Thân Trọng Sơn
ĐI


“
Đi” là tự di chuyển bằng những
động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất,
vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác. Trẻ đi chưa vững. Đi bách bộ,
Chân đi chữ bát, Cho ngựa đi thong thả bước một… Cho đến việc sử
dụng từ “đi” để biểu lộ cảm xúc, biểu thị ư nhấn mạnh về một mức độ, hết
sức cao: Thích quá đi chứ! Mê tít đi. Rơ quá đi rồi, c̣n ǵ phải hỏi
nữa! Dân gian cũng sử dụng từ “đi” chuyển nghĩa tinh tế mà dễ hiểu:
“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”.
Gặp chuyện không hay, người ta dùng từ “đi” để giảm bớt sự đau thương,
nói: Ông ấy đă đi rồi (mà không nói chết rồi), hoặc nói tránh sự
thô tục: Cháu nó đi ngoài nhiều quá! (mà không nói nó ỉa). Khi
thể hiện sự căm ghét, tức giận: Cút đi! Chết đi! Khi động viên,
khích lệ: Ăn đi, hát đi; thể hiện niềm vui trong ngày cưới với
đôi vợ chồng mới: Hôn đi! Khi tỏ t́nh tŕu mến: Ḿnh yêu nhau
đi em! Người ta sử dụng từ “đi” với thiên h́nh vạn trạng, từ nghĩa
cụ thể đi bằng chân của động vật đến nghĩa biểu tượng mơ hồ: Ôi giọng
hát đi vào ḷng người êm ái quá!
Từ “đi” không c̣n là hoạt động của loài động vật nữa, nhiều khi người ta
dùng nó gợi lên cho người nghe, người đọc một cảm giác mơ màng không rơ
nét, nhất là trong văn chương nghệ thuật. “Đ̣ đi, bến vẫn đợi đ̣/ Để
thơ say cả bến bờ tương tư/ Thu đi không tiếng giă từ/ Đông về che nắng
mây mù mịt mây” (Bến vẫn đợi đ̣ – Phạm Hải Đăng). “Đ̣” mà đi, c̣n
“thu đi” mới trừu tượng làm sao! Nói về sự tiếc rẻ thời gian, những ǵ
tốt đẹp nhất đă trôi qua không bao giờ trở lại: “Mà nghe nỗi đắng ôm
gh́/ Tuổi xuân phơi phới qua đi nghẹn ngào” (Bến đợi – Song Linh).
Có khi nhắn gửi nỗi ḷng sâu kín của ḿnh với người ḿnh yêu: “Chiều
đông con nắng đi hoang/ Trời c̣n mưa nắng ta c̣n nhớ em” (Chiều
hoang – Vơ Ngọc Cẩn). Nói con nắng mà đi hoang nghe nó mơ hồ, nhưng lại
gợi lên tâm trạng từ ngoại cảnh nắng chiều kia dẫu không phương hướng có
đi hoang th́ ḷng người – tức ḷng anh, vẫn không bao giờ thay đổi. Nhà
thơ Chế Lan Viên nói: “Em đi, như chiều đi/ Gọi chim vườn bay hết”
(T́nh ca ban mai). Một sự so sánh nghe ra vô cùng khập khiễng, nhưng
chẳng mấy ai bắt bẽ câu thơ so sánh này, mà khi đọc lại nghe thích thú.
Em đi rồi giống như ngày sắp tắt, ánh sáng sắp ch́m vào bóng đêm, chim
rừng cũng bay đi t́m nơi trú ngụ, tiếng hót líu lo vui nhộn không c̣n,
để lại không gian buồn vắng vẻ làm sao khi không c̣n có em ở đó!
Đi c̣n gặp trong nhiều cách nói.
bé đang tập đi
chân đi chữ bát
ngựa đi nước kiệu
đi chợ
đi máy bay
đi du lịch
đi đến nơi về đến chốn
đi bộ đội
làm đơn đi kiện
chuyến đi biển dài ngày
xe đi chậm ŕ ŕ
ca nô đi nhanh hơn thuyền
quay mặt đi
nh́n đi chỗ khác
kẻ chạy đi, người chạy lại
xoá đi một chữ
việc đó rồi sẽ qua đi
cố t́nh hiểu khác đi
sợ quá, mặt tái đi
ốm lâu, người gầy rộc đi
bệnh t́nh đă giảm đi nhiều
nồi cơm đă đi hơi
trà để lâu nên đă đi hương
đi con mă
đi nước cờ cao
đi vài đường kiếm
đi một bài quyền
đi chệch khỏi quỹ đạo
đi sâu đi sát quần chúng
chẳng đi đến đâu
đi đến thống nhất
đi đến kết luận
đi một câu đối nhân dịp mừng thọ
đi phong b́ hai trăm ngh́n đồng
đi vào con đường tội lỗi
công việc đă đi vào nền nếp
chân đi bít tất
đi găng tay
ghế thấp quá, không đi với bàn
màu quần không đi với màu áo
đi kiết
đau bụng, đi lỏng
đi ra máu
đi ngoài
đi đồng
cút đi!
