BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA

Trương Văn Dân

 

BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA:

CUỐN TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA TRƯƠNG VĂN DÂN
Dương Kim Thoa

Posted by timtrongkhobau under [ Bài viết của tôi ]
Đây là toàn văn bài giới thiệu trong chương tŕnh văn nghệ của Đài tiếng nói Việt Nam phát thanh ngày 20/10/2012
(http://www.youtube.com/watch?v=KQ2TZafhn2A&feature=youtu.be)

Các bạn đang nghe chương tŕnh phát thanh văn nghệ của Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Thưa các bạn là cây bút không chuyên và đă từng sinh sống ở nước ngoài hơn 40 năm nhưng với t́nh yệu văn chương và yêu tiếng Việt vô bờ bến những năm gần đây tác giả Trương Văn Dân thường xuyên cho ra mắt bạn đọc những cuốn sách anh viết bằng chính sự trải nghiệm của bản thân sau bao năm bôn ba đất khách quê người. Đó là tập truyện ngắn Hành trang ngày trở lại được in năm 2007, tập truyện dịch Những ngày đánh mất in năm 2009 và mới đây nhất Trương Văn Dân đă cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết đầu tay với tựa đề Bàn tay nhỏ dưới mưa. Cuốn sách là một tác phẩm pha giữa tiểu thuyết và tiểu luận, trữ t́nh văn xuôi và kí sự báo chí , tuy nhiên làn ranh giữa những thể loại ấy dường như đă bị xóa nḥa như một chiếc cầu trong mưa trong một bức tranh ấn tượng.

Chuyên mục giới thiệu sách kỳ này của Đài tiếng nói Việt Nam xin gửi tới các bạn đôi điều cảm nhận của biên tập viên Dương Kim Thoa về cuốn sách “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của tác giả Trương Văn Dân.

Mời các bạn cùng theo dơi:


          Có 2 tuyến nội dung chạy dọc cuốn tiểu thuyết này, và có thể, tùy theo cái tạng của từng độc giả, tuyến nào sẽ có tác động mạnh mẽ hơn tới tâm trí họ. Tuyến thứ nhất, những lo lắng, ám ảnh về sự bất an của nhân loại trước hàng loạt những nguy cơ đă thấy và sẽ thấy trước cơn lốc hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Tuyến thứ hai, câu chuyện t́nh vô cùng lăng mạn của Gấm và anh nhà báo.

Theo cảm nhận của cá nhân độc giả là tôi, có lẽ, người viết c̣n thiếu chút ǵ đó để tạo sự nhuần nhuyễn giữa hai vỉa mạch nội dung này. Nó khiến người đọc phải phân thân, phải tự tách bạch lư trí và t́nh cảm khi trải nghiệm từng trang sách. Những trang cuối của tiểu thuyết, khi người viết tập trung tinh thần và trí lực vào việc miêu tả cảm xúc và cái chết của cô Gấm, khi anh dường như quên đi mất cái mạch nội dung thứ nhất th́ h́nh như trang văn có được vẻ thống nhất hơn.

Nhưng theo ư riêng tôi, rơ ràng, người viết không hề vụng dại trong kỹ thuật viết khi tạo dựng 2 vỉa mạch nội dung tưởng như hoàn toàn chẳng liên quan ǵ đến nhau trong cuốn sách này. Cái anh muốn “đánh động” tới tất cả độc giả chính là cái vỉa nội dung thứ nhất, nhưng cái anh muốn lắng lại trong ḷng người đọc, lại chính là cái vỉa nội dung thứ 2. Cuộc sống rồi sẽ c̣n tiếp diễn khôn lường, nhân loại sẽ, dù muốn hay không, phải trải qua vô vàn những cuộc khủng hoảng và suy kiệt khác v́ ḷng tham lam, ích kỷ, nhưng t́nh yêu vẫn sẽ là điểm tựa duy nhất và cuối cùng của con người sau tất cả những biến cố, suy vi đó. Người viết dụng công miêu tả những khoảnh khắc thăng hoa, lăng mạn tới mức không tưởng trong mối t́nh thứ 3, và cũng là mối t́nh cuối cùng, của Gấm. Và anh cũng đă dụng không không ít trong việc khắc họa tới mức “nh́n thấy, sờ thấy” những nguy cơ khủng khiếp của nhân loại trong từng bước đi hôm nay. Người ta cần phải thoát ra ngoài để nh́n rơ hơn những thứ ở bên trong một không gian hạn hẹp. Với Trương Văn Dân, phải chăng, với quăng thời gian hơn 40 năm sống và làm việc tại Italia, nhưng vẫn không thôi dơi đôi mắt đau đáu yêu thương và trăn trở về tổ quốc, đă cho anh con mắt nh́n thật sâu, thật thấm thía về những nguy cơ có thật đă, đang và sẽ xảy ra trên đất nước ḿnh. Những băi rác công nghiệp độc hại đang ngày càng trở nên lộ liễu và bành trướng, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại, những cuộc mua bán hôn nhân trần trụi, trơ tráo giữa người Việt và người nước ngoài, những cuộc hội nhập, toàn cầu núp danh các mỹ từ để một nhóm người có cơ hội thao túng từ kinh tế cho đến chính trị của một quốc gia, vùng lănh thổ, và thậm chí là cả khu vực rộng lớn hơn thế. Ai dám bảo đó là những nỗi lo vô cớ? Ai dám bảo đó là chuyện của thiên hạ, là trách nhiệm của những người có vai vế trong xă hội, trong thế giới? Không, đó là những điều rất nhỏ đang tác động vào cuộc sống mỗi ngày của chính chúng ta. Là mớ rau có màu xanh đậm và non mướt tới mức nghi ngờ trong bữa cơm gia đ́nh. Là những xóm, những làng ung thư đang ngày một trở nên phổ biến trên cả nước. Là những đứa trẻ bị trưởng thành, dậy th́ sớm do uống phải những loại sữa có chứa chất kích thích tăng trưởng hormone ngay từ thuở sơ sinh, v.v… Đọc những trang văn có phần luận chiến nhiều hơn miêu tả, giăi bày của Trương Văn Dân, những ai c̣n có lương tri và hiểu biết thật khó mà yên được.

