ngô thiên thu

        

 

Tượng Phật Chămpa ở chùa Thành Trung

và phong cách Amaravati

 

Học giả Đào Duy Anh là người có công rất lớn trong việc t́m kiếm thành cổ Hóa châu. Năm 1942 ông đă đến xă Quảng Thành, huyện Quảng Điền nghiên cứu, chụp ảnh bằng máy bay và xác định được vị trí thành Hóa Châu lập từ thời Trần mà trước đó người ta chỉ mơ hồ về thành này qua mô tả trong tác phẩm Ô châu cận lục của Dương Văn An và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Qua các đợt khảo cứu sau đó vào năm 1988, 1994, 1998… các nhà khoa học đă khai quật và t́m kiếm vết tích về thành Hóa Châu và đă phát hiện nhiều hiện vật quư giá. Trong đó đặc biệt là 3 pho tượng đá Chămpa cổ được người Việt đưa vào thờ tự ở chùa Thành Trung (ngôi chùa này được dân làng Thành Trung xây dựng vào năm 1745 đến đời Vua Tự Đức, trong dịp công du Hóa Châu, vua sắc phong Chùa Thành Trung là Kim Thành Tự).

Tác phẩm điêu khắc đá thứ nhất là tượng Phật Thích Ca có nhiều nét đặc trưng của phong cách Amaravati( II-IV): áo choàng vắt qua vai trái, vai phải để trần, bụng hơi to, hai ḷng bàn chân lật lên theo thế kiết già và ưỡn mạnh ra phía ngoài.(các tượng c̣n lại là tượng Phật sơ sinh cao 0,42m, đứng thẳng, tay phải của Phật chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, mang đồ trang sức ở tai, mặc váy lửng tới đầu gối- trang phục phổ biến của các tượng nam của nghệ thuật Ấn Độ, phong cách Mathura ( thế kỷ I-IV). Và tượng thần Visnu cao 0,8m, đứng thẳng có bốn tay, có trụ đỡ ở một tay- phong cách đặc trưng của nghệ thuật Óc Eo và nghệ thuật Khmer phong cách Kulên có niên đại đầu thế kỷ IX).( dẫn theo khaocoviet).

Vậy qua tượng Phật Thích Ca nói trên ta hiểu thêm về phong cách Amaravati là ǵ?

Trước hết thuật ngữ Amaravati là tên một thành phố miền Nam Ấn Độ thời cổ đại, là một trung tâm nghệ thuật Phật giáo quan trọng đă gây ảnh hưởng lớn cho nền văn hoá nghệ thuật ở những vùng Nam Á, như Srilanka,Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, nam Việt Nam…

Ở vùng Amaravati này có rất nhiều di tích nghệ thuật quan trọng như Bảo tháp nằm ở phía Đông thành phố, theo truyền thuyết có chứa đựng Xá-lợi của vị Phật lịch sử. Việc phát hiện một trụ đá với những lời viết của vua Ashoka (A dục vương) đă minh chứng một thời kỳ Phật giáo phát triển vượt bậc. Amaravati cũng là trung tâm hành hương của Phật tử từ thời gian đó. Vào thế kỷ VII nhà sư Trần Huyền Trang từng đến đây học hỏi Phật Pháp và ông rất kính phục nền văn hóa nghệ thuật ở đây.

Ở Chămpa như chúng ta biết rằng, Phật giáo du nhập vào rất sớm. Vào thời trị v́ vương quốc, vua Ashoka đă từng phái nhiều đoàn truyền giáo đến nhiều nơi trên thế giới trong đó có đoàn truyền giáo đến vùng Đông nam Á do ngài Sonaka và ngài Utttra dẫn đầu và đặt chân đến Miến Điện đầu tiên (lúc đó Miến Điện có tên là Suvanabhumi) và một đoàn hoằng pháp khác đến Srilanka (tức Tambapannidipa lúc đó). Từ đó Phật giáo có cơ hội phát triển mạnh ở các nước lân cận (dẫn theo Lịch sử Phật giáo của Pháp sư Thánh Nghiêm). (Một số tài liệu khác th́ cho rằng Phật giáo du nhập vào Chăm Pa từ những năm trước Công nguyên qua con đường thương mại, đầu tiên phải nói đến người Ấn Độ. Vào những thế kỷ trước và sau Công nguyên, các thương gia Ấn Độ vượt biển sang buôn bán ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Chăm Pa. Đứng trước một khu vực giàu có về vàng, trầm hương và các hương liệu khác đă hấp dẫn các tàu buôn và thương nhân Ấn Độ. Ngoài việc buôn bán trao đổi sản phẩm, c̣n có việc truyền đạo qua các tăng lữ Bà La Môn và các phật tử, thầy tu. (dẫn theo TS Bá Trung Phụ)

Các vua chúa Chămpa bản thân họ rất mộ đạo và họ đă lấy địa danh Amaravati ở Ấn Độ để đặt tên cho một địa danh hành chính của vương quốc ḿnh. Địa danh này có thời là một tiểu quốc. Các địa khu c̣n lại là Vijaya, Kauthara, Panduranga. Vùng Amaravati có thời kỳ cũng là kinh đô của vương quốc Chămpa và nơi đây Phật giáo rất hưng thịnh và tồn tại cùng với Ấn Độ giáo.

