TRẦN DZẠ LỮ

 

 

HỒI ỨC

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ CỦA TÔI

 

PHẦN 16 - Ở QUY NHƠN

 

 

CẶP ĐÔI BỬU CHÂU-KIM ĐỨC
 

Quen với cặp đôi Bửu Châu-Kim Đức tôi thật t́nh quư mến bởi hai người này sống thật t́nh, không màu mè…Họ viết bài cũng như tính cách ấy của họ.Điều kiến tôi xúc động là năm 2013, khi vợ tôi mất, hai em đă lăn lội từ Quy Nhơn vào thành phố SG để chia buồn và thắp cho vợ tôi một nén nhang.Chỉ thế mà tôi nhớ măi dù sống cách xa nhưng tôi cũng luôn nhắc ḿnh là khi có điều kiện về Quy Nhơn, trước nhất là phải t́m thăm cặp đôi này.T́nh cảm con người với nhau luôn là điều quư báu và luôn bền vững trước thời gian.Đức và Châu hiện đang điều hành một cơ sở in ấn ở Quy Nhơn.Tôi thật mừng v́ hai em đă làm cái công việc ḿnh yêu thích và đam mê.Cuộc đời này không dễ dàng được như thế.Khi vào đời, có lúc con người ta phải chấp nhận làm công việc ngoài ư muốn.Tuy bận rộn công việc nhưng Kim Đức luôn dành thời gian để viết.Tôi thích những bài viết chân t́nh và sâu sắc của cô cho bạn bè:


KIM ĐỨC
THÙY HẠNH-NGÀY VỀ QUI NHƠN
 

Thím Thùy Hạnh về Qui Nhơn giữa tiết trời giao mùa, nhưng khí hậu ngày càng biến đổi nên phố biển vẫn c̣n hanh hao cái nắng nóng của những ngày cuối hạ. Mới 7h30 sáng nghe điện thoại của Thím, tôi thật bất ngờ, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng và rất dễ thương mà ḿnh chưa kịp nhận ra là ai: “Thùy Hạnh đây, thím Lệnh đây, cháu có khỏe không?”. Tôi và Bửu Châu chạy ngay ra quán café Tuấn ở đầu đường Diên Hồng, chủ quán café này là em ruột của Thím.

Chiều hôm ấy, nhóm HX gặp mặt Thím tại quán bánh bèo “Bà Xê” ở khu sinh thái Bàu Sen. Gió chiều nay nhè nhẹ, thỉnh thoảng cơn gió nhẹ vờn tung mái tóc. Chị Quốc Tuyên chụp cho Thím và chúng tôi mấy pô h́nh quanh hồ để làm kỷ niệm. Chụp h́nh xong, Thím chọn hướng ngồi nh́n ra phía núi Bà Hỏa. Thím cứ trầm trồ: “Qui nhơn bây giờ đẹp hơn nhiều hả cháu? Hồi kia ḿnh nh́n thấy núi có vẻ như xa lắm, khó mà chạm tới, c̣n bây giờ núi như gần lại”. Rồi thím cười: ” Núi th́ ngàn năm vẫn đứng yên một chỗ, chỉ có mưa gió qua thời gian làm thay đổi dáng h́nh, nhưng thành phố phát triển và mở rộng nên dăy núi cứ như gần lại, mà sao thím thấy đẹp quá hả cháu? Qui nhơn bây giờ đổi thay nhiều lắm!”. Rồi Thím cứ nh́n hoài ra dăy núi Bà Hỏa, có lẽ trong ḷng Thím cũng dâng lên một nỗi nhớ về kư ức xa xăm. Chủ quán mang ra một mâm bánh bèo nóng hổi, chúng tôi vừa ăn vừa nhớ lại hương vị bánh bèo thời thơ ấu, chén bánh bèo ngày ấy vừa dày, vừa to, xoáy sâu ở giữa, đậm chất quê mùa, chân chất của người dân xứ Nẫu và được ăn bằng cái dao tre chứ không phải bằng muổng như bây giờ. Thím nói về Qui nhơn thèm ăn bánh bèo, bánh hỏi, bánh gói…toàn là những chất bột nên thím lên 1,9 kg, nay mai về Sài g̣n ăn kiêng trở lại. Chúng tôi nh́n qua nh́n lại, từng chồng chén bánh bèo chất cao ngất ngưởng, những tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên…. thỉnh thoảng có cơn gió thổi ngược như cùng với chúng tôi đang ngược ḍng về vùng trời yêu thương ngày cũ.


