Thân Trọng Tuấn

 

ĐỒNG DI CŨ MỚI

 

 

          Cứ khoảng sau lễ Giáng Sinh, người phố Huế đă chuẩn bị chuyện Tết nhứt. Đây là lúc cần dọn dẹp lại vườn tược cho quang đăng, sơn cửa, quét vôi mấy bức tường trong ngoài cho sáng sủa. Hàng chủi rơm, vôi hàu bên chợ Đông Ba bắt đầu đắt hàng. Trong không khí mát lạnh ẩm ướt của buổi sáng xám xanh trinh nguyên biếng nhác, phố Huế xuất hiện thêm một vài những khuôn mặt lạ. Họ âm thầm, từ nhiều hướng khác nhau kéo về, phần đông đi bộ, từng nhóm nhỏ hai ba người, hoặc chỉ một người. Người ta chuyền tai nhau những lời bâng quơ :”Chà! Mấy ôn nớ đă lên! Không biết đi hồi mô mà lên đây sớm dữ ri!” Mấy ôn nớ là những người đi làm thuê cho những nhà trên Huế cứ chừng theo mùa mà lên. Họ xuất hiện khoảng mười ngày, nửa tháng rồi âm thầm biến mất cho tới sang năm. Họ biểu trưng cho vài nét khác lạ trong sự êm đềm của xứ Huế. Cái cuốc tượng trên vai: lưỡi cuốc phía sau lưng, đồ tế nhuyễn vấn chặc một nùi trên cán cuốc hay tay năi treo ṭn teng trước mặt đong đưa theo nhịp bước chân đi. Chiếc nón lá nửa mùa cọc cạch che ngang khuôn mặt tiền sử sạm nắng, nghễnh ngăng khoe hàm răng nếu không nhuộm đen th́ cũng chẳng c̣n chỗ cho nhựa thuốc đóng bựa vàng và nụ cười không bao giờ khép kín, ẩn hiện đôi mắt nhẫn nhục vốn rất ít nh́n lên. Chiếc áo đen tay dài, hay tay cánh may cổ kiềng theo như kiểu con liền bà tui cho dễ giặt, chứ đặt bày may kiểu cổ lật mần chi cho sang, lại tốn thêm tiền. Hai túi áo trước bụng thường có gài chiếc kim băng, phập ph́nh bao thuốc lá ngang, bọc giấy quyến, cùng cái bật lửa nọ kia các thứ thay cho chiếc ruột tượng phong kiến quê mùa. Trên đường từ nhà lên giùm cho cụ, cho dù có chi đi nữa th́ cũng phải ráng cái quần dài gọi là chút tư cách thể diện, chứ phất phơ cái quần xà lỏn th́ e rằng lỡ ra chó cắm lộ dấu thiệt khó coi. Đôi bàn chân giao chỉ chai dày hơn mo cau, có khi hà ăn nứt nẻ dọc từng đường xơ xác, gân guốc, đen nâu vàng chạch giao ḥa với mấy cái móng sừng nổi vân dày côm, không guốc nào chịu nỗi. Sau này, chỉ có loại dép chế từ vỏ ruột của bánh xe hơi phế thải có tên là dép râu bác Hồ mới ch́u nỗi đôi bàn chân ngang ngạnh bất trị. Hai bàn tay cứng c̣ng, ḷng bàn tay thường sần sùi như vảy cá v́ chất bùn phèn thường xuyên giao tiếp ép chặt vào cán cày, cán cuốc, nuộc dây...Họ rứa đó, như mấy nét chấm phá điểm thêm trong bức tranh Tàu treo trong phủ đường: đơn giản, tầm thường nhưng không thể thiếu. Ơi xứ Huế đài các thân thương thêm chút mộc mạc chất phác thiệt thà để tràn đầy hương sắc. Tay có chai mới kéo láng nổi nước vôi. Hồn có cảm xúc mới bồi hồi chuyện cũ. Con đường xưa rêu phủ, mái nhà cũ xưa thêm. Xưa thêm một tí thôi, như con đường vô nhà mới hiện thêm vết nứt. Như trên mặt mấy ôn nớ, sau một năm lại in thêm sự già nua. Hoặc tệ hại hơn là thiếu vắng đi một vài người theo đạo luật thời gian. Chà, cái ôn dưới làng Chuồn răng năm ni không thấy lên mần? Ơ! Cái eng ở mô ngoài miệt Sông Đào, Cầu Hậu mới năm ngoái đó mà bây chừ đă vô mần trở lại... Người ta vẫn bâng quơ hỏi thăm nhau. Người ta vẫn mách giúp cho nhau trong việc kiếm một người làm công giai đoạn có kinh nghiệm và dễ bảo. Tết nhứt đến nơi, phần lớn, ai cũng lo sửa sang vén khéo. Nhờ sức của mấy ôn, mấy eng nên vườn của các cụ, các quan gọn gàng, sạch sẽ. Tường, cửa sơn phết trở thành mới mẻ phong quang. Mấy ôn, mấy eng v́ t́nh trạng gia đ́nh chật vật mới phải đi làm công thêm. Khi trong làng không có ai thuê mướn nữa, lúc đó mấy ôn, mấy eng mới ra khỏi làng vài bữa để lên Huế t́m việc tạm thời. Kéo về từ mọi nẻo, nhưng có lẽ đông nhất thuộc dưới miệt chợ Hôm, chợ Mai, Đồng Di, Tây Hồ.

