Thiếu Khanh

 

ĐÔI ĐIỀU VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT THẤT NGÔN BÁT CÚ

TRONG THI PHẨM CỦA NHÀ THƠ NỮ NGỌC TUYẾT.

 

 

    Thưa Quí vị và các bạn,

 

Theo chỗ tôi biết, có lẽ đây là đêm thơ đầu tiên của nhà thơ nữ Ngọc Tuyết. Chị đă có các tập thơ Giọt Đầy Giọt Vơi, Lá Trở, và Sang Mùa được tuần tự xuất bản vào các năm 2005, 2006, 2007[1]. Tôi được đọc các tập thơ thứ hai và thứ ba trong số đó. Điều khiến tôi chú ư trước tiên trong các tập thơ ấy là những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú của chị.

 

Có lẽ Ngọc Tuyết là một trong số rất hiếm hoi các nhà thơ ở thành phố mà trong ba năm liên tục đến nay mỗi năm đều có tác phẩm mới ra đời. Nếu coi đó là một đặc điểm, th́ đặc điểm thứ hai của chị, theo tôi, là những bài thơ Đường luật trong các tập thơ mà tôi vừa nói. Hiện nay rất ít nhà thơ c̣n làm thơ Đường luật; số nhà thơ nữ làm thơ thất ngôn bát cú lại c̣n ít hơn nữa.

 

Thơ thất ngôn bát cú từng bị chê bai bài bác trong phong trào Thơ Mới vào những năm 30 của thế kỷ 20, nếu nó c̣n lây lất đến nay cũng chỉ là “sống ráng” ở trên mức “sống chui”. Và thơ Đường hầu như vắng mặt trong các thi phẩm của các nhà thơ của chúng ta xuất bản hàng năm. Tuy tại Thành phố HCM có một câu lạc bộ thơ Đường của tổ chức văn hóa UNESCO mà vừa rồi có ấn hành hai tập thơ thất ngôn bát cú rất dày gồm thơ của các hội viên, mỗi tập có lẽ khoảng năm – bảy trăm trang, nhưng đó là sinh hoạt mang tính phong trào, không có sự tham dự của các nhà thơ chuyên nghiệp. V́ vậy, tôi thấy sự có mặt của thơ thất ngôn Đường luật trong các thi phẩm của nhà thơ Ngọc Tuyết là một điều đặc biệt đáng chú ư.

 

Thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ cổ của Tàu, với các đặc tính hạn vần, hạn chữ, và yêu cầu niêm luật rất khắc khe, nên không c̣n được nhiều người, nhất là người trẻ bây giờ, ưa thích. Nếu khoảng nửa đầu thế kỷ trước các tên tuổi như Đông Hồ, Mộng  Tuyết, Quách Tấn, Bùi Khánh Đản… c̣n quen thuộc trên thi đàn th́ bây giờ dường như độc giả ở tuổi 40 trở lại không mấy người nhắc đến thơ Đường luật. Từ sau tác phẩm “Mùa Cổ Điển” của thi sĩ Quách Tấn vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ 20, măi đến gần đây mới chỉ có một nhà thơ lăo thành Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam ra mắt tập thơ “Nắng Vườn Xưa” với toàn thể thơ thất ngôn bát cú, mà người đọc ông hầu hết là người lớn tuổi. C̣n về các nhà thơ nữ th́ từ sau khi nữ sĩ Mộng Tuyết xứ Hà Tiên im tiếng trên thi đàn từ hơn nửa thế kỷ trước (Bà mới qua đời gần đây), cho đến nay dường như chưa có hay không có mấy nhà thơ nữ  in thơ Đường luật trong thi phẩm của ḿnh – nếu họ có làm thơ Đường luật.