Mấy ngày sau Thím rủ chúng tôi đi Tây sơn lên thăm vợ chồng Thỏ Con (Thỏ Con gọi thím bằng mợ). Ngày hôm đó trời chuyển ḿnh, h́nh như có đợt áp thấp nhiệt đới, nhưng tôi vẫn cảm nhận trời đang chuyển mùa. Vẫn biết Qui nhơn không bao giờ có mùa thu, nhưng cứ đến tháng 7 âm lịch, tôi lại có cái cảm giác mùa thu khe khẽ về. Chiều nay trên chuyến xe đưa Thím, cô Tuyết Đào và nhóm nữ HX chúng tôi (Quốc Tuyên, Thu Thủy, Nguyễn Tiết, Anh Phương và tôi) lên Tây sơn. Nh́n ra bầu trời, những đám mây như sương khói đang trôi bồng bềnh, lơ lửng, mây đẹp quá nên phóng viên Quốc Tuyên bấm máy lia lịa. Màu xanh của bầu trời chưa kịp ḥa quyện với màu vàng của ánh nắng chiều th́ từng đám mây trắng xóa bỗng từ từ chuyển sang màu xám giăng kín một góc trời. Hôm đó trời nhiều mây và đẹp lắm! ngồi trong xe nh́n qua ô cửa kính, từng đám mây trắng, xám, có đám màu vàng nhạt, lúc chụm lại, lúc tan ra tạo thành những h́nh thù kỳ lạ, đẹp mắt. Tôi khèo tay chị Thu Thủy:” Chị Thủy nh́n ḱa, chị có thấy không, đám mây đằng kia trộn lẫn hai màu xám, trắng, trông giống như thác nước đang chảy qua những bậc thang cấp núi đá, hùng vĩ đến lạ lùng”.
Xe dừng lại trước quán café JinJin khoảng 4h30 chiều, trời bắt đầu sầm lại. Vợ chồng Thỏ Con vui mừng đón khách. Sau bữa tiệc nhẹ bánh hỏi, thịt heo quay, nem chua do nhà cô Tuyết Đào mang lên chiêu đăi, đặc biệt là bánh hỏi Phú Phong, Thỏ con mua ở ḷ nào mà ngon lắm. Ăn xong, chúng tôi quây quần uống nước, tráng miệng bằng món bánh nếp nhưn mè, đặc sản dân dă của quê hương Tây sơn. Lúc này ngoài trời mưa nặng hạt, anh Trần Viết Dũng mang cây ghi ta ra đệm cho Thu Thủy hát. Tiếng hát Thu Thủy làm cho không khí trở nên lắng đọng. Sau đó chúng tôi ngồi lắng nghe thím “T́nh tự mùa xuân”, giọng hát đầy cảm xúc của Thím bàng bạc một góc quán café JinJin, làm cho không gian trở nên trầm lắng, tôi mơ màng thả hồn ḿnh theo tiếng hát của thím:


“Em, lại đây với anh
Ngồi đây với anh
Trong cuộc đời này
Bên đàn chim hót ca
Này em có nghe
Mùa xuân đang mờ toang trong mắt người t́nh… mênh mang…”


Hồn tôi vẫn c̣n lăng đăng bởi ca từ và giai điệu trong bản nhạc “Tự t́nh mùa xuân” của Từ Công Phụng khi Thím đă dứt tiếng hát, chúng tôi vỗ tay, Thím đỡ lấy cây đàn ghi ta ôm sát vào người và mỉm cười hiền hậu. Tôi say sưa ngắm nh́n thím, có lẽ đó là khoảnh khắc mà thím thấy ḿnh thật hạnh phúc, thật b́nh yên khi được ngồi “t́nh tự” với bạn bè, với ngựi thân, với những trái tim biết rung cảm và h́nh như…. thím cũng đang t́nh tự với chính ḿnh.


