Mấy hôm
rồi, dịch thơ qua tiếng Anh cũng không ít, c̣n muốn làm thơ th́ chả có ư
tưởng ǵ mới lạ. Thôi th́ hôm nay ḿnh đổi món - lựa một bài đường thi,
bài 'Khuê Oán" của thi sĩ Vương Xương Linh thời Đường và lấy những bản
dịch của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tiểu thuyết gia và học giả Ngô Tất Tố
và thi sĩ Tản Đà, ba vị tiền bối lừng danh này, ra bàn luận, so sánh cho
vui và cũng để chia sẻ vài quan điểm của ḿnh về nghệ thuật dịch thơ.
Khuê Oán - Vương Xương Linh
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thuư lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu
Bản dịch nghĩa :
Pḥng the, thiếu phụ không biết sầu
Ngày xuân, trang điểm đẹp đẽ, lên chơi lầu thúy (xanh biếc)
Chợt thấy đầu đường sắc màu (xanh tươi) của dương liễu
Hối hận (cho phép/để cho/xui khiến) chồng đi kiếm chức hầu (đi đánh giặc
để được phong chức hầu, một trong 4 chức vị công, hầu, khanh, tước)
Bản dịch của Ngô Tất Tố (bản A): Cô gái pḥng the chửa biết sầu
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.
Bản dịch của Tản Đà: (bản B) Trẻ trung nàng biết chi sầu
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương
Nhác trông vẻ liễu bên đường
Phong hầu nghĩ dại, xui chàng kiếm chi.
Bản dịch của Vũ Hoàng Chương: (bản C) Ngày xuân trang điểm má hồng
Lên chơi gác Thúy, nàng không biết sầu
Đường xa, ḱa liễu xanh màu
Xui chồng đi giật tước hầu, dại chưa !
Bây giờ bàn luận, phân tích vài bản dịch cho vui. Mấy
vị tiền bối dịch giả này cũng đă về thiên cổ, cũng có thể đă chuyển kiếp
luân hồi. Ḿnh lấy thơ các cụ ra thảo luận một chút cho vui, các cụ chắc
cũng không trách đâu và cũng để chia sẻ vài quan điểm về dịch thuật. Năm
xưa hai nhà văn Hoài Thanh, Hoài Chân, thuở 30 mấy tuổi cũng viết sách
b́nh luận về những nhà thơ. Hôm nay, ḿnh xin chia sẻ cái nh́n dịch
thuật từ phương diện một nhà thơ và dịch giả trân trọng chữ nghĩa của
nguyên tác.
Bản A dịch theo đúng thể và đúng luật thất ngôn tứ
tuyệt như của nguyên tác. Ư, lời dịch rất sát nghĩa, là một bản dịch
nghĩa qua thơ. Nhưng đọc lên, nghe giống như tường thuật, không làm ḷng
ḿnh rung động, không gợi lên cảm xúc. Một chữ "hối" trống không c̣n hơi
hướng tiếng "tàu" quá nhiều. Qua tiếng Việt, nên là "hối hận', hay là
"hối tiếc", c̣n cụm từ "dạo lên lầu" nghe cũng không xuôi mấy, thường là
"bước lên lầu", 'dạo vườn hoa", v.v.
Bản B th́ câu 2 dịch cũng có phần buông thả. Tản Đà hẳn là dùng cụm từ
"ngắm gương" để cùng vần với "bên đường' ở câu sau. Nàng trang điểm, soi
gương xong rồi mới lên lầu thúy chơi, chứ đâu có lên lầu để rồi "ngắm
gương". Chữ "nhác" trong "nhác trông" nghe cũng không hay mấy. c̣n cụm
từ "vẻ liễu" nữa, không nói lên được vẻ tươi xanh của dương liễu. Tản Đà
là một trong những người tiền phong dịch thơ Đường ở thập niên 40, và
thời đó tiếng Việt c̣n đang phát triển nhiều.