Ban đầu, Amaravati chỉ bao gồm khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay, tuy nhiên sự phát triển lănh thổ về phía bắc sau sự suy yếu của nhà Đường đang cai trị Giao Châu, người Chăm đă chiếm thêm khu vực Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên vào lănh thổ của ḿnh. Như vậy Amaravati c̣n có lúc bao gồm cả vùng đất rộng lớn từ Quảng B́nh vào tới Quảng Nam.

Từ thế kỷ 11 đến năm 1306, Chămpa mất khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân. Địa khu Amaravati lại chỉ c̣n bao gồm lănh địa Đà Nẵng, Quảng Nam như buổi đầu.Tới năm 1471, cùng với vùng Vijaya, cả Amaravati và Vijaya đều bị sát nhập vào Đại Việt (dẫn theo wikipedia).

Như trên đă nói Phật giáo từ Ấn Độ đă du nhập vào vương quốc Chămpa rất sớm, từ những năm trước và sau Công nguyên bằng con đường truyền đạo qua các tu sĩ Phật giáo. Qua các di tích khảo cổ và các bia kư, vào khoảng giữa đầu Công nguyên, chắc chắn đă có cuộc giao lưu giữa người Ấn Độ và cư dân Chămpa. Đó là cơ sở h́nh thành Phật giáo và Ấn Độ giáo đầu tiên ở vùng đất này.

Bên cạnh sự phát triển lớn mạnh về tôn giáo, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển song hành. Người ta tin rằng các nghệ nhân Chămpa có một mối quan hệ rất mật thiết với các nghệ nhân Ấn Độ cũng như sớm tiếp cận với tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ. Và một thời kỳ phong cách Amaravati ảnh hưởng rất rơ qua nhiều tác phẩm điêu khắc của Chămpa. Ngoài tượng Phật bằng đá ở chùa Thành Trung c̣n có các tượng ở Đồng Dương (Quảng Nam) cũng như các tượng Phật cùng kiểu khác đă được t́m thấy ở Đông Nam Á như tượng Phật ở Kô Rạt (Thái Lan), tượng Phật Sikendung (Selebes - Indonesia), tượng Phật Jember (Java - Indonesia), tượng Phật Angkor Borei (Campuchia)... tất cả đều mang phong cách tượng Phật Amaravati của Ấn Độ (dẫn theo tài liệu của Tiến sĩ Bá Trung Phụ). Theo phong cách này, Phật được tạo h́nh với mái tóc dài được quấn ba hoặc bốn ṿng, tóc trên trán quăn h́nh ốc, mặt tṛn đầy đặn, mắt sâu, áo từ vai phủ xuống một bên kéo xuống đến mắt cá…

Tượng Phật Thích Ca ở chùa Thành Trung là một trong những cổ vật quư hiếm của nền nghệ thuật Chămpa c̣n lại chính ngay trên vùng đất Amaraviti của vương quốc Chămpa cổ. Cùng với các cổ vật Chămpa khác đang nằm ở bảo tàng Cách Mạng Thừa Thiên Huế, bảo tàng Cổ vật cung đ́nh Huế và các cổ vật nằm rải rác trên địa bàn tỉnh…, các nhà nghiên cứu và các cấp thẩm quyền cần có kế hoạch như thành lập một bảo tàng Chămpa ở Huế để lưu giữ lâu dài những bảo vật này cũng như để những người yêu thích nghệ thuật Chămpa có cơ may thưởng ngoạn chúng.
 

Ngô thiên Thu

Địa chỉ liên lạc:
42 Đặng Dung, Huế
Di động: 0946948894
Email: ngothienthu2007@yahoo.com.vn

 

_______________

Nối kết của a2a :

1. Chùa Thành Trung

2. Rare $6 million Buddha statue on display in HCM City
Vietnam Net Bridge, 14 January 2010

 
 

Tiến sĩ Bá Trung Phụ

 

 

Trang Ngô Thiên Thu

art2all.net