TRẦN DZẠ LỮ

 

 

HỒI ỨC

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ CỦA TÔI

 

PHẦN 33


NGUYỄN MIÊN THẢO,

NHÀ THƠ MỘT ĐỜI LAO ĐAO...
 

            Nhắc đến Nguyễn Miên Thảo là nhắc đến nhóm Cuồng Biển ở Huế từ thập niên 60.Nhóm này gồm có hai tay chủ biên là Từ Hoài Tấn, Nguyễn Miên Thảo. Cùng lúc là một tập san chép tay có tên Mây Ngàn của tôi. Bằng đam mê và chăm chút sau vài năm, tất cả đă lớn dậy để bước vào các tạp chí văn học một cách đường hoàng ở SG thời ấy mà thư kư ṭa soạn Văn gọi là những người viết trẻ. Lúc đó Nguyễn Miên Thảo có bút hiệu rất con gái là Hà Thị Thao. Thơ của HTT chỉ xuất hiện trên bns Văn đâu chừng 5,7 bài ǵ đó nhưng đă gây tiếng vang bởi những ḍng lục bát đẹp với ngôn ngữ rất mới lạ. Để rồi sau đó HTT đă bị Nguyễn Miên Thảo khai tử, chỉ c̣n bút hiệu này với thơ và những bài viết cuốn hút bạn đọc trên các báo và tạp chí. Thời ấy, Huế có những cây bút khiến SG đặc biệt quan tâm như Ngụy Ngữ, Hồ Minh Dũng, Lê Bá Lăng, Trần Doăn Nho, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo, Từ Hoài Tấn, Tần Hoài Dạ Vũ, Thái Ngọc San, Viêm Tịnh, Kiều Trung Phương, Vơ Quê, tôi... Một lực lượng đông đảo nhưng mỗi người viết có phong cách của riêng ḿnh, không bị đồng phục văn chương và điểm rất đáng yêu là anh em quư mến, thúc đẩy nhau đi về phía trước, chẳng ganh ghét, tị hiềm. Tinh thần văn nghệ là trên hết nên rất tôn trọng quan điểm, chính kiến của nhau, không phân biệt “bên ni hay bên tê” mà chỉ thích thú đọc bài của nhau trên trang văn học vừa mới “ra ḷ” c̣n mùi thơm của giấy mực. Nói thế, nhưng sự đời có ǵ là măi măi? Sau năm 68, thân phận mỗi người trôi theo một hướng như định mệnh đă an bài... Tôi bỏ Huế mà đi. Nguyễn Miên Thảo cũng trôi giạt vào miền Nam. Khi th́ Nha Trang, khi SG, lúc B́nh Dương. Bạn lăn lóc kiếm sống bằng ng̣i bút của ḿnh. Anh biên tập báo Sóng Thần, Tŕnh Bày, Làm Dân. Thời ấy làm ǵ dễ dàng điện thoại hay lên mạng như bây giờ. Biết tin của nhau qua báo chí mà thôi.
 

Một đêm của năm 1973, không hẹn mà gặp nhau ở thành phố biển Nha Trang. Tôi và Nguyễn Miên Thảo vui đến ngỡ ngàng bên ly bia của một quán cóc. Tôi nói tôi đang trên đường vào trường bộ binh Thủ Đức. C̣n bạn? Ḿnh kiếm đường vào bưng, Thảo nói. Hơi ngạc nhiên một chút nhưng rồi tôi hiểu câu sau cùng của Thảo: “Ḿnh đi bưng v́ mê bài thơ của thi sĩ Chế Lan Viên”... Không ai có thể ngủ yên trong đời chật. Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng. Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt. Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm. Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt. Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng....Th́ ra vậy! Sau đó chúng tôi chia tay nhau bằng câu chúc b́nh an.


Sau 9 tháng quân trường, tôi được điều động về Kiến Ḥa( Bến Tre) vùng đất cứ nghĩ đi là không có ngày về. Thế mà tôi vẫn sống cho đến ngày đổi đời 30.4.75. C̣n Nguyễn Miên Thảo tôi không biết thế nào? Sống chết ra sao...