Và giữa tất cả những ám ảnh bất an đó, t́nh yêu của Gấm như một con suối mát lành cố như muốn làm dịu đi sự gay gắt, nhức buốt của hiện thực. Mới đọc sách, tôi cứ tưởng người viết đang trở lại với lối viết tiểu thuyết theo kiểu “ba xu” của những cuốn sách in chữ to dành cho những bà nội trợ, bán hàng thuê đọc ngày xưa. Ấy vậy mà càng đọc, càng thú vị và thấm thía với những khoảnh khắc đầy trải nghiệm sâu sắc của một người vốn đă nhấm nháp khá nhiều cái dư vị chua chát của cuộc đời. Đọc sách của Trương Văn Dân, thấy anh đọc nhiều văn chương của bạn bè, của các tác giả lớn trên thế giới, lại cũng thấy anh mê kinh Phật, mê những triết lư gần gũi với cuộc đời hơn là những mớ lư thuyết suông, nghe th́ vô biên mà thực chất chẳng đem lại chút giải thoát, thanh thản ǵ cho cuộc đời. Tiêu đề cuốn sách không hiểu sao gợi một cảm giác thật xót thương. “Bàn tay nhỏ dưới mưa”, nó phải chăng cũng chính là biểu tượng về thân phận của con người giữa cuộc đời này. Mỗi thân phận đang trôi đi giữa ḍng đời có lẽ cũng chỉ là một bàn tay nhỏ, chẳng che nổi chính ḿnh, sao có thể che đỡ nổi cho ai khác giữa cơn mưa dông ập tới. Cơn mưa cuộc đời chẳng chừa ai cả. Nó trút xuống mỗi số phận, mỗi bàn tay nhỏ, dù bàn tay đó chấp nhận buông xuôi hay vẫn luôn gắng gượng che chắn trong hy vọng.

Có lẽ, với t́nh yêu, tôi đă đọc được nhiều trang sách trước khi đến với Bàn tay nhỏ dưới mưa của Trương Văn Dân. Nhưng với toàn cầu hóa, với hiện đại hóa được đưa vào văn chương, anh là người đầu tiên khiến tôi cảm nhận được sự gần gũi và sát thực đến thế của những câu chuyện, những vấn đề mang tầm cỡ nhân loại. Người ta phải đủ uyên bác tới mức thế nào mới có thể nói một cách giản dị về những điều phức tạp. Trương Văn Dân đă làm được điều mà tôi cho rằng không hề đơn giản. Người ta nói đông, nói tây, nhưng những câu chuyện của đời sống hàng ngày, những điều đe dọa cuộc sống hàng ngày th́ không phải ai cũng có khả năng lư giải thuyết phục. Tôi chỉ tiếc, giá như anh “mềm” hơn nữa trong cách ứng xử với những tư liệu về thời sự, chính trị, kinh tế, xă hội, “mềm” hơn trong cách đưa chúng vào văn chương, tạo ra những bối cảnh, những kết cấu để chúng xuất hiện tự nhiên hơn th́ chắc chắn, tác phẩm của anh sẽ thành công hơn nữa.