Cũng tối hôm đó làm tôi nhớ hoài một câu chuyện t́nh thật đẹp và rất vui mà Thím kể cho chúng tôi nghe. Thím kể về một người đàn ông 52 tuổi, góa vợ yêu đắm đuối một phụ nữ 65 tuổi, hơn anh một giáp. Mặc dù anh ta được bạn bè và họ hàng giới thiệu cho hai người, một cô gái 30 tuổi chưa từng có chồng và một phụ nữ 45 tuổi. Cả hai người phụ nữ này đều thích anh và rất muốn làm vợ anh, nhưng anh chỉ yêu người phụ nữ 65 tuổi mà t́nh cờ anh gặp trong một đám giỗ. Tôi mắc cười nhất là Thím kể đến đoạn: ” trong đám giỗ, anh gắp một miếng thịt bỏ vào chén cô ta, cô ta đă đưa vào miệng nhưng rồi lại kín đáo nhả bỏ ra ngoài, anh nh́n cô và hỏi: Cứng hả em?. Anh nói bằng giọng âu yếm, quan tâm nhiều đến cô làm những người họ hàng ngồi trong bàn ăn tỏ ra tức giận anh và ghét cô ta. Một người cô họ sau này kể lại bằng một giọng tức giận: “Tao tức nó quá! lúc đó sao tao muốn rút cái cây củi đang cháy trong bếp bổ vào đầu nó quá”. Thím Thùy Hạnh kể chuyện rất có duyên, giọng nói mềm mại, chậm răi, kể chuyện mạch lạc, pha một chút dí dỏm, tươi vui. Tôi để ư trong từng câu chuyện Thím kể, bao giờ cũng bộc lộ nhân sinh quan của ḿnh hoặc một thông điệp nào đó mà Thím muốn gởi đến người nghe.


Gần 8 giờ tối, chia tay vợ chồng Thỏ con về lại Qui nhơn, ngồi trên xe chúng tôi nhắc lại câu chuyện Thím vừa kể, bỗng cô Tuyết Đào lên tiếng: “Sao mà tui thấy nôn nao quá chừng, c̣n tới hai năm nữa …….” . Cả nhóm chúng tôi cười thật to, thật hồn nhiên như quên hết những muộn phiền trong cuộc đời này.


Thím lại hẹn chúng tôi hôm sau gặp nhau tại nhà hàng cổ Anh Nhật Gia Viên lần nữa để tạm biệt. Thím cũng vẫn thích những món ăn dân dă như bánh xèo, bánh bèo, bánh gói…. nhưng mọi thứ bây giờ đă khác, chỉ c̣n là chút hương vị ngày xưa để mà hoài niệm. Tối hôm đó ngồi bên nhau vui lắm! chúng tôi cùng nhặt nhạnh những kỷ niệm đẹp từ trong kư ức để kể cho nhau nghe, hoài niệm về những món ăn và tṛ chơi gắn chặt với kư ức tuổi thơ, nhớ về một thời hoa mộng với những nhớ nhung, đợi chờ của lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, kể cho nhau nghe về một cuộc t́nh dẫu cho đến bây giờ có người trọn vẹn, cùng nắm tay nhau đi đến cuối đường đời hay có người đă nửa đường tan vỡ, nhắc về những kỷ niệm c̣n lưu giữ trong kư ức đời ḿnh để rồi tất cả chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi c̣n được ngồi lại gần bên nhau để chia sẻ, để cười vui như thế này. Thím c̣n kể thêm câu chuyện về một anh chàng hiền lành, đẹp trai nhưng không làm rung động được trái tim cô gái mà anh rất yêu. Thím nói có nhiều mẫu người đàn ông đẹp, hiền lành nhưng ở họ không có ǵ để cuốn hút phụ nữ, rồi thím ví dụ như củ khoai lang, ăn th́ rất ngon nhưng không ăn được nhiều v́ nó cứ ngan ngán làm sao ấy, có lẽ thím muốn nói đến sự diệu kỳ của t́nh yêu và chữ hai duyên nợ của một kiếp người.


