Thân Trọng Sơn

 

NGỦ

 

 


          Ngủ là trạng thái giảm hoạt động tinh thần và thể chất, trong đó ư thức bị thay đổi, hoạt động của các giác quan bị ức chế ở một mức độ nhất định. Trong khi ngủ, hoạt động của cơ bắp và các tương tác với môi trường xung quanh giảm đi đáng kể. Mặc dù ngủ khác với t́nh trạng thức về khả năng đáp ứng với các kích thích, nhưng trong giấc ngủ, năo vẫn có hoạt động, vẫn có đáp ứng mạnh hơn so với năo trong t́nh trạng hôn mê hoặc rối loạn ư thức.

Chu kỳ giấc ngủ là sự luân phiên giữa hai "chế độ" giấc ngủ riêng biệt: giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM. Mặc dù REM là viết tắt của "chuyển động mắt nhanh", ngoài sự hoạt động của mắt, chế độ ngủ này c̣n có nhiều khía cạnh khác như cơ thể bị tê liệt ảo. Giấc mơ là một chuỗi các h́nh ảnh, ư tưởng, cảm xúc và cảm giác thường xảy ra một cách không chủ ư trong tâm trí tại những giai đoạn nhất định của giấc ngủ. Trong khi ngủ, hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể đều trạng thái đồng hoá giúp phục hồi miễn dịch, hệ thần kinh, hệ xương và hệ cơ, đây là những quá tŕnh quan trọng giúp duy tŕ cảm xúc (mood), trí nhớ và chức năng nhận thức. Giấc ngủ đồng thời đóng vai tṛ quan trọng trong chức năng của hệ nội tiết và hệ miễn dịch. Đồng hồ sinh học có vai tṛ thúc đẩy giấc ngủ vào ban đêm. Các mục đích và cơ chế đa dạng của giấc ngủ là chủ đề của nhiều nghiên cứu đang được tiến hành. Ngủ là một hành vi được bảo tồn cao trong suốt quá tŕnh tiến hóa của động vật, có thể đă có từ hàng trăm triệu năm trước.


Con người có thể bị các rối loạn giấc ngủ khác nhau:


• Loạn miên ( dyssomnia) như mất ngủ, ngủ rũ và ngưng thở khi ngủ.


• Mất ngủ giả (hay cận miên, parasomnia) như mộng du (c̣n gọi là miên hành) và rối loạn hành vi khi ngủ chuyển động mắt nhanh( Rapid eye movement sleep behavior disorder); nghiến răng và rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học.


• Ánh sáng đă thay đổi đáng kể thói quen ngủ của con người. Các nguồn ánh sáng nhân tạo phổ biến gồm ánh sáng từ đèn phố và màn h́nh của các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và tivi phát ra một lượng lớn ánh sáng xanh, một dạng ánh sáng thường có vào ban ngày, làm gián đoạn việc giải phóng hormone melatonic cần thiết để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.

Trong giấc ngủ, những thay đổi sinh lư rơ rệt nhất xảy ra tại năo, năo sử dụng năng lượng ít hơn đáng kể trong khi ngủ so với khi thức, đặc biệt là trong giấc ngủ non-REM (không chuyển động mắt nhanh). Ở những khu vực bị giảm hoạt động, năo phục hồi nguồn cung cấp adenosine triphosphate (ATP), phân tử được sử dụng để lưu trữ và vận chuyển năng lượng trong thời gian ngắn. Khi tỉnh và trong trạng thái nghỉ ngơi, năo sử dụng 20% năng lượng của cơ thể, do đó sự giảm thiểu năng lượng sử dụng của năo có tác động rơ rệt đến mức tiêu thụ năng lượng tổng thể.


Giấc ngủ làm tăng ngưỡng cảm giác. Nói cách khác, những người đang ngủ cảm nhận được ít kích thích hơn, nhưng nói chung vẫn có thể phản ứng với tiếng ồn lớn và các kích thích lên giác quan mạnh.

Trong giấc ngủ sóng chậm, cơ thể người tiết ra hormone tăng trưởng. Prolactin được tiết ra trong mọi giấc ngủ, kể cả ngủ ban ngày.