Đường Về Đồng Di:

Làng Đồng Di (Đồng Gi), cách thành phố Huế khoảng trên mười cây số, phía đông nam. Một trăm năm trước, tức dưới triều vua Thành Thái, làng Đồng Di thuộc huyện Phú Vang, xă Phú Hồ. Đồng Di gồm Đồng Di Đông và Đồng Di Tây. Thời Cộng Ḥa, Phú Vang bị phân làm ba: phần đất phía đông bắc đầm Hà Trung vẫn thuộc quận Phú Vang, phần đông nam đầm Hà Trung thuộc quận Phú Lộc, phần đất phía tây của đầm Hà Trung tới sông Lợi Nông cải làm quận Phú Thứ. Làng Đồng Di thuộc quận Phú Thứ, tâm điểm chợ Kháng chiến thời Việt Minh 1945-46, cũng như mồ chôn tập thể hồi biến cố Tết Mậu Thân 1968.

Đi về Đồng Di có thể theo bốn lối. Dễ nhất có lẽ là theo con đường từ Huế về ngả Thuận An. Khi đi qua khỏi chợ Mai, có khúc quẹo về Xuân Ổ. Qua khỏi làng Xuân Ổ, tới ngă ba chợ Diên Đại, rẽ trái theo đường về trụ sở quận Phú Thứ một khúc là tới Đồng Di. Cách thứ hai là theo quốc lộ số 1, đi về hướng phi trường Phù Bài. Sau khi qua khỏi trụ sở quận Hương Thủy, rẻ trái về hướng Thanh Thủy, Dă Lê (căn cứ Giạ Lê), qua khỏi An Lưu, Sư Lỗ sẽ tới Đồng Di, Tây Hồ. Cách thứ ba là theo lối cống số bảy gần sân vận động tự do Bảo Long thuộc con đường Triệu Ẩu, quanh co vùng An Cựu, hướng về Lang Xá Cồn rồi Lang Xá Bàu, sẽ tới Đồng Di. Cách thứ tư, theo lối nhàn du bềnh bồng con trạo, quanh co xuôi theo sông An Cựu tức là sông Lợi Nông, ngắm một vạch trời chán ngắt phân chia bởi hai bờ ruộng buồn thiu kéo về tới Thanh Toàn, Lang Xá. Quậy thêm năm ba chèo, cặp bến ấp Lợi Nông. Lên bờ, qua cầu đi ba bước thênh thang tới Lang Xá Bàu bên ni, bên tê là Tây Hồ, ráng bước nữa sẽ tới Đồng Di.

Giọng nói người dân thay đổi từ từ. Càng đi dần vào vùng Lăng Cô, giọng nói càng nhẹ đi, điểm chút nhừa nhựa, bè bè. Tới Mỹ Lợi th́ có một số người mang âm quảng.