Tiếng cười vang lên rộn rả như gắn kết t́nh cảm chúng tôi hơn và thím tạm biệt chúng tôi, tạm biệt Qui nhơn thân yêu với đầy ắp kỷ niệm buồn vui để vô lại Sài g̣n.


Cám ơn Thím Thùy Hạnh đă cho Kim Đức và bạn bè nhóm HX những ngày thật hạnh phúc, thật vui vẻ.
Yêu thương này măi măi Thím nhé, v́:


“Đi hoài chẳng đến th́ thôi
Trở về bến cũ ta ngồi xem trăng
T́m hoài rồi cũng mù tăm
Thà như mây trắng lặng câm muôn đời
Mai xưa hạt bụi bên trời
Về trong vô định gọi lời đồng thanh “


(Thơ Biển t́nh – Lê Công Dzũng)



Ngoài bài viết này, cô c̣n nhiều bài nhận định sâu sắc về các tác giả. Đặc biệt tôi yêu thích bài viết của Kim Đức về tác phẩm Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa của nhà văn Trương Văn Dân.


Với sự say mê văn chương vô bờ bến …Tôi hy vọng cặp đôi Kim Đức-Bửu Châu sẽ c̣n tiếp tục con đường đă chọn bền bỉ và thủy chung.

 


NGÔ THANH VÂN, CÔ EM GÁI DỄ THƯƠNG
 

Quen biết em gái Ngô Thanh Vân trên trang web NTHQN. Qua giao tiếp và cmt các bài viết tôi thấy NTV hết sức dễ thương. Học Nữ Trung Học Quy Nhơn rồi về Biên Ḥa sinh sống và dạy học. Dù bận rộn với công việc làm vợ, làm mẹ của một gia đ́nh rất hạnh phúc, em vẫn dành thời gian cho kỷ niệm bạn bè và sáng tác. Người em thân cận nhất có lẽ là Nguyễn Diệu Tâm. Tuy sống cách xa nhưng tôi, em và Tâm cũng có vài lần ngồi cà phê với nhau để nói về chuyện đời. Chuyện văn nghệ. Có lần thấy tôi đăng bài thơ VÁ rất tâm trạng. Vân đă làm một bài thơ cảm như là sự chia sẻ chân t́nh của một cô em gái với ông anh làm thơ của ḿnh. Bài thơ của Ngô Thanh Vân đăng trên trang web Nữ Trung Học Quy Nhơn có tên là:


NGÔ THANH VÂN
MAI MỐI

Thương anh cặm cụi vá hoài
Xỏ bao nhiêu chỉ cho dài đường kim
Vá ngày thôi, vá chi đêm
Vá mưa vá nắng c̣n thêm vá t́nh?
Thương anh vá măi đời ḿnh'
Khuya chong đèn, lại vá h́nh bóng ai

Xóm em có cô thợ may
Giỏi giang chăm chỉ, tính hay thương người
Khách đến chỉ toàn nữ thôi
Măi lo làm đẹp cho đời, lỡ duyên!
Hay em làm mai cho anh
Nhờ cô vá giúp cho lành...tả tơi?

Ngô Thanh Vân
(cảm tác bài thơ VÁ của Trần Dzạ Lữ )

 

Và bài thơ khác:


Ngô Thanh Vân
TRỞ LẠI HUẾ

Đâu rồi nón lá ngày xưa
Em về nghiêng giữa phố trưa tan trường
Đâu rồi sợi nhớ sợi thương
Xôn xao gọi nắng bên đường...xôn xao?

Trở lại t́m trong chiêm bao
Đường quen đây, dấu chân nào em xưa?