Thật bất ngờ, vào một ngày của tháng 5.75 tôi lơ ngơ đến trường Đại Học Vạn Hạnh tính tŕnh diện th́ thấy Nguyễn Miên Thảo mặc bộ đồ đen ngồi ch́nh ́nh trước cổng trường. Chúng tôi nhận ra nhau và mừng đến ứa nước mắt. Thảo hỏi tôi” Ra trường bạn về đâu? “Bến Tre” “ Ḿnh cũng ở Bến Tre” “ Vậy mà không gặp nhau nhỉ?” Trời đất run rủi !. Nếu bắn nhau th́ sao? Tôi và Thảo kể cho nhau nghe những năm tháng đi qua chiến tranh. Bây giờ c̣n sống là Ok rồi. Sau lần gặp đó, tôi đi tŕnh diện học tập tại quận 2 SG. Thảo về lại Bến Tre làm việc trong ngành văn hóa. Với tâm thế của một người ”lăng- mạn- cách mạng” như Thảo tôi nghĩ chắc khó làm việc dài lâu. H́nh như mười mấy, hai mươi năm sau th́ Thảo cũng về SG. Vợ chồng Thảo lại bắt đầu kiếm sống bằng nhiều nghề. Thời gian đi qua đời người thật chóng vánh. Bệnh hoạn lại ập đến cuộc đời nhà thơ gốc Mỹ Lợi, Huế này. Năm 2008, tôi về Huế ra mắt con gái rượu vu quy tại nhà hương hỏa ở Ngọc Anh. Bạn bè tụ lại chúc mừng hạnh phúc cho cháu có chị Lê Bá Lăng, Viêm Tịnh, Ngàn Thương, Nguyễn Miên Thảo... Sau buổi tiệc, Nguyễn Miên Thảo lên Huế th́ phải vào bệnh viện v́ bệnh tim rất nguy kịch. Mấy ngày sau Thảo bị Tử Thần từ chối. Thế là anh tiếp tục sống để cùng lăng đăng với bạn bè. Mỗi năm Thảo cố gắng về thăm quê Mỹ Lợi hoặc ở căn nhà của Viêm Tịnh ở Hàng Bè. Lúc này không viết báo, Thảo lại làm thơ. Và cũng nhờ sự quan tâm của anh em bè bạn Nguyễn Miên Thảo đă tŕnh làng được tập thơ: NGUYỄN MIÊN THẢO-THƠ T̀NH. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, năm 2013.


Từ năm 2014, ngoài bệnh tim anh c̣n bị bệnh Gút hành hạ. Năm nào cũng vào bệnh viện như đi chợ. Chị Thảo phải chăm sóc chồng thường xuyên nên cuộc sống càng khó khăn hơn. Đă gần hết đời người mà Nguyễn Miên Thảo chưa có được một căn nhà riêng ở SG (dù nơi quê vợ, hai người có nhà hẳn hoi) mà phải lên tp ở nhà thuê cho tiện việc chữa bịnh. Tiền nhà th́ ngày một tăng. Rồi đây anh chị và mấy cháu có vượt qua được băo giông cuộc đời?. Đó là một hỏi khó có câu trả lời. Tôi thật xa xót. Số phận của những nhà thơ phải bơi qua khổ ải măi thế sao? Chữ tài liền với chữ tai như lời thơ tiên tri của thi hào Nguyễn Du?


Măi lan man về một nhà thơ lao đao một đời. Có lẽ nên để bạn đọc, đọc tiểu sử và thơ Nguyễn Miên Thảo:


 

Tiểu sử:
 

Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo sinh ngày 19 tháng 08 năm 1946, quê Phú Vang (Thừa Thiên - Huế), hiện sống ở TP.HCM. Ông từng có thơ trên tập san Tŕnh bày và các báo tranh đấu của sinh viên - học sinh miền Nam chống Mỹ trước 1975 và được đánh giá là “một cây bút thơ cứng cáp trong phong trào đấu tranh đô thị từ Huế đến Sài G̣n”.

Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo là tác giả, đồng tác giả của những tác phẩm như: tập thơ ”Hăy Thức Dậy Cùng Ta Thầm Lặng Đêm Nay” (Thơ, NXB Nội Dung,1966), “Những Ḍng Sông Đêm” (Thơ in chung, NXB Thuận Hóa, 2007), Tuyển tập 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời (ba tập), đồng chủ biên với Cao Huy Khanh, Viêm Tịnh (NXB Thuận Hóa, NXB Hội Nhà Văn, 2008 – 2012).( tạp chí Sông Hương )

THƠ NGUYỄN MIÊN THẢO:


TUỔI MỘNG

Buổi sáng em ngồi rất khỏa thân
Tay buông ngọn tóc xuống vai trần
Anh ôm thân thể em ngà ngọc
Một phút quên ngoài kia chiến tranh

Anh bắn em bằng súng cá nhân
Bắn xuyên tim nên em từ trần
Bởi muôn kiếp trước anh là cỏ
Đă ngủ sâu trong tháp mộ thần

Em sẽ biến thành con suối tiên
Chờ anh về nhập mộng trần gian
Súng kia sẽ biến thành đũa ngọc
Gơ xuống tim em một giọt vàng
( 1966)



TIẾNG MẠ

Nghe em tiếng nói xanh xao
Tự dưng anh nhớ cồn cào sông Hương
Rứa răng ngọt lịm như đường
Từ trong giọng nói t́m phương anh về



NỢ EM, ANH BIẾT ĐỀN BỒI SAO ĐÂY

Nợ em chỉ một tiếng cười
Ngh́n năm sau biết đền bồi sao đây?
Khi bàn tay nắm bàn tay
Th́ ra trời đất đổi thay bao giờ
T́nh yêu là chuyện bất ngờ
Ví như một sáng t́nh cờ yêu em



THƯ GỬI VỢ TỪ HUẾ

Có phải em bây giờ buồn lắm
Nhớ anh như nhớ kẻ bạc t́nh
Em đâu biết anh vừa xa cách
Nhớ thương em đến xót xa ḷng

Đêm đầu về Huế không ngủ được
Anh nhớ em như nhớ t́nh nhân
Nửa đời chăn gối tṛn hương lửa
Em măi là em của mặn nồng

Anh trót sinh ra làm lăng tử
Đa t́nh mà không biết điêu ngoa
T́nh yêu, ừ nhỉ, là chi nhỉ
Thật tuyệt vời yêu một bông hoa

Anh dặn ḷng ḿnh không bội bạc
Một sợi tóc buồn giữa nắng thu
Phút giây lại nhớ em da diết
T́nh yêu em giờ lại xa mù

Có xa cách mới biết ḷng nhung nhớ
Anh nhớ em như nhớ t́nh nhân
Anh vẫn mong mai ngày trở lại
Ṿng tay em ấm áp đến vô cùng



TỰ BẠCH

Năm anh ba mươi tuổi
Ngỡ ḿnh đi đúng đường
Giờ sắp tuổi lai hi
Mới biết ḿnh lạc lối

Mười hai năm làm quan
Ḷng luôn sao bức bối
Mười tám năm làm dân
Mới biết ḿnh có tội

Mười tám năm làm thinh
Mười tám năm không nói
Em tặng một ngày xuân
Cuộc đời anh phơi phới

Chỉ cần nụ cười em
Cuộc đời anh đă khác
Chỉ cần được yêu em
Anh không c̣n đi lạc.

Chấm dứt bài viết, tôi vẫn thích bài thơ Tự Bạch của Nguyễn Miên Thảo hơn cả bởi có ǵ đó xon xót trong ḷng...

Trần Dzạ Lữ

H́nh 1: Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo

 


 

H́nh 2: Tập thơ Nguyễn Miên Thảo-Thơ T́nh

 



 

Xem tiếp Phần 34


 

 

trang Trần Dzạ Lữ

 

art2all.net