Có lẽ, tôi là một người đọc nhiều lư trí hơn t́nh cảm nên thực sự bị lôi cuốn vào mạch nội dung thứ nhất. Và rất chủ quan, tôi đồ rằng, người viết cũng dụng công vào mảng nội dung này hơn là những trang viết, dù rất công phu, kỹ lưỡng, anh dành cho cuộc t́nh của Gấm. Vẫn biết rằng, dù nhân loại có tiến đi đâu đi nữa th́ câu chuyện của văn chương vẫn chỉ loay hoay quanh những vấn đề của t́nh yêu và cái chết mà thôi. Nhưng để cảm nhận được sâu sắc giá trị lớn lao và đích thực của t́nh yêu, người ta cũng lại phải hiểu thật rơ những nguy cơ, những mối hại mà đời sống đang làm nảy sinh ra thêm trong tiến tŕnh phát triển này đối với t́nh yêu. Chẳng phải chính những nhu cầu hưởng thụ, ham vật chất của thời hiện đại đang làm con người xa lánh nhau hơn đó sao? Chẳng phải chính những truyền thông về thái độ, quan điểm sống tôn sùng giá trị vật chất đang đẩy con người thành những cỗ máy, những rô bốt lănh cảm, từ lúc mở mắt đi làm cho tới khi nhắm mắt bước vào giấc ngủ chỉ đau đáu với ư nghĩ làm thế nào kiếm được thật nhiều tiền đó sao? Trên thực tế, thế giới hiện đại với tất cả những tổng lực của nó đến từ nhiều phía đang tạo ra một guồng quay khốc liệt với những thang bậc giá trị được định h́nh vô lối. Người ta bị ảo tưởng giữa những lời khen, những tung hô tưởng như rất thực, song thực tế lại là những viên kẹo bọc đường. Thế giới hiện đại có khả năng kỳ diệu trong việc tạo ra những hệ thống mỹ từ có thể xoa dịu, đánh tráo khái niệm với những sự thật vốn trần trụi và thô thiển hơn rất nhiều. Người ta bị “đánh bả” bởi những ngôn từ mỹ lệ như “hội nhập”, “toàn cầu”, “phát triển bền vững”, “hai bên cùng có lợi”, v.v… Rơ ràng, tất cả những áp lực kinh hoàng đó đang khiến con người xa rời nhau, xa rời những t́nh cảm chân thành, đúng mực, những giá trị sống căn bản, cốt lơi của loài người vốn tôn thờ qua bao nhiêu thế hệ. Vậy nên tôi vẫn nghĩ, câu chuyện t́nh của Gấm, rốt cuộc, chỉ là một cái đ̣n bẩy để Trương văn Dân nói nhiều hơn về những nguy cơ của thời đại đối với con người, với t́nh yêu và những giá trị nhân bản lớn lao. Gấm chết bởi sao? Chẳng phải chính bởi ung thư, căn bệnh vốn đă trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của toàn thế giới trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây và khoảng mươi năm gần đây với người Việt Nam đó hay sao? V́ sao có ung thư? Câu trả lời có lẽ chẳng cần nói ra ở đây nữa. Bởi gần như xung quanh cuộc sống của mỗi người Việt Nam bây giờ, việc t́m ra một người chết v́ căn bệnh này xem ra quá đơn giản. Cái chết trở thành điều b́nh thường cũng là một ám ảnh quá đỗi kinh hoàng của thời đại chúng ta đang sống.

Mặc dù người viết (hoặc nhà xuất bản) đă định danh thể loại cho cuốn sách này là “tiểu thuyết”, nhưng tôi muốn thêm vào hai chữ “luận đề” vào đó. Bàn tay nhỏ dưới mưa là cuốn tiểu thuyết tŕnh bày quan điểm của người viết về những nguy cơ ở tầm thế giới nhân loại đang diễn ra khốc liệt ngày hôm nay. Người viết đă khéo léo t́m một cách nói rất “trữ t́nh”, dù đôi lúc anh không thể vịn vào cái áo trữ t́nh đó khi nội dung luận bàn về quan điểm trở nên quá “chật chội”. Nhưng theo ư riêng của tôi, ở một chừng mực nhất định, Trương Văn Dân đă nói được cái điều anh định nói một cách giản dị nhưng vô cùng thuyết phục. Cuốn sách của anh là một món quà quư với những độc giả ham chuộng tư tưởng khi đọc văn chương.

 

Hà Nội ngày 3-9-2012
Dương Kim Thoa

 

Nguồn : http://timtrongkhobau.vnweblogs.com/
Nguồn : Tập san Quán Văn 011 , tháng 11-2012

 

 

Trang Trương Văn Dân

art2all.net