 

Như chúng ta đă biết, nền thi ca Việt Nam đă và đang trải qua nhiều bước cải cách. Nhiều người c̣n đang bàn căi những bước cải cách ấy là tiến hay lùi, đưa thơ đi sâu vào ḷng người hay ngày càng rời xa người đọc. Trong quá tŕnh tự lột xác liên tục của thơ, Thơ Mới của phong trào Thơ Mới thập niên 30 thế kỷ trước đă bị coi là cũ; từ khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ 20, một số nhà thơ ở miền Bắc, trong đó có nhà thơ Trần Dần, đă bắt đầu các thể nghiệm cách tân thơ, rồi đầu thập niên 60 thế kỷ trước, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Nam cùng với một số thi sĩ trong nhóm Sáng Tạo đề xướng Thơ Tự Do không vần điệu, từ đó ra đời loại thơ phá thể, rồi thơ giống văn xuôi – gọi là thơ xuôi – vân vân… và bây giờ người ta đang nói và làm thơ tân h́nh thức, thơ hậu hiện đại, thơ internet…. Vậy mà nhà thơ nữ của chúng ta vẫn “hồn nhiên” làm thơ thất ngôn Đường luật và “hồn nhiên” in thơ Đường luật của ḿnh trong các thi phẩm chính thức! Như thế là đặc biệt lắm chớ sao!

 

Nhà thơ Ngọc Tuyết có những câu thơ lục bát sâu lắng như thế này: nhủ ḷng / thôi chớ hoài mong / càng chia / càng thiếu / càng đong / càng đầy / địa đàng / ôm cả vào tay / dẫu mai /  tim ứa giọt cay / cũng đành…

(Dẫu Mai)

và chị đă đưa t́nh cảm dịu dàng đằm thắm của ḿnh vào thể thơ thất ngôn bát cú rất hồn nhiên, khiến người ta không nhận ra hai thể thơ ấy và các thể thơ khác nữa đang nằm bên nhau trong cùng thi tập:

 

Lá tím hôm nào giấu ở đâu

Mùa thu đục ẩm mắt thu sầu…

(Lá Tím)

 

Hoặc

Tóc rối lưng chiều mắt chấm vai

Hồn hoa nghiêng ngả gọi đêm dài

Gió đưa mằn mặn mầm thương lạ

Cỏ ngậm nồng nồng sợi nhớ sai…

(Nghiêng Chiều)

 

Thơ thất ngôn bát cú thường được coi như một bức tranh dù trữ t́nh hay tả cảnh, mà nếu mỗi câu thơ được coi như một nét vẽ, th́ trừ câu phá đề và câu thúc – tức câu đầu và câu cuối - bức tranh chỉ bao gồm không hơn sáu nét vẽ. V́ vậy mỗi nét vẽ phải hết sức cô đọng và hàm súc – không thể thừa và không được thiếu. Người ta chê thơ thất ngôn bát cú chính v́ sự “chật chội” đó. Nhưng sự chật chội trong khuôn khổ bài thơ vẫn không g̣ bó được t́nh cảm của chị gởi vào thơ. Chẳng hạn bài thơ có tựa là Có dưới đây của nhà thơ Ngọc Tuyết:

 

Có con đường nhỏ có ṿng tay

Có một chiều mưa ướt đẫm ngày

Có phút hồn nhiên môi mắt lịm

Có giây kỳ diệu gối chăn đầy

Có đời căng mạch nghe t́nh dậy

Có đất vươn ḿnh đợi nắng vây

Có biển cùng ta đi ngủ muộn

Có ai nhớ chuyện đă yêu này.

 

Thất ngôn bát cú trước hết là lối thơ ưa thích của các nhà trí thức thời xưa, tức các nhà nho. Các cụ là người có học vấn cao và uyên bác; tâm hồn các cụ thấm nhuần phong cách đĩnh đạc trịnh trọng của các vị thánh hiền, thơ của các cụ không phô diễn các cảm xúc cực đoan gay gắt hay sống sượng thô thiển, cho nên đây là một thể thơ sang trọng và tao nhă, và dường như nó có vẻ đặc biệt thích hợp với phong cách trầm tĩnh điềm đạm và t́nh cảm đằm thắm nhưng chừng mực của Ngọc Tuyết, một nhà thơ vốn từng tốt nghiệp đại học khoa ngữ văn, và có lẽ v́ vậy đă có cơ hội cảm nhận tính chất của thể thơ cổ đó gần gũi và phù hợp với tâm t́nh dịu dàng kín đáo của ḿnh.