Người Đồng Di phân biệt ruộng và đồng rất giản dị. Khoảnh đất cao, nước ngập tùy mùa là ruộng tức rọn cạn. Ruộng cạn có thể cấy hai vụ vào tháng tư và tháng tám một năm. Có khi chỉ cần cấy ngồi, vừa cấy vừa dớm thụt lùi cũng được. Đồng là ruộng sâu, hay đồng su, luôn luôn ngập nước như chằm, hàng năm chỉ cấy được một vụ tháng tư nước hạ. Phía trong hướng huyện Hương Thủy, chẳng hạn như làng Lục, ngả chợ Mới, ruộng sâu cũng cấy hai mùa. Nước có sâu lội cho lên tới cổ tới vai, th́ hai tay bơn bó mạ, lựa kẹp vài cơn vô trữa hai ngón chân cái và ngón chân kế, rồi ấn đại xuống bùn mà cấy, chừng chùng là được. Cấy xong một cấy, cứ đi giật lùi th́ khỏi dẫm vào lúa. Đỉa có cắm th́ mược kệ đỉa cắm, miễn đừng có chui vô lộ mụi lộ tai th́ được. Khỏi cần cày bừa tro phân mà lúa cứ lên vùn vụt ngó thiệt sướng con mắt. Lúa Chùm, lúa Hẻo bên ni làng Lục răng thiệt tốt, qua bên tê Đồng Di th́ vàng rầy èo oặt hột chắc hột lép lưa thưa! Đồng Di nhiều đồng ít ruộng, nên không sản xuất đủ gạo. Hơn nữa, thế đất làng Đồng Di thuộc loại hăm địa. Đất chai, ruộng chang, nước phèn nước lợ úng nâu lờ lờ. Cây không mọc nổi. Cá tôm thuộc loại lăn tăn liu tiu trông thiệt thảm. Ỷ thế ruộng sâu, sau vụ lúa bèn vây sáo, dựng lều nuôi vịt. Vịt nậy không dám ăn, để đèng chờ lái buôn đến bán sạch. Dân làng Đồng Di luôn luôn bị cảnh cơ cực trăm chiều. Đă như rứa, kể từ hồi Việt Minh chặt tre làm ghế chéo ngồi cao ngang với đồn đôn nóc nhà nói chuyện đánh Tây th́ cả và làng đều theo kháng chiến. Được ít lâu th́ tập kết, rồi theo giải phóng nên ruộng nương ít người lo, do đó hoàn cảnh càng thêm cơ khổ. Từ chiếc áo đen, áo nâu của dân quân, đến áo màu xanh lục sau này ám hiệu cho màu cờ giải phóng, mấy eng, mấy ôn Đồng Di, Tây Hồ mược trước hơn ai hết!

 

Vài Chuyện Ngày Xưa

Triều vua Gia Long, cho đào con sông An Cựu, đắp đập Thuận Trực có trổ cửa ngăn chận nước mặn từ đầm Hà Trung. Công việc nầy thật lợi ích cho dân hai huyện Phú Vang và Hương Thủy trong việc cày cấy. Đồng Di, Lê Xá, Lương Viên v.v. thuộc hạ lưu sông Lợi Nông (tức là sông An Cựu, vua Minh Mạng đổi tên) nhưng lại bị thế đất úng thủy thành thử không canh tác được nhiều. Dân Đồng Di b́nh thường vẫn thiếu ăn. Hàng ngày, trong mâm cơm ít khi thấy khúc cá, nói chi đến lát thịt. Lạ một điều là tuy thiếu ăn, nhưng thanh niên Đồng Di phần đông cao lớn, mạnh bạo. Sau mùa gặt hái, nông phu làng Đồng Di thường vác cuốc lên Huế làm vườn cho mấy quan, mấy cụ theo lệ nhắn dặn hàng năm. Việc chi sai cũng làm, không nề hà câu chấp. Nhờ vóc dáng cao lớn mạnh bạo, nên thường được các quan cho làm phu khiêng vơng. Lại làm việc nhà nên nước da cũng trắng ra, mất bớt sự quê mùa cục mịch. Đến triều Thành Thái th́ mấy eng hoằng nô lại càng trổ mă. Xét xem, huyện Phú Vang là nơi phát xuất những danh tướng nửa vời, có nghĩa là có tiếng nhưng không được hưởng phú quư. Xa xưa như Vơ Di Nguy. Cận đại như Nguyễn Chánh Thi người làng Dương Nổ. Riêng chuyện mụ ăn mày ban ngày lê lết ở chợ Đông Ba, ban đêm về ở trong căn nhà lầu hai tầng do chính mụ bỏ tiền ra xây cất, cách xóm ông Tướng ba bước là chuyện hi hữu của xứ Huế. C̣n như dân Đồng Di, nguyên thủy cũng thuộc huyện Phú Vang, cũng có tài làm tướng...bác. Bác có nghĩa là vai. Vai chai như các nông phu làng khác v́ hàng ngày vác cuốc vác cày. Lại hơn một bậc nữa, vai chai v́ khiêng vác vơng lọng nhà quan. Lên Huế lên Dinh th́ gần vua gần quan. Lúc trở về làng, vác cuốc ra đồng làm...tướng! Thời xa xưa, vai chai v́ suốt đời khiêng vơng cho quan. Kinh Đô thất thủ! Trại Kinh Kỳ Thủy Sư bị hủy, oái oăm biến trại lính thành trường nhà Tranh do quan Huấn Đạo là cụ Ngô Đ́nh Khả trông coi. Trường nhà Tranh dạy đánh vần thứ ngôn ngữ lạ đời ABC, học bốn phép tính cọng trừ nhân chia, dùng ng̣i bút ch́ và ng̣i bút sắt viết trên tờ giấy tây trơn láng! Các phó bảng, tiến sĩ khoa Giáp Ngọ (1894-Thành Thái thứ 4) và khoa Đinh Dậu (1897-Thành Thái thứ 7), trong khi chờ bổ nhiệm thực thụ, đang chực ở Hậu Bổ hoặc nhận tạm chức Thừa biện để tập việc ở các bộ, cùng thành phần Tôn sinh, Ấm sinh ưu tú đang theo học ở trường Quốc Tử Giám hoặc trường Hành Nhân, đều tùy theo mà sang học trường Quốc Học lớp quan viên tử đệ. Buổi sơ khai, tinh thần chưa hợp nhất, hơn nữa các tân khoa, tôn sinh, ấm sinh phần nhiều vẫn c̣n nặng lề thói gia đ́nh, cá tính tự tôn, hoặc tự ái dân tộc v.v., cho nên không phải học sinh nào cũng tuân lệnh nhà trường răm rắp, thành thử nhiều cảnh trớ trêu xảy ra như buổi kỵ quan trọng hơn buổi học, tang lễ nặng hơn kỳ hạch tấn ích, v.v. Điển h́nh là Tôn Nhơn Phủ kỵ giỗ thường xuyên, nên các tôn sinh thường đi học không đều. Để trọn vẹn việc nhà, việc trường, các tôn sinh nghĩ ra chuyện cho người đi học thế. Thằng hoàng nô gốc Đồng Di phản ứng nhặm lẹ, nói năng xóc óc chẳng kém ai, ngày thường khiêng vơng, xách cơm cho quan, cho cậu, bây chừ cho qua trường nhà Tranh, ngồi chỗ cậu một bữa để cậu hầu kỵ, hoặc để cậu đi đánh bồng bông. Công việc xét ra c̣n nhẹ nhàng sang trọng hơn việc ngồi cầm thế tay bài để cậu đi xả xui hay thời ba miếng. T́nh trạng học thế tuy kéo dài hai ba năm, nhưng cũng đủ vinh danh mấy eng Đồng Di tính đến nay hơn cả thế kỷ.