Các phương pháp chính để theo dơi và đo lường những thay đổi trong khi ngủ gồm điện năo đồ (EEG) sóng năo, điện nhăn đồ (EOG) theo dơi chuyển động mắt và điện cơ đồ (EMG) theo dơi cơ vân. Việc thu thập đồng thời các phương pháp này được gọi là đa kư giấc ngủ và thực hiện trong pḥng thí nghiệm chuyên biệt về giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ cũng sử dụng điện tâm đồ đơn giản hóa (ECG) theo dơi hoạt động của tim và biểu đồ cử động (actigraphy) để theo dơi cử động của động cơ.

Tỉnh có nghĩa là kết thúc giấc ngủ, hoặc chỉ đơn giản là một khoảnh khắc để quan sát môi trường xung quanh và điều chỉnh lại vị trí cơ thể trước khi lại ch́m vào giấc ngủ. Người đang ngủ thường tỉnh ngay sau khi kết thúc giai đoạn REM hoặc đôi khi ở giữa giai đoạn REM. Đồng hồ sinh học bên trong cùng với việc giảm thành công nhu cầu cân bằng nội môi trong khi ngủ, thường dẫn đến thức và kết thúc chu kỳ giấc ngủ. Thức kích hoạt dẫn truyền điện tăng cao trong năo, bắt đầu từ đồi thị và lan rộng khắp vỏ đại năo.

Trong một giấc ngủ ban đêm điển h́nh, trạng thái thức diễn ra trong thời gian rất ngắn. Trong nhiều nghiên cứu sử dụng điện năo đồ để theo dơi giấc ngủ, các nghiên cứu này nhận ra rằng thời gian của trạng thái thức so với tổng thời gian ngủ của phụ nữ là 0-1% c̣n nam giới là 0-2%. Ở người lớn, thời gian trạng thái thức dài lên. Các chu kỳ giấc ngủ càng gần về cuối giấc th́ thời gian thức càng dài lên. Một nghiên cứu cho thấy trong chu kỳ giấc ngủ 90 phút đầu tiên, thời gian thức là 3%. Thời lượng này sẽ là 8% trong chu kỳ giấc ngủ thứ hai, 10% trong chu kỳ thứ ba, 12% trong chu kỳ thứ tư và 13–14% trong chu kỳ thứ năm. Hầu hết thời gian của trạng thái tỉnh này diễn ra ngay sau giấc ngủ REM.

Ngày nay, đồng hồ báo thức hỗ trợ con người tỉnh dậy, tuy nhiên có thể tự đánh thức ḿnh vào một thời điểm cụ thể mà không cần đồng hồ. Có sự khác nhau về thời lượng ngủ giữa ngày làm việc so với ngày nghỉ, một hành vi dẫn đến t́nh trạng mất đồng bộ đồng hồ sinh học mạn tính. Nhiều người thường xuyên xem màn h́nh tivi hay màn h́nh điện thoại trước khi đi ngủ. Đây là yếu tố có thể làm trầm trọng thêm sự gián đoạn của chu kỳ sinh học. Các nghiên cứu khoa học giấc ngủ đă chỉ ra rằng ngủ gật lúc tỉnh là một yếu tố quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm hiện tượng quán tính giấc ngủ.

Các yếu tố quyết định sự tỉnh táo sau khi thức dậy bao gồm thời lượng/chất lượng giấc ngủ, hoạt động thể chất của ngày hôm trước, bữa sáng giàu carbohydrat và đáp ứng liên quan đường huyết.

Thời gian ngủ được kiểm soát bởi đồng hồ sinh học (Quy tŕnh C, chữ C lấy từ circadian clock), cân bằng nội môi thức-ngủ (Quy tŕnh S, chữ S lấy từ sleep-wake homeostasis) và ở một mức độ nào đó thời gian ngủ phụ thuộc ư chí của cá nhân.

Giấc ngủ đóng vai tṛ quan trọng với cơ thể và sức khỏe. Khoảng ¼ đến ⅓ cuộc đời của một người là dành cho việc ngủ. Vậy ngủ mang lại lợi ích ǵ? Bản chất của giấc ngủ là ǵ hay ngủ là trạng thái ǵ?


Khi ngủ, cơ thể rơi vào trạng thái thư giăn, không cố gắng thực hiện những hoạt động giống như khi đang thức. Những biểu hiện của t́nh trạng giảm mức độ nhạy cảm với môi trường xung quanh khi đang ngủ như mí mắt đóng (hoặc chứng mù chức năng liên quan đến việc ngủ mở mắt), giảm độ nhạy cảm tiếp nhận âm thanh, ánh sáng, cảm xúc…


Giấc ngủ bắt đầu tại vùng dưới đồi. Đây là nơi bắt đầu của một loạt những thay đổi gây ra sự buồn ngủ của cơ thể. Những tế bào thần kinh trong năo bộ làm suy giảm sự tỉnh táo, thúc đẩy cơn buồn ngủ và làm chậm hoạt động điện trong năo. Những thay đổi này xảy ra khi giấc ngủ diễn ra, tác động đến hầu hết tế bào bên trong cơ thể.


Giấc ngủ thường được xem là một trạng thái cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Thật ra, khi một người ch́m vào giấc ngủ, các quá tŕnh trong cơ thể diễn ra chậm lại nhưng vẫn có một số hoạt động tích cực nhằm duy tŕ hoặc tái tạo, phục hồi các chức năng nhất định của cơ thể.


Giấc ngủ chịu ảnh hưởng từ những tín hiệu dẫn truyền thần kinh khác nhau trong năo bộ. Các loại thuốc, thực phẩm hay hoạt động làm thay đổi sự cân bằng của những tín hiệu này sẽ tác động đến cảm giác buồn ngủ, sự tỉnh táo, hay chất lượng giấc ngủ. Thức uống chứa cafeine (như cà phê, trà), thuốc (như thuốc thông mũi) kích thích một số bộ phận của năo bộ, có thể gây mất ngủ hoặc không thể đi vào giấc ngủ. Một số thuốc chống trầm cảm có thể ngăn chặn giấc ngủ REM.


Những người nghiện thuốc lá mức độ nặng thường bị suy giảm chất lượng giấc ngủ REM. Nhóm người này có xu hướng thức dậy sau khoảng 3 – 4 giờ ngủ do phải cai nicotine. Rượu có thể giúp đi vào giấc ngủ nhẹ nhưng khiến giấc ngủ không sâu, dễ dàng bị đánh thức. Trong giai đoạn REM, một vài chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể có thể suy giảm, nhiệt độ lạnh/nóng bất thường trong môi trường có thể khiến giai đoạn REM gián đoạn.


Pḥng ngủ đủ tối là một cách dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Lư do, bóng tối kích thích tuyến tùng nằm sâu trong năo sản sinh ra melatonin (hormone có nguồn gốc từ serotonin có vai tṛ điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của cơ thể) có tác dụng thúc đẩy cơn buồn ngủ. Ngược lại, khi bạn tiếp xúc với ánh sáng dù ở mức độ thấp th́ cũng có thể làm gián đoạn quá tŕnh sản xuất melatonin.


V́ vậy, bằng cách giảm tiếp xúc với ánh sáng, bạn có thể hỗ trợ cơ thể duy tŕ sản xuất melatonin giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.


Ngủ đi vào trong thành ngữ, ca dao:

Miếng ăn, giấc ngủ
– Mất ăn mất ngủ
– Mất ăn không bằng mất ngủ
– Ăn không ngon, ngủ không yên
– Ngủ ngồi ăn bốc
– Đói ăn, khát uống, mệt ngủ
– Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùng
– Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
– C̣n ăn c̣n ngủ c̣n gân
Không ăn không ngủ có mần được chi
– Giận đứa ngu quên ngủ
Mê vận lú quên ăn
– Thiếp xa chàng quên ăn quên ngủ
Chàng xa thiếp thức đủ năm canh
– Nhớ ai nhớ măi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn
– Ham ăn th́ lú, ham ngủ th́ mê
-- Mất ăn không bằng mất ngủ
– Vợ chồng son ăn ngon ngủ kỹ
Vợ chồng già rù ŕ rủ rỉ thâu đêm.
– Me hành me hẹ
Ai đẻ ra me?
Me như bông như hoa
Me như cà độc dược
Me như lược chải đầu
Me như con gái nhà giàu
Me ăn no ngủ kĩ
– Làm dâu về nhà người ta
Ăn no ngủ nướng mẹ la chồng rầy
– Ngủ nhiều th́ lắm chiêm bao
Ăn lắm, ỉa lắm, cứt cao hơn đầu
– Cá giếc nấu với rau răm
Anh ăn một bát tối anh nằm khỏi ngủ quên
– Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làm


===


NẾT NGỦ
– Đi th́ sợ gai mồng tơi
Ngủ th́ sợ quỷ ẩn nơi đầu giường
Ăn th́ sợ cá lắm xương
Nói th́ hạt thị ngậm trương đầy mồm
Vật th́ chân nhảy chồm chồm
Nó khoắng một cái đít trôn lăn vèo!
-- Đầu hôm ngủ tới canh tư,
C̣n nằm mà ngủ, muỗi th́ nó cắn dư cả vùa
Canh năm th́ dộng trống chùa,
C̣n nằm mà ngủ, chúng lùa một bên
Ngủ th́ quên tuổi, quên tên,
Ngủ cho mặt trời mọc đă lên ba sào
Sáng ra đái dựa hàng rào,
C̣n đương ngây ngủ té nhào trong gai
Quét nhà long mốt long hai,
Con mắt dáo dác thấy trai ngó chừng
Bày ra cắt áo, cắt quần,
Cắt không kích tấc, nhằm chừng cắt ngang
Vải thời một tấc một quan,
Cắt thời khoét lỗ khoét hang đâu c̣n
Bày ra bánh cục bánh ḥn,
Nắn bằng chiếc đũa, hấp c̣n bột không


===


NGỦ THEO BAN


Ngủ muộn, ngủ sớm
– Em là con gái nhà quê
Ăn trưa, ngủ sớm ngồi lê nẫu cười.


Ngủ nướng
– Làm dâu về nhà người ta
Ăn no ngủ nướng mẹ la chồng rầy
– Có chồng mà chẳng biết lo
Ăn hàng ngủ nướng là đồ nhớt thây
– Con gái nhà ai hay ho,
Ngủ nướng thẳng giấc, dậy ra đo mặt trời
– Ta đương mê ngủ mơ màng
Tai nghe cha mắng ḥ khoan sự ǵ?
Giờ c̣n ngủ nướng li b́,
Mặt trời đă mọc chưa đi ra cày.


Ngủ ngày
– Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm
– Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
– Mặt trời trực chỉ chân mây
Có hai con mắt ngủ ngày một con
– Đời người được mấy gang tay,
Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang
– Nẫu giàu nẫu ngủ ban đêm
C̣n tôi nghèo khổ ngủ thêm ban ngày
– Ăn rau th́ chịu ăn rau
Có thương th́ lấy ham giàu mà chi
Chồng giàu mà lại ngu si
Ăn no béo mợ, ngủ kh́ ngày đêm
– Đời người được mấy gang tay
Ai hay ngủ ngày c̣n được nửa gang
Anh lo ăn uống cho sang
Hết hàng thịt chó đến hàng cháo kê
Khuyên anh anh nỏ chịu nghe
Ôm mấn ôm áo, tôi về nhà tôi


Ngủ đêm – Đêm ngủ
– Câu tôm xuồng nhỏ khó ngồi
Ban đêm ngủ gục, gỡ mồi ăn chơi.
– Nhớ ai nhớ măi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn
– Nửa đêm trăng tắt sao thưa
Em mong thầy mẹ ngủ, để em đưa anh về
– Đêm khuya chẳng ngủ, dậy ngồi
Giận người ở bạc như vôi thế này
– Đêm qua nằm ngủ sập vàng
Trông xuống sập bạc thấy chàng nằm không
Vội vàng cởi áo đắp chung
Tỉnh ra em vẫn nằm không một ḿnh
– Đêm khuya thức ngủ hỡi nàng,
Chim quyên nó đậu đầu giàn nó kêu
– Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười
– Đêm qua em có ngủ đâu
Em nằm nghe dế kêu sầu bên tai
– Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra đứng bờ sông đợi chờ
Thương ai đi ngẩn về ngơ
Đêm mất giấc ngủ, ngày ngơ ngẩn sầu
Thương ai ra đứng đầu cầu
Lược sưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Chiếu hoa bỏ vắng không ngồi
Pḥng loan bỏ vắng mặc người quay tơ
Muốn cho đó đợi đây chờ
Đừng như hoa lư hững hờ, ai ơi
– Giường này ai trải chiếu đây
Đêm qua không ngủ, đêm nay không nằm
Một chăn đắp chẳng kín chân
Hai chăn đắp để muôn phần xót xa
Ba chăn thương nhớ cả ba
Hay là ḿnh đă năm ba tớ thầy
Hay là ḿnh giận ta đây
Ḿnh cho ta biết một giây kẻo sầu
Tin đi mối lại đă lâu
Ḿnh về lấy vợ để sầu cho ta
Càng nom th́ bóng càng xa
Chàng về lấy vợ cho ta lấy chồng
Đố ai khuyên gió bóng thông
Đố