Ngô Thanh Vân
 

Thêm một đoản văn:


BÀI THƠ CŨ

Ngày Nhà Giáo Việt Nam năm nay rơi vào chủ nhật nên trường tôi tổ chức lễ trước một ngày. Một buổi sáng đầy hoa cùng những lời chúc của học tṛ và đồng nghiệp. Ba mươi tuổi nghề, ba mươi lần đón nhận ngày "lễ của thầy cô" ( trước năm 1982 là ngày Quốc tế Hiến Chương các nhà giáo). Những bó hoa hồng tươi đỏ trên tay gợi nhớ lại cũng dịp này, khi tôi c̣n học năm cuối sư phạm và một bài thơ đă cũ đến hơn ba mươi năm.

Ngôi trường sư phạm của tôi nằm bên bờ Sông Hương thơ mộng, cách một đoạn ngắn là cầu Tràng Tiền bắt nhịp qua sông. Nhà tôi trọ học ở đường Bà Triệu, phía trước có vườn hoa trồng những khóm hồng. Nhà vắng người nên khoảng hiên rộng bên những khóm hoa là nơi tôi thường ngồi học bài, mơ mộng, nhớ nhà hay vẩn vơ nghĩ về ai đó...

Hồi ấy, đất nước c̣n rất khó khăn nên ngày 20/11 khá im ắng so với bây giờ. Không một bạn nào trong lớp biết tôi đă chuẩn bị một món quà tặng thầy hướng dẫn, thầy Đỗ Trinh Huệ. Đó là bài thơ tôi chép nắn nót vào nhật kư nộp cho thầy vài hôm trước, để thầy sẽ đọc được đúng vào ngày này ( bắt đầu từ năm học thứ 2 chúng tôi đă "bị" viết nhật kư nộp lại mỗi tuần, như hồi lớp 8 với cô Mỹ Linh, bằng ngoại ngữ chúng tôi đang học). Bài thơ không có tựa, ngót nghét đầy 1 trang giấy:

Đóa hoa trong vườn sáng nay chưa nở kịp
Nhưng đă hé nụ hồng và một chút hương
Tờ lịch trên tường sáng nay ghi ngày 20/11
Ngày của học đường: Quốc tế Hiến chương...

Tôi chợt nhớ ḿnh chỉ c̣n một năm này nữa
C̣n được làm học tṛ ngước mắt nh́n lên
Để vẫn thấy như những ngày trung học
Những khoảng trời trên tấm bảng đen

Và ở đó từng ngày tôi đă lớn
Có những bàn tay cầm phấn giữ tin yêu
Và ở đó một ngày tôi sẽ đứng
Một chỗ hiền ḥa khiêm tốn biết bao nhiêu

Cảm ơn Thầy mang óc tim vun bón
Cho khu vườn vươn rậm nhánh tư duy
Mơ một ngày quê hương vụt lớn
Rực nắng thanh b́nh trên ngơ rộng tương lai

Tôi muốn mang mùi hương trong tập vở
Gởi tặng thầy giờ lên lớp sáng nay
Như một chút ḷng đơn sơ nho nhỏ
Mà trên đường ngại gió sớm cuốn bay


Đóa hoa trong vườn sáng nay chưa nở kịp. Nhưng đă có trong tôi những cảm xúc chân thành

Kính tặng Thầy

Tôi đă nhận được một lời "phê" đỏ chói bên lề bài thơ: Grand merci!

Mấy chục năm rồi, có thể thầy đă quên đứa học tṛ cũ nhưng chắc thầy không quên đă nhận một món quà như thế.

Ra trường, tôi được phân công về Đồng Nai. Dù có nhiều điều không thuận lợi, tôi cũng đă trụ được với nghề cho đến ngày ...sắp về hưu. Bạn bè tôi cùng vào nam thuở ấy, rất nhiều người đă không c̣n "gơ đầu trẻ" từ lâu. Thỉnh thoảng kư ức tôi cũng "tua" lại h́nh ảnh ngôi trường bên bờ sông Hương, khoảng sân có những khóm hồng và một bài thơ rất cũ.

Ngô Thanh Vân
20/11/2011

 

Cô giáo Ngô Thanh Vân có hai nơi để sống. Để đi về. Đó là SàiG̣n và Biên Ḥa. Lúc chộn rộn bạn bè th́ SG. Lúc an nhiên tự tại th́ BH, đúng không ?