Năm 1932, vua Bảo Đại cải tổ Nội Các, cách chức năm ông Thượng Thư, khiến văn nhân thi sĩ xứ Huế tốn khá nhiều giấy mực trong việc bàn bạc sự đời. Lớp tôi đ̣i cho dù có nghe chủ nói cũng dạ dạ vâng vâng theo kiểu da trâu tang mít đặc sệt ống vôi, chứ biết chi mô mà thày lay góp chuyện. Suốt đời an phận, chẳng dám trèo cao. Hết thời khiêng vơng, vác lọng th́ làm phu xe kéo, xe tay. Không làm cho nhà quan th́ lan ra làm ngoài chợ. Vua cũng cải tổ Nội cung, cho ba bà phi tiền triều (của vua Khải Định) xuất cung vĩnh viễn. Mấy thằng hoàng nô gốc Đồng Di, Tây Hồ khi hầu bài các cụ cũng thèo leo học dọi chuyền nhau câu vè khắp hang cùng ngỏ hẽm:

Ba cô trong Nội mới ra,

Ṿng vàng, chuỗi bạc: Tổ cha cô giàu!

Trong thời kỳ này, nhà máy vôi Long Thọ phát triển mạnh. Lại nữa, vấn đề xây cất nhà vách mái ngói thịnh hành cả chục năm nay. Dân miệt chợ Hôm, chợ Lội rủ nhau lên làm cho ḷ vôi khá đông. Phong trào cải cách, duy tân, cứu quốc v.v. được bàn tán nhiều. Miệt Đồng Di, Tây Hồ lại chuyền lên câu vè:

Ai đi lên Long Thọ nhắn bọ thằng cu về,

Kẻo mà ruộng trưa mạ héo bốn bề bọ hắn ơi!

Lời vè mộc mạc, quê mùa. Có điều nghe lời nhắn gởi này nơi xứ lạ sau khi xong công việc trong ngày mới thấy thiệt là buồn cách chi. Ừ, th́ mạ có héo th́ vày tréo cho trâu ăn! Nhưng biết mô mạ ở đây lại có thể là mạ của tui, là mệ nội thằng cu. Ừ, th́ mệ nội thằng cu, chứ mạ là con liền bà tui chắc là không dám, không phải, nói ra mần chi ốt dột...