 

Tuy không so sánh được với sự sang trọng và đĩnh đạc trong thơ thất ngôn bát cú của vị nữ lưu tiền bối là Bà Huyện Thanh Quan

 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…

 

Nhưng nhà thơ Ngọc Tuyết vẫn luôn giữ được sự chừng mục trong t́nh cảm của ḿnh thể hiện trong thơ Đường luật của chị. Dường như nhà thơ có điều ǵ đó không trọn vẹn trong t́nh cảm đời thường, nhưng trong các tập thơ của chị mà tôi đă đọc, lời thơ không tỏ chút ǵ dằn vặt khắc khoải và nỗi đam mê khao khát t́nh yêu được thể hiện rất nhẹ nhàng bóng bẩy.

 

Ṿng tay nồng thắm trói hồn em,

Có thế mà thôi nhớ đến mềm

Cát trắng phơi ḿnh chờ biển dạo

Biển bờ đợi gió đếm chiều lên…

(Sóng Gọi)

 

Hoặc có táo bạo lắm cũng chỉ đến chừng này:

 

Ước ǵ trời đất ngừng xoay chuyển

Vũ điệu ái t́nh quấn quít trao.

(Vũ Điệu)

 

Thơ bát cú Đường luật đ̣i hỏi phải có đối ở hai cặp “thực” là “luận” là các câu 3 – 4 và 5 – 6. Chính cái việc đối này thường là một thách thức như con dao hai lưỡi: nó là chỗ rất dễ để lộ sự non tay của tác giả khi các câu đối có vẻ cũ và sáo ṃn; hoặc nó chứng tỏ bản lănh vững vàng của tác giả với những vế đối mới mẻ, “xuất sáo” và sáng tạo, như hai câu 3 và 4 trong bài  Ngược Gió:

 

Muốn hỏi rằng ai có khỏe không

Nhưng sao lại thấy đắng nơi ḷng

Bởi mây vắng gió mây buồn trắng

V́ nắng đan mưa nắng khó hồng…

 

Hoặc hai câu 5 và 6 trong bài Lá Tím:

Bắt nắng cuộc đời va băi cạn

Tung bờm mùa lũ vượt ḍng đau

 

Ở trên tôi có nói thơ bát cú Đường luật đ̣i hỏi phải tuân theo niêm luật rất khắc khe. Ngoài luật bằng trắc, vần và đối, nhà thơ phải để ư đến qui định:

 

Nhất tam ngũ bất luận

Nh́ tứ lục phân minh

 

Nghĩa là âm của các chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm trong câu thơ th́ không nhất thiết phải theo luật bằng trắc, nhưng các chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu của mỗi câu phải tuân thủ âm bằng trắc rơ ràng. Như thế gọi là đúng niêm. Câu thơ sai âm bằng trắc ở các chữ đó th́ gọi là câu thơ thất niêm.

 

Và câu thơ cuối cùng này trong bài thơ Ta Với Ta của chị là một câu thơ thất niêm.

 

Đời măi rẽ ngày hoài trống vắng

Cuối vườn yêu thương nhớ chưa qua.

 

Chữ thương là chứ thứ tư, âm bằng, trong khi theo câu thơ nó phải là âm trắc.

 

Tuy nhiên chính sự thất niêm cố ư này đă tạo hiệu ứng cho câu thơ, khiến câu thơ bảy chữ gồm năm âm bằng trở nên một lời than tiếc không nguôi, chớ không phải lời phát biểu một sự kiện đơn giản và khô khan.

 

Giả dụ tác giả thay từ thương bằng một từ nào đó có âm trắc, từ “nỗi”, chẳng hạn, câu thơ sẽ là

Cuối vườn yêu nỗi nhớ chưa qua

Th́ câu thơ đúng niêm luật, nhưng đó là một câu thơ thật b́nh thường như kể một sự kiện mà thôi, không có hiệu ứng khiến người nghe cảm nhận được sự than tiếc của tác giả. Chính thủ thuật này cho thấy nhà thơ đă rất chắc tay trong xử lư niêm luật thơ Đường.