RẤT HUẾ. MỘT CÁI TÊN RẤT ẤN TƯỢNG

Biết Rất Huế khi vào một trang mạng của NTH.QN. Đọc những cmt của cô cho thơ tôi thật sâu sắc và cảm động v́ trước nhất là t́nh đồng hương. Sau đó là cảm v́ h́nh như cô luôn ở trong lối đi, đường về của hành tŕnh thơ ḿnh. Tôi chỉ biết đó là một người yêu thơ. Là cô giáo ở một vùng xa xôi của thị trấn miền Đông. Viết văn hay, nhất là mô tả và tự sự những tháng năm đă trải nghiệm xuân th́. Cũng biết cô thích phiêu vào Một Khoảng Trời Riêng cho tâm hồn ḿnh bay bổng…lúc gặm nhấm nỗi buồn của chính ḿnh với rừng xanh, núi thẳm…Một thời gian quen biết trên mạng ảo tôi và Rất Huế gặp nhau ở một quán cà phê. Trước đó cô cmt cho tôi là yêu quá bài thơ Răng Rứa.


RĂNG RỨA?
by Trần Dzạ Lữ

O đi thẳng -c̣-o-ngón
Không về thăm lại quê xưa
Để tui ...cổ dài trông ngóng
Nhớ hoài nhớ măi chưa bưa?

O thương hay O giả vờ
Cho ḷng người ni dậy sóng
Đêm đêm thức trắng làm thơ
Gửi trao một người trong mộng!

Huế miền chừ đang mở rộng
Mà răng chưa rộng t́nh O?
Đi chi xa lắc rứa nờ
Mười năm tui ngồi lẻ bóng...

O đi thẳng-c̣-o-ngón
Tui tát gần hết nước sông
Tui đốt trăm ngàn điếu thuốc
Răng O vẫn lạnh như đồng?

Huế miền chừ đang vào xuân
Răng tui cứ măi mùa đông?
Bên tê thẳng-c̣-o-ngón
Bên ni cứ như trời trồng!

O ơi ! O có về không
Tui như con ngựa bất kham
Chạy qua cánh đồng bất tận
Có O là gặp mùa xuân...

Trần Dzạ Lữ


Sau lần gặp đó th́ tôi và cô không c̣n liên lạc nữa v́ Sông trôi đời Sông. Suối chảy đời Suối. Khi chia tay Rất Huế nói với tôi: Em chỉ cần một khoảng trời riêng để lâu lâu trồi lên đó hít thở cho an tịnh tâm hồn. Cũng lần gặp gỡ đó tôi đă viết :
 

Một Khoảng Trời Riêng
Trần Dzạ Lữ


Lần giở trang đời, đôi khi một sát-na nào đó ḿnh lại mặc khải, thị hiện những t́nh yêu thương vô bờ, những nhớ nhung vô tận và những gửi trao, tận hiến rất t́nh cờ trong đau đáu đắm say. Long và nàng đă là như thế. E-mail của nàng viết: Không thể giải thích được điều kỳ lạ ni anh, trong trăm ngàn tên người trên một website em lại Enter ngay tên và bài thơ anh viết. Dán mắt vào đọc rồi đăm đắm khôn nguôi về bài thơ. Tên anh th́ em đă biết. Nhưng con người th́ mịt mùng sương khói biết nơi mô? Em biết làm răng liên lạc với anh đây ń? Em mail cho cô bạn thân nhờ kiếm t́m anh v́ cô thường trực trên trang web nọ. Bạn ấy hứa sẽ t́m mail của anh. Em đợi chờ, bồn chồn, thấp thỏm... Mấy ngày sau bạn ấy bảo khó t́m quá. Thế là em cơ hồ thất vọng. Nhưng lại mấy ngày sau nữa bạn gửi tin nhắn là có mail của anh ấy rồi.Thế là em mừng...hết lớn ! Nhận mail bạn gửi, em liền thư điện cho anh. Em t́m anh...