Nếu không xin được việc ở sở vôi th́ làm việc khác. Nhiều khi người ta thuê đúc bờ lô tính công trả theo viên là tha hồ làm từ sáng cho tới tối vượt các dân làng khác. Sự cù đày, chịu đựng quần quật của họ như vậy mà đời sống cũng chẳng khá hơn thêm. Có được thằng con trai, cụ biểu mang lên cho cụ sai vặt là nghe ngay, không kỳ kèo giá cả. Trả trước cho một ít, bữa mô cần người, nhắn lên làm xong trả tiếp cho cả cha lẫn con, thiệt là một công đôi việc gọn gàng. Có khi, ráng vay mượn vài thùng lúa, bỏ công xay giả trắng tinh, rồi hai ôn mụ thay nhau gánh lên, cụ cũng cho thêm được chút tiền đi đ̣. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, nhưng có lẽ v́ quá nghèo nên cái sàng cũng không được lành lặn, thành thử các thứ khôn ngoan học được trong ngày hầu như tuột cả xuống nia, chỉ sót lại sự nhẫn nhục thiệt tḥi trong cương vị phó thường dân. Mấy eng, mấy cụ nói chi mà hay quá, mền nói không lượi. Nghe c̣n chưa ra th́ căi lại mần chi ?

Mọi lần, cần đứa ở gái th́ nhắn về Thanh Thủy, Thanh Toàn. Cần đứa ở trai th́ nhắn về Tây Hồ, Đồng Di. Mấy thằng hoàng nô vốn giỏi chịu đựng nên khi lớn lên, chủ thường chọn cho người vợ cùng nghề, xong về giúp việc nhà cho cụ chứ ít khi chịu về làng như những dân xứ khác.

Cù đày, nhưng không chất phác. Sự cơ cực tận cùng thêm những lời sử giặc của Việt Minh làm người dân làng Đồng Di như có một mối thù truyền kiếp với thành phần địa chủ chuyên môn mặc quần vải quyến vuốt hồ, ăn trầu tráp, hút thuốc trà lên đến hàng quan lại ở nhà lầu, đi xe tay hoặc xe ô tô, ph́ phèo điếu thuốc lá tây tục gọi là điếu thuốc thẳng. Thù mấy ông thông, ông phán, lên tới ông sứ ở ṭa Khâm. Thù luôn mấy ông hoàng bà chúa trong Nội.

Khoảng năm 1942, người ta đồn rằng dưới làng Đồng Di có một ôn già trong khi đi dũi cá, nửa trưa đứng bóng có một con rắn trắng lớn bằng chiếc đũa cứ chui vào trong dũi, vứt ra mấy lần cũng cứ chui vào. Ôn già cho là điềm lạ, trút rắn vô oi, đem về thả trong bể cạn trước sân. Hàng ngày, cứ đứng bóng mặt trời là rắn ḅ ra khỏi ḥn non bộ, ngóc đầu lên thiệt thẳng. Hàng xóm có trẻ con đau bụng, ôn già múc một gáo nước trong bể cạn cho uống th́ lèng. Thế là nổi tiếng. Thiên hạ đua nhau đến viếng, mang hương hoa vàng mă chất đầy hai gian nhà ...cḥi xin Ngài chữa bệnh. Người ta chẳng cần biết tên ôn già là cái ôn chi chi. Có người, khi trời mới rơ rơ đất, đi xe tay từ Bến Ngự về tới nơi th́ cũng gần đứng bóng. Trước tê là cảnh đồng không mông quạnh, bây chừ người ta đi chật đường chật sá. Xa xa nh́n về chỗ ôn già, thấy kẻ đứng người ngồi ngỗn ngang như bầy vịt. Đến nơi, vàng mă cứ liệu mà xếp đại lên côi chàng, xong vội vàng lễ bái tứ phương, chứ chẳng có bàn thờ bàn tự chi cả. Ư chừng vái đủ khắp hướng, liền múc lấy gáo nước thánh trong bể cạn đổ vô chai, mau mau hối hối lộn lui về tới nhà th́ cũng đă lặn sao hôm! Ngài linh thiêng mô nỏ thấy, nên mấy tháng sau đường làng Đồng Di hoàn trở cảnh đ́u hiu! Ngẫm nghĩ chút xíu, trong trại vịt giữa đồng, kiếm cái đột chứa nước cũng đă khó, nói chi cái bể cạn với ḥn non bộ có cây sanh cao nửa thước! Mấy eng Việt Minh khun thiệt là khun trong việc làm cho ai cũng biết được đường về Đồng Di trước khi dựng chợ Kháng chiến và thành lập chiến khu.