Bản C th́ quá tuyệt vời. Dù ai muốn chê, cũng không có chỗ nào để chê
được. VHC lưu lại cho đời chắc cũng khoảng ngàn bài thơ, nhưng chỉ có 5
bài thơ dịch thơ tiếng Hán. Bản dịch này có lẽ trong thập niên 60, hay
70. Tôi nghĩ VHC cũng đă đọc qua bản dịch của Tản đà và nếu thấy ḿnh
không thể làm hay hơn hay là có nét độc đáo riêng, th́ vi thi sĩ hồn thơ
lai láng dạt dào như trường giang này , hẳn là sẽ không có hứng thú dịch
lại "Khuê Oán" để làm chi, mà dùng thời gian đó để làm thơ của riêng
ḿnh, há chẳng khoái hơn ư.
Nghệ thuật dịch thơ bài này đảo thứ tự dịch 2 câu thơ đầu. Đảo ngược vài
câu thơ trong bản dịch là một trong những cách thức dịch thơ căn bản có
thể làm cho bản dịch nghe xuôi rót và có vần điệu hơn. "Ngày xuân trang
điểm má hồng" là từ đoạn đầu của câu 2 trong thơ hán việt. Trang điểm
xong, th́ tự nhiên bước lên lầu thúy chơi. Nên câu 2 là 'lên chơi gác
Thúy, nàng không biết sầu". Câu 1 trong nguyên tác được gói ghém gọn ghẽ
trong 4 chữ cuối của câu thứ 2 trong bản dịch. Lên lầu Thúy, ngắm ra
thấy xa xa, dương liễu màu xanh tươi và chợt thấy ḿnh dại đột khi xui
chồng đi giật tước hầu.
VHC hẳn là thấy không cần thiết dịch 'hốt kiến' (chợt
thấy) làm ǵ, mà để dành số chữ trong câu thơ dịch để có thể cho vào
những chữ khác, như là "dường xa, và chữ "xanh" trong "liễu xanh". Tuy
không có những chữ này trong nguyên tác, nhưng dịch thế càng hiện rơ rệt
ư và cảnh vật được tả trong câu thơ. Câu chót càng là kiệt tác, nghe rất
sống động với hai chữ "dại chưa" kết thúc bài thơ. Lời người thiếu phụ
đó tự nói với ḿnh sao dại dột thế, làm sống động hẳn cả bài thơ. Và
cũng có thể bao hàm lời dịch giả / tác giả nói về người thiếu phụ "có
thấy nàng dại dột chưa".
Chữ "dại" trong "xúi dại", không có trong nguyên tác, VHC cũng có thể
mượn ư từ bản dịch của Tản Đà, làm khoảng năm 1938.
Câu cuối như một lời nói tự nhiên từ cửa miệng, nghe
rất sống động, không giống lối diễn tả như tường thuật trong bản A và
bản B của Ngô Tất Tố và Tản Đà.
Kết luận: bản dịch của VHC là kiệt tác, nhũng bản dịch khác trước và sau
này sẽ không có bản nào hay hơn. V́ nguyên tác quá ngắn, bao nhiêu ư
tưởng, lời hay VHC đă dùng hết rồi, không c̣n chỗ cho dịch giả khác để
dịch lại cho hay hơn.
Nếu nói bản dịch của VHC hay hơn nguyên tác, hay là không thua ǵ nguyên
tác th́ cũng rất hợp lư. Chúng ta nên biết là không phải nguyên tác luôn
hay hơn bản dịch. Như Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm hay
hơn nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn và bản dịch Tỳ Bà Hành
của Phan Huy Thực cũng hay hơn nguyên tác của Bạch Cư Dị đối với người
Việt. Một phần chính yếu là v́ thể thơ song thất lục bát có vần điệu, du
dương, dễ nhớ, c̣n nguyên tác là thể tự do, và không vần điệu cho lắm.
Vài mươi ḍng bàn luận vui, chia sẻ với các văn thi hữu và độc giả. Nếu
những nhận xét không hợp ư bạn đọc, th́ cũng xin thưa: đây là cảm nghĩ
cá nhân của Vương Thanh, một nhà thơ song ngữ và dịch giả Truyện
Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Hịch Tướng Sĩ qua Anh ngữ và hơn 50 bài thơ
Hán thi qua tiếng Việt.
vương thanh 04.10.2024
Kèm theo bài viết này là mp3, VT làm từ băng nhựa. Có
lời giới thiệu của VHC, giọng ngâm của Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương và Nữ sĩ
Hoàng Hương Trang cho bài thơ Khuê Oán và bản dịch của Thi sĩ Vũ
Hoàng Chương.