Đọc mail của người ở Thị Trấn Miền Đông thật t́nh Long sửng sốt, bàng hoàng. Ừ, một gă lăng du muộn phiền như Long mà cũng có người t́m sao ? Chắc là Định Mệnh đưa đường dẫn lối chi đây! Những E-mail liền kề sau đó nàng nói: Em cần có một khoảng trời riêng... Long cũng vậy.Long cũng cần có một khoảng trời riêng... để hít thở và sống. Sống chứ không thể tồn tại mà không được sống. Nàng kể về thời gian trôi giạt của ḿnh từ Huế vào Quy Nhơn rồi trôi, trôi như lục b́nh trôi qua một huyện kinh tế mới của Thị Trấn Miền Đông. Năm ấy mới 17 tuổi, tóc dài áo trắng nửa chừng cấp 3 lại phải lưng lửng đi đến huyện X xa xôi. Một câu hỏi thật lớn trước mắt: Như ri th́ sẽ ra răng hè.
 

Đầu tiên là lao động, cuốc cày...Nhưng cuối cùng nàng vẫn níu được thiên đường tuổi thơ khi trở thành cô giáo dạy văn: Đó niềm mơ ước lớn nhất đời em. Để được như thế nàng phải tự vượt lên chính ḿnh giữa bao gian khổ trùng vây. Rồi nàng hỏi Long: Làm răng anh đi xuyên qua được tầng tầng khổ đau như rứa? E-mail Long viết cho nàng: Th́ anh cũng như em thôi, phải tự vượt lên chính ḿnh qua lắm bến bờ chông gai tưởng chừng như không thể vượt qua được. Nàng Kiều của cụ Nguyễn Du chỉ 15 năm lưu lạc, c̣n anh số thời gian lưu lạc đă nhân đôi. Thời gian ấy, có khi ḿnh chính là khách lạ của ḿnh và chẳng bao giờ dám cầm chiếc gương soi... Bây chừ đất khách gặp nhau ḿnh phải tạ ơn Trời em hí!

Những e-mail, tin nhắn đại loại như vậy cứ nối tiếp đi về giữa hai đầu thương nhớ. Long cứ ngỡ sự quen biết dấu ái này có từ trong tiền kiếp đi ra kiếp này và đôi đời đă quấn quưt như loài sam biển, như t́nh rắn trên non, như nghĩa ḱnh ngư chốn biển khơi nồng nàn say đắm, không một phút giây nào buông rời nhau. Một E-mail nàng đă thú nhận: Anh ơi, trong rất nhiều bài thơ anh gửi tặng, có một câu thôi đă làm xiêu đổ trái tim em... Anh biết câu ǵ không ? Để anh 60 phút trả lời em đó hí! Trong tích tắc Long đă trả lời không do dự: Không bao giờ anh đánh cắp hạnh phúc của em đâu... Nàng ngạc nhiên: Răng mà anh thông minh dữ rứa hè ? Em thương đứt ruột v́ câu nớ, rất độ lượng, bao dung... Chính điều này khiến em yêu anh nhiều hơn.
 

Điều kỳ diệu của trái tim như bài thơ anh viết th́ không thể giải thích nổi. Nàng lại nói với Long: Em nghe người ta nói đàn ông yêu bằng mắt. C̣n anh th́ răng ? -Yêu bằng tim! – Thiệt không rứa? –Thiệt mà: Suốt đời anh là gă t́nh si. Đem trái tim tặng cho người nhan sắc... Nàng nói: -Nhưng mà em mô có nhan sắc anh nờ ? - Nhưng em có thứ nhan-sắc-tâm-hồn là đủ làm anh nghiêng ngửa ... Nàng lại vặn hỏi: - Thiệt không rứa anh ? –Anh nhắc
lại một lần nữa em ń: Anh yêu bằng trái tim. -Vậy là em yên tâm. Anh có biết là em đă bơi trong thơ anh để qua biển t́nh yêu không ? –Anh hiểu điều này..

Thời buồi này, người ta quen biết nhau trên mạng chỉ cần 3 ngày là họ khám phá nhau ngay. Vậy mà Long với nàng lại khác. E-mail đến 3 tháng trời mới hẹn ḥ nhau ở một quán café vùng ngọai ô thành phố. Trước ngày hẹn Long nôn nao, thấp thỏm suốt đêm không tài nào chợp mắt. Long h́nh dung, mường tượng nàng sẽ như sương khói bay về. Như liêu trai chợt đến với lời dạ, thưa rất đỗi đáng yêu của một người con gái Huế nền nếp, đoan trang...
 