 

Dựng chợ kháng chiến

Chợ dựng về đêm và không họp yên một chỗ như bên làng Kế Môn hay trên chợ Xổm. Khi th́ ở Đồng Di Đông, lúc xuống Tây Hồ, hoặc qua Lang Xá Giữa...Muốn đi chợ, phải ḍ hỏi trước là chợ dựng chỗ mô rồi mới đi. Danh từ nhóm họp dành riêng cho Việt Minh lúc ngồi bàn việc nước. Người ta đi chợ Kháng chiến thiệt đông. H́nh thức cũng giống như kiểu chợ trời bây giờ. Chợ Kháng chiến dựng tùy đêm, bán mua đủ thứ. Khác mỗi một điều là chợ do Việt Minh dựng, thâu thuế, lâu lâu lại có màn xử tội Việt gian. Khi chợ kháng chiến dựng, hầu hết các chợ trong vùng Phú Vang, Hương Thủy được lệnh ngầm băi thị. Các tiểu thương, bạn hàng hoặc nghỉ chợ thường, hoặc đi chợ Kháng Chiến. Dân đen một cổ hai tṛng: tṛng Việt Minh và tṛng Tây Bảo Hộ. Không đi chợ buôn bán như thường th́ mật thám nghi là đi chợ kháng chiến ủng hộ Việt Minh, bắt giam vô lao Thừa Phủ. Ra chợ như mọi ngày th́ Việt Minh nửa đêm đến gơ cửa, có mă tấu cuốc tượng dàn chào tới tận hố đất đă được đào vội vă. Chuyện đă trên năm mươi năm, nhưng khi nhắc lại, có người c̣n rùng ḿnh sởn óc nổi da gà.

Không đi th́ chính phủ nghi,

Đi th́ những sợ Đồng Di, Tây Hồ!

Không đi th́ chính phủ ngờ,

Mà đi th́ sợ Tây Hồ, Đồng Di!

Bản án của Việt Minh thường chỉ có hai điều: Tha hoặc Giết. Với chủ trương Giết lầm hơn bỏ sót, thành thử phần lớn các tội nhân bị chết một cách thật thê thảm. Có một chị bên Đông Sơn, sắp tới ngày sanh, đang cắt ngọn khoai, buột miệng chào bâng quơ mấy anh chị Việt Minh :”Chà, mấy eng, mấy chị đi họp về vui dữ hí!”. Nửa khuya, mấy eng mấy chị vô nhà mời ra đồng, trói cặp cánh xong xô xuống lổ đào sẵn, phủ đất chôn sống v́ tội “làm răng mà biết người ta đi họp?”. Chị khóc lóc van xin quá chừng, cái bụng chữa phập ph́nh lên xuống dưới ánh trăng khuya khiến mấy eng mấy chị Việt Minh cũng động ḷng bèn tha! Bên ngả làng Dày, có một ôn, sau khi cày xong th́ trời cũng đă chạng vạn, dắt trâu về. Nửa đường bị mời đi, để cái cày và con trâu xẩn vẩn bên bụi tre. Mấy ngày sau, người ta cày mảnh ruộng cạn gần bờ tre chỗ con trâu đứng, tóc sọ óc năo mỡ màng nổi lều phều giữa ruộng. Ngoài phía làng Lục, có một chị đi buôn, anh em của chị đều đi kháng chiến. Một hôm chị qua ngă Phan Giang, Ba Giáp buôn lúa. Vô nhà, gặp mấy eng mấy chị đang họp. Sau khi tra hỏi, được cho về, nhưng ra tới đường th́ bị dẫn ra đồng vắng, chôn ngồi. Hôm sau thân nhân được mách, xuống đào xác, năm miếng trầu têm sẵn kẹp trong bọc cau khô với mấy trăm bạc không suy suyển. Vết trói bằng dây tre vẫn c̣n chảy máu. Đêm dựng chợ Kháng chiến có kẻ ṭ ṃ mà chết oan. Một cặp vợ chồng trông thiệt đẹp người, nhất là bà vợ, áo quần sang trọng, má phấn môi son thấy rợn trời. Việc kẻ mắt tô môi vào thời buổi này ngay trên Huế trên Dinh cũng ít thấy, huống chi xuống dưới chỗ ni. Hai người chưa đi hết nửa ṿng chợ đă bị bắt trói, dẫn ra ngoài miệt Cồn Đâu, lột hết áo quần, bắt quỳ coi mấy eng Việt Minh đào lổ lớn trong mấy bụi mưng dưới ánh đuốc bập bùng, xong đạp hai người xuống, sắp xoay lộn đầu lại với nhau, phủ đất chôn sống. Hai kẻ sắp chết bị dẫm đạp trong khi phủ đất kêu oàm oạp. Người đi chợ Kháng Chiến bị bắt chứng kiến cứ lùi dần ra xa. Lúc được lệnh trở lui lại chợ, không ai c̣n thiết tha về việc mua bán. Một điều cần nhắc nữa, là ở đâu có chợ, thường có ăn mày! Chợ càng lớn, ăn mày càng nhiều. Tan chợ, ăn mày đi vào các vùng lân cận xin thêm. Tất cả những ăn mày về chợ Kháng Chiến đều bị chặt làm ba khúc, xếp ở ngả ba đường. Ống tre và chiếc quạt mo của ăn mày cũng xếp một bên có viết thêm hai chữ mật thám.