 

Khi mới tập đi xe đạp, chúng ta thường bấu chặt hai bàn tay vào “ghi đông” xe, mà xe vẫn cứ ngă. Sau khi đă đi thạo, chúng ta không c̣n nhớ đến việc phải giữ chặt “ghi đông” xe nữa, đôi khi chúng ta có thể chỉ cầm lái một tay, hoặc thậm chí có thể buông cả hai tay mà xe vẫn chạy băng băng. Làm thơ Đường luật dường như cũng phần nào tương tự như vậy. Khi luật thơ đă ḥa nhập vào hồn thơ rồi, nhà thơ không c̣n bấu chặt tay vào niêm luật nữa.

 

Trước đây nhà thơ Xuân Diệu đă từng tấm tắc tâm đắc với một từ thất niêm trong câu thơ Nguyễn Trăi:

 

Tuổi già tóc bạc cái râu bạc

Nhà ngặt đèn xanh con mắt xanh

 

“Cái râu bạc” toát lên một cái ǵ đó có vẻ ngang tàng khí khái, hơn là “Cḥm râu bạc” rất hiền hậu, yên thân.

 

Câu đầu và câu thứ ba trong bài thơ tuyệt tác Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đều thất niêm. Câu thứ ba th́ trong bảy chữ đă sáu chữ mang âm trắc:

 

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư hoàng hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

 

Câu thơ toàn âm trắc khúc khắc gập ghềnh như thể tác giả tuyệt vọng v́ hạc vàng đă bay mất từ xưa không bao giờ trở lại nữa.

 

Nói dài ḍng như thế, tôi không hề có ư thổi phồng phỉnh nịnh nhà thơ Ngọc Tuyết làm thơ Đường luật có tài năng ngang hàng với Nguyễn Trăi, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, và thi hào Thôi Hiệu đời Đường của nước Tàu cổ. Dĩ nhiên nếu khắc khe một chút người ta có thể t́m thấy đây đó trong những bài thơ Đường luật của chị những chỗ có lẽ c̣n chưa vừa ư với chính tác giả của chúng. Chẳng hạn, cùng với nhiều nét mới và sáng tạo, trong thơ Đường luật của chị thỉnh thoảng có một đôi chỗ chưa tránh được những từ quá cũ hay những ư khuôn sáo. Ví dụ:

 

Ai làm con tạo ngược vần xoay…

(Nợ)

 

Hoặc

 

Từ độ trăng về qua lối mộng

Bao lần băo nổi cuộn hồn hoa…

(Ta Với Ta)

 

Nhưng mà ở đời có ai toàn bích đâu? Vả lại sự nghiệp thơ của chị c̣n rất dài, nếu mỗi năm chị vẫn đều đều có tác phẩm mới ra mắt người yêu thơ th́ chắc ǵ người ta c̣n dịp gặp lại những nét chưa tinh lọc đó nữa. Trong bài thơ Ngược Gió của chị có câu:

 

V́ nắng đan mưa nắng khó hồng

 

Ba từ nắng đan mưa vẽ một cách rất mới cảnh trời vừa mưa vừa nắng, và cảnh ḷng với niềm vui buồn đan xen nhau, thật đắt.

 

Và câu cuối trong bài thơ Lá Tím, tác giả viết:

 

Mặn chát t́nh ta bóng bạc màu,

 

Với phát hiện bóng bạc màu chị đă thật sự đóng góp thêm một nét sáng tạo rất mới trong thơ.

 

Trong các tập thơ của Ngọc Tuyết mà tôi được đọc, chị sáng tác với nhiều thể loại thơ rất phong phú, từ thơ ba câu, bốn câu, tám câu; thơ hai chữ, ba chữ, bốn chứ, năm chữ, bảy chữ, lục bát, thất ngôn Đường luật, và cả thơ văn xuôi, trong đó những bài thơ thất ngôn Đường luật của chị đă “chung sống hài ḥa” với các thể thơ khác, và cùng thể hiện một tâm hồn thơ nữ đằm thắm, dịu dàng, phản ánh phong cách điềm đạm và chừng mực của chị trong cuộc sống đời thường.

 

Xin chúc chị ngày càng đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong nghệ thuật.

Cám ơn quí vị và các bạn đă lắng nghe.

 

Thiếu Khanh.


 

[1] Đến nay chị đă có thêm các thi phẩm Nháp (Nxb Thanh Niên, 2009), và Mót (Nxb Hội Nhà Văn, 2011)

 

 

art2all.net