Điểm hẹn là quán 75.

Mười giờ sáng nàng đến và Long th́ đă chờ trước đó ba mươi phút.
- Anh chờ em lâu không hí ?
- Cũng vừa ba mươi phút. Răng không đi xe buưt mà lại đi xe ôm em hè?
- Em rất nôn nóng gặp anh nên đi xe ôm cho mau.
- Tội hí !


Long đưa nàng vào quán. Đây là quán café nằm khuất sau con hẽm nhỏ. Nơi lư tưởng cho những cặp t́nh nhân hẹn ḥ bởi không khí thật dễ chịu, vắng lặng. Nhạc th́ văng vẳng những điệu buồn của Chopin...


Sau những đổi trao cần thiết về nhau là khoảng lặng tưởng như nghe hết nhịp đập của đôi tim rất ân cần, tha thiết...

Bất chợt nàng nói:
- Anh ngâm thơ cho em nghe đi. Bài chi mà anh th́ thầm với ai đó lúc nửa khuya tề ! Bài thơ buồn quá.
- Ừ anh ngâm đây ń.
Long ngâm cho nàng nghe bài thơ Bài thơ viết lúc nửa đêm.
- Ui chao buồn và rất tâm trạng anh hí. Người yêu cũ đi lấy chồng hả.?
- Không đi lấy chồng mà sang ngang !
- Anh này...
Long nói:
- Anh hôn em hí !
Không đợi nàng trả lời Long đă hôn lên tóc, mắt nàng.
- Khiếp! Răng anh liều rứa?
- Nung nấu t́nh 3 tháng chỉ được một một nụ hôn mà liều chi hè?
- Ghét !

Buổi sáng rồi cũng chóng vánh qua đi. Buổi hẹn ḥ cũng lụi tàn rồi. Nhưng những đốm lửa yêu thương vẫn cứ âm ỉ cháy trong vùng sâu thẳm nhất của tâm hồn. Nơi chỗ hai người vừa trang trải t́nh yêu cho nhau như c̣n phảng phất mùi thơm của hương hoa dấu ái. Nàng trở lại Thị Trấn Miền Đông với bổn phận và những công việc đời thường của một cô giáo. C̣n Long cũng trở về nơi chốn cũ: Công việc làm người đốt thời gian...

Buổi sáng bay đi rồi như những cơn mưa phùn.. nhưng ghi đậm dấu son của kỷ niệm đẹp trong đời. Ngày mai, dù cuộc sống có quay cuồng theo chiều hướng nào đi chăng nữa Long và nàng cũng cần có một khỏang trời riêng để hít thở và mơ mộng... thiên đường ! Bất chợt nhớ đến một câu của nhạc sĩ tài hoa TCS: ...ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau... Cần. Rất cần có nhau phải không người yêu thương ?

Trần Dzạ Lữ
( Tháng 4 năm 2011 )

 

Bây giờ ngồi nhớ lại, chính tôi cũng không hiểu tôi sao mà có thể viết được những câu chữ dễ thương như rứa. Nếu bảo tôi viết lại tôi cũng không thế tiếp tục cái khoảnh khắc đẹp nao ḷng như thế. Và bây giờ tôi chỉ có thể t́m đọc lại truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn- bạn tôi đă qua đời: H̀NH NHƯ LÀ T̀NH YÊU…
 

Dù cuộc sống có ra sao. Đường đời có thế nào tôi cũng luôn cầu mong cho Rất Huế luôn b́nh an và hạnh phúc.

Trần Dzạ Lữ
 

 


H́nh 1: Vợ chồng Kim Đức-Bửu Châu

 


H́nh 2: Tác giả và cô em gái Ngô Thanh Vân, Nguyễn Diệu Tâm


 

Xem tiếp Phần 17


 

 

trang Trần Dzạ Lữ

 

art2all.net