Cho đến một đêm Tây truy được địa điểm chợ Kháng chiến, cho câu mọt chê từ trụ sở huyện Hương Thủy ra chợ khiến người ta chết đầy đồng! Chết th́ chết, người ta vẫn đi. Chợ kháng chiến dựng cho đến ngày tiêu thổ kháng chiến mới xong...om!

Mặt trận Lào vỡ. Đồng minh bỏ bom. Vùng Phú Vang, Quảng Điền lănh đủ. Từ Đồng Di, Tây Hồ ra tới Kế Môn, Đại Lộc, Thanh Hương tan hoang. Dân các huyện chạy tứ tung. Ngày tháng lúc xảy ra cơ sự không biết rơ, chỉ nhớ lơm bơm mấy câu vè ru em:

Năm năm kháng chiến đến nay,

Dân quân mới có trận này lớn lao.

Đầu xanh tuổi trẻ anh hào,

Đánh từ An Lỗ, đánh vào Tam giang.

Rạng ngày mồng một tháng ba,

Tây tập trung quân số rút ra đi lùng.

Đi lùng năm khẩu pho pho,

Mười hai tàu trận, chín chiếc ca nô lộn nhào.

Phi cơ chiếc lộn, chiếc nhào!...

Hồi 1945 Việt Minh cướp chính quyền, một số ông chủ bị khốn đốn v́ thằng ở gốc Đồng Di, Tây Hồ. Bản án tử h́nh không cần viết v́ chữ nghĩa rườm rà theo quan niệm của dân i tờ rít. Chỉ có cây rựa hay chiếc mă tấu là chắc ăn: chặt tên việt gian thành ba khúc thiệt gọn. Có đứa quỷ quyệt, xúi ông chủ tản cư về ngả Đồng Di. Ai cũng biết đây là hang ổ tử thần, thế mà cũng có người nghe theo. Người ta kể rằng, có một ông khăn đóng áo dài thiệt bề thế, về xin cúng mười mẫu đất cho Việt Minh. Vô trụ sở th́ thấy có vô, nhưng không ai thấy ông trở ra! Cho tới bây chừ cũng không biết ông lạc đi mô!?

Biến cố Tết Mậu Thân 1968. Phú Thứ là tâm điểm của mồ chôn tập thể. Hàng ngàn người bị chôn sống dọc theo bờ ruộng thuộc quận Phú Thứ. Lúa khoai Đồng Di vẫn thất thu, cho dù hàng lúa bên trên xác người cạnh bờ ruộng tốt xanh cao vồng cả thước. Xác người không nuôi thơm cho đất ruộng cày như lời nhạc Trịnh Công Sơn. Mấy ngàn người Huế, từ thành phần học sinh đến công chức cao cấp bị mời đi học tập, thân xác vùi dập trong sân trường trung học tổng hợp Gia Hội, trong khu vực Băi Dâu, tan rữa trong khe Đá Mài, hoặc răi rác từng nhóm nhỏ vài mươi người gần trên lăng Tự Đức. Phần đông bị đưa xuống bến đ̣ Chợ Dinh, qua phía Cồn Hến, dẫn tuốt về Phú Thứ. Di chuyển ban đêm, trong khi chờ đ̣ sang sông, người ta ở bến đ̣ vẫn nghe được lệnh v́ lư do an toàn, quân giải phóng sẽ thâu hết các thứ từ giấy tờ tùy thân đến đồng hồ, nhẫn, dây chuyền v.v. xong yêu cầu cho trói năm người thành một toán để dễ kiểm soát, trước khi xuống đ̣. Chuyến đ̣ vĩnh biệt. Mấy tháng sau, thân xác được khai quật thấy vẫn c̣n tươi rói. Gặp gió một lát, mới từ từ se lại, đổi màu và bốc mùi thịt hộp ba lát nặng dần dần. Xác được bọc vào giấy ni lông, gắn số thứ tự, xong chuyển vào nằm xếp lớp trong sân trường trung học Phú Thứ. Một số được thân nhân nhận diện, lănh về chôn cất. Số c̣n lại cho chôn cất tạm, năm sau chuyển dời lên chôn trên Ba Đồn, gần đàn Nam Giao, chung với những bộ xương vô thừa nhận cùng chung số phận t́m thấy ở Băi Dâu, khe Đá Mài, v.v.. Cả thành phố Huế đi đưa, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cũng ra dự đám. Oan hồn vất vưởng, trong trận đánh lớn ở Lang Xá Cồn giữa năm 1968, tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân hàng đêm thấy ma đi đầy đồng! Ma từ năm Ất Dậu. Ma của Tết Mậu Thân.