im đi!
chúng ḿnh đi chơi đi!
tranh thủ nghỉ đi cho lại sức
đời nào mẹ lại đi ghét con!
buồn quá đi mất!
mê tít đi
rơ quá đi rồi, c̣n thắc mắc ǵ nữa!
nó về hồi tháng hai, tính đến nay là đi mười tháng
cứ cho là thế đi th́ đă sao? cứ tính tṛn là 5 ngh́n đi cũng vẫn rẻ
đi tu
đi nhón chân
đi ở
đi chơi
đi học
Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng có nhiều từ đi:
Đi cho biết đó, biết đây,
Ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Đi sớm về khuya
Đi trước về sau
Học phải đi đôi với hành
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Đi đâu chẳng biết đi đâu
Đến ngày giỗ tết th́ mau mà về.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Đi bộ th́ khiếp Hải Vân
Đi thuyền th́ khiếp sóng thần hang Dơi.
Ai về B́nh Định mà coi,
Con gái B́nh Định bỏ roi đi quyền.
Anh đi theo chúa Tây Sơn,
Em về cày cuốc mà thương mẹ già.
Trồng trầu thả lộn dây tiêu
Con đi đ̣ dọc mẹ liều con hư.
Ra đi th́ sự đă liều,
Mưa mai chẳng quản, nắng chiều cũng cam.
Tao đi ngơ đây có bông có hoa
Mày đi ngơ đấy có ma chặn đường.
Tao đi ngơ đây có bụi chùm chày
Mày đi ngơ đấy có ngày cọp tha.
Mọi người c̣n nhớ bài thơ “ Em bảo anh: đi đi! “ của tác giả
Kaputikian.
Em bảo anh: “Đi đi”!
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh: “Đừng đợi”!
Sao anh lại vội về!
Lời nói thoảng gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế!
Không nh́n vào mắt em.
Vũ Thành An đă phỏng theo bài thơ này để viết “Bài không tên số 50”
:
Em bảo : Anh đi đi
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo : Anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay ?
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nh́n vào mắt em
Mà sao anh dại thế
Không nh́n vào mắt em
Không nh́n vào mắt sầu
Không nh́n vào mắt sâu ?
Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông
Đời sống nghiệt ngă không
Cho chúng ḿnh ấm mộng
Th́ thôi xin gửi sóng
Đưa t́nh về cuối sông
Th́ thôi xin gửi sóng
Đưa t́nh về cuối sông
Đưa t́nh về với mộng
Đưa t́nh vào cơi không.
Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương với mấy câu thơ bất hủ trích trong bài “ C̣n
gặp nhau“:
“ C̣n gặp nhau th́ hăy cứ đi
Đi t́m chân lư, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - ḷng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ! “
Ca khúc " Người đi qua đời tôi" của Phạm Đ́nh
Chương được phổ từ bài thơ "Thơ cũ của Nàng " của Trần Dạ Từ:
Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai gió mù lên mấy trời
Người đi qua đời tôi, hồn lưng miền rét mướt
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lăng quên
Bàn tay mềm khói sương, tiếng hát nào hơ nóng
Và ai qua đời tôi, chiều âm vang ngàn sóng
Trên lối về nghĩa trang, nghe những lời linh hồn
Nghe những lời linh hồn trong mộ phần đen tối đen
Người đi qua đời tôi, không nhớ ǵ sao nguời
Mưa nào lên mấy vai, gió nào lên mấy trời
Người đi qua đời tôi, đường xưa đầy lá úa
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lăng quên
Em đi qua đời anh không nhớ ǵ sao em?
Phạm Công Thiện so sánh bước chân người ông yêu :
Em đi nhè nhẹ như rong rêu
Hoài mong sây trái thổi hiu hiu
Nóc nhà bên phố con sông ngủ
Em chở đi đâu những mộng chiều ....(
Em đi nhè nhẹ như rong rêu)
Và Trịnh Công Sơn một thời chỉ ước "Tôi sẽ đi thăm"... Ông đă toại nguyện, nhưng
cuối đời lại cảm thấy:
Bao nhiêu năm rồi c̣n măi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cơi đi về
.........
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân th́..... ( Một cơi đi về )
Ru con Nam Bộ có bài:
"Ầu ơ ...Ví dầu cầu ván đóng đinh,
cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường
học, ầu ơ, con đi trường học mẹ đi trường đời. "
Như vậy ĐI cũng có năm bảy đường dù đi
kiểu ǵ. Đi đường lại khác với đường đi. Đi đường phải ngó trước ngó
sau, c̣n “ Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi nhưng khó v́
ḷng người ngại núi e sông” là câu nói thật ư nghĩa và sâu sắc của
Nguyễn Bá Học, một nhà văn, một nhà giáo đầy nhiệt huyết của đầu thế kỷ
20. Vậy mới biết Tiếng Việt thật là phong phú.
Tháng mười 2024
THÂN TRỌNG SƠN.

Trang Thân Trọng
Sơn
art2all.net |