổ thông cũng có thể được gọi là students. Đôi khi từ students c̣n được dùng để gọi chung những người đi học.

Trong văn học cổ của người Việt Nam, trừ những cậu bé đầu để chỏm ê a học chữ thánh hiền được gọi là Tṛ, ngoài ra, người ta dùng một từ Học Tṛ để gọi chung những người có học vấn. Các Giám sinh là những người học trường (Quốc tử) Giám, tức sinh viên trường đại học của nhà nước, cũng tự gọi ḿnh là học tṛ. (Anh chàng Mă Giám Sinh trong truyện Kiều là một sinh viên đại học đấy. Anh ta họ Mă nhưng không phải tên Sinh lót chữ Giám đâu!)

Từ Học Tṛ ngày xưa không hề hàm nghĩa là người c̣n trẻ, như tục ngữ thường nói c̣n “mài đũng quần trên ghế nhà trường.” Trái lại họ thường là người trưởng thành, lớn tuổi, có tri thức nhất định, và có gia đ́nh và sự nghiệp; nhiều người trong số họ rất uyên bác, dù có kẻ không đỗ kỳ thi nào. Cả những người đỗ đạt cao, làm quan lớn trong triều đ́nh, vẫn xưng ḿnh là học tṛ.

Một người học tṛ nổi tiếng trong văn học miền Nam là ông Học Lạc. Học Lạc là nói tắt của người “Học tṛ tên Nguyễn Văn Lạc.” Ông sinh năm 1852, người làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho. Ông học giỏi nhưng thi không đậu, suốt đời sống với nghề dạy học và làm thuốc. Có một giai thoại kể rằng trong một lần tế lễ trong đ́nh làng, học tṛ trong tỉnh đều phải dâng phẩm vật cúng thần. Phẩm vật thường gồm một mâm xôi, một con gà luộc và một bầu rượu. Trên vành mâm xôi của ông Lạc thay v́ ghi rơ tên họ, khoa danh và chức tước (nếu có) ông chỉ ghi hai chữ Nôm: “Thằng Lạc.” Ông bị giới Hương đảng trong làng khép tội bất kính. Ông làm bài thơ ngay tại chỗ để phân trần và tạ lỗi:

Tạ Hương đảng

Vành mâm xôi, đề “Thằng Lạc”,

Nghĩ ḿnh ti tiểu không đài các.

Văn chương chẳng phải bợm mèo quào,

Danh phận không ra cái cóc rác.

Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông,

Dám đâu ngúc ngoắc ngạo cô bác.

Việc này dầu có thấu ḷng chăng,

Trong có ông thần, ngoài cặp hạc!

Một người học tṛ miền Nam khác, cụ Phan Thanh Giăn, trước khi uống thuốc độc tự tử ở tuổi 71 đă bảo các con ghi vào tấm phướng cầm đi trước quan tài của ḿnh chín chữ: “Hải giác lăo thư sinh tánh Phan chi cữu” (Linh cữu người học tṛ già họ Phan ở nơi góc biển)

Các nhà nho xưa thường xưng ḿnh là học tṛ trong thơ văn của họ.

Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Sơ Đẳng có bài học về ông Chu Văn An. Trong h́nh vẽ, thầy An ngồi trên sập, các học tṛ của ông, áo thụng râu dài đứng hầu chung quanh. Trong số họ có người làm quan to trong triều đ́nh. Dĩ nhiên họ đỗ đạc, thành danh, không c̣n theo học nữa nhưng vẫn cư xử đúng cương vị học tṛ của thầy, chớ không phải học tṛ cũ đối với thầy cũ của ḿnh.

Những người học tṛ ngày xưa là như thế. Họ thuộc nhiều hạng tuổi tác, có tŕnh độ học vấn cao, thuộc giới trí thức tinh hoa của xă hội, chớ không phải người c̣n trẻ và đang đi học. Thế nên rơ ràng không thể dịch những từ “học tṛ” này sang tiếng Anh là pupils, students, schoolboys, hay schoolchildren được.

Trong văn học cổ của người Việt Nam không có khái niệm “học tṛ cũ.” Dù học một chữ hay nửa chữ th́ suốt đời vẫn là học tṛ của thầy. Và suốt đời họ nhận ḿnh là học tṛ, chớ không phải “học tṛ cũ.” V́ thế không thể coi họ là ex-students hay former students.

Trong số tác phẩm của ông Paulus (Húnh Tịnh) Của (tác giả cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị) có cuốn “Sách Quan Chế ” ghi chép hệ thống danh hiệu và tước vị các công chức và quan lại ta và Tây, dân sự và quân sự. Cuốn sách xuất bản năm 1888. Thời kỳ này người Pháp đang củng cố nền đô hộ ở Nam Kỳ, mở các trường sơ cấp dạy/đào tạo người bản xứ. Theo nhiều tư liệu lúc bấy giờ, những đợt học tṛ người Việt đầu tiên vào học các trường của người Pháp là những thanh niên đă lớn, không c̣n ở tuổi trẻ con, nên trong cuốn “Sách Quan Chế” tác giả không gọi họ là Élèves, từ tương đương với pupils của tiếng Anh. Nhưng họ cũng không đủ lớn tuổi và có học thức/tri thức cao như những người “Học tṛ” của nền giáo dục cũ bản xứ để người ta có thể đặt một từ mới thích hợp cho họ. Tác giả dành chữ Étudiant (tương đương với chữ Student của Anh) để dịch chữ “Giám sanh,” nên ông chỉ gọi họ là Boursier. Nghĩa đen của Boursier là người có hưởng học bổng. (V́ tất cả học sinh bản xứ học trường Pháp lúc bấy giờ đều được hưởng học bổng).

Từ học bổng trong tiếng Anh, tương đương với từ Bourse (học bổng) của tiếng Pháp, là Scholarship. Tách đôi chữ này ra, ta có hai chữ scholar (học giả) và ship (t́nh trạng hay công việc nhất định nào đó). Có nên nghĩ là ta có thể dịch từ “Học tṛ” xưa là scholar không? V́ thực tế họ là những học giả.

Mặt khác, từ Student vẫn có thể dùng để dịch từ “Học tṛ” (xưa) trong hai trường hợp: 1/ Họ là học tṛ trường Giám (Giám sinh), và 2/ để nói họ là học tṛ của ai.

Ví dụ:

Chu Văn An was a strict teacher. He might dress down his students for having neglected their jobs even when they were high- ranking officers in the Royal Court. (Chu văn An là một vị thầy nghiêm khắc. Ông có thể trách mắng các học tṛ của ḿnh v́ chểnh mảng trong công việc, dù họ đang là các đại quan của triều đ́nh.)

Chỉ để dịch thật đúng một chữ rất b́nh thường mà phải đắn đo thật nhiều, nên công việc tiến hành khá chậm.

 

(Nhớ ngày âm lịch giỗ con Phước An, 27/7 năm Tân Sửu)

Thiếu Khanh

 

H́nh thầy và tṛ ông Chu Văn An trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

 

Thiếu Khanh.

( https://www.facebook.com/ThieuKhanh/posts/10215551150051950 )

 


 

art2all.net