Năm 1975: Tan hàng, giải giới! Một số dân Đồng Di sang các làng Dă Lê, Thanh Thủy chiếm cứ các nhà của ngụy quân, ngụy quyền bỏ nước ra đi. Việt Kiều về thăm nhà, căi nhau về chủ quyền nhà cửa đất đai trong cái giọng bè bè nghe thiệt đại ra chi vui.

Gần hai mươi năm sau, làng Đồng Di có hạ sĩ quan Nguyễn Lực được cho sang Mỹ theo diện HO. Ai cũng hồ hỡi phấn khởi v́ cả và làng chỉ có mỗi ḿnh eng là người đọc thông viết thạo, đi lính Ngụy lên tới chức hạ sĩ, sau bị đi cải tạo hơn năm năm v́ lời khai trước sau không như một, c̣n thêm tội nữa là không chịu theo giải phóng như cả làng mà lại đi lính Ngụy, nếu không th́ chỉ cần học tập tại chỗ vài bữa đă được cho về, có mô mà bị đày lên tận trên Lụ, trên nguồn cho xa xăm nguy hiểm. Ngày Nguyễn Lực đi Mỹ, người ta kháo nhau rằng v́ nhà Nguyễn Lực chật, sân trước quá nhỏ, nếu không th́ Mỹ đă cho trực thăng tới đón tận nhà v́ eng là người duy nhất trong làng chống cọng sản, rành rành theo diện HO. Sự thâm niên tù đày học tập khiến eng được ưu tiên như thành phần sĩ quan Ngụy trên năm năm cải tạo. C̣n chuyện eng Nguyễn Lực có được sắp xếp để sang Mỹ nằm vùng, đặc công, nội tuyến v.v. hay không, chỉ có eng biết lấy.

Mấy năm vừa qua, làng Đồng Di nhờ có xây thêm thủy đập, canh tác thủy lợi, dựng nhà thủy điện chạy máy bơm nước nên ruộng trúng liền liền. Lúa chưa thấy tốt, cho một ống thuốc bổ, vài ngày sau đă thấy lên xanh tươi lă lướt. Dân Đồng Di bắt đầu cất nhà ngói, chạy xe Honda rần rần.

Việt Kiều về thăm quê hương, nếu muốn th́ kư giấy thuê công an giỏi vơ có vũ trang làm cận vệ ngày đêm thiệt là an toàn, cho dù có về chơi chợ Diên Đại, thăm đập Thuận Trực, tham quan đầm Hà Trung vẫn không quan ngại mấy eng Việt Cọng răng đen mă tấu. Nhà nước c̣n có chương tŕnh đi chơi lăng, cho thuê long bào, ngồi trên ngai vàng chụp một tấm h́nh làm ông vua cỏ đúng điệu con cóc lác ngó thiệt đại ra chi phong kiến. Ngày xưa Tú Xương than phiền “Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe”. Bây chừ là cái chi chi?

Chuyện cũ trăm năm bây chừ nhắc lại. Trúng trật lấy chi làm bằng. Điều thiết yếu là địa danh vẫn c̣n, địa lư chưa đổi, t́nh người chẳng chút biến suy, thành thử cho dù tam sao thất bổn, lời cố lư nghe qua vẫn gợi chút t́nh xưa.

 

Thân-trọng Tuấn

California, tháng ba 97

(Viết mừng sinh nhật thứ 75 của Me )

 

 

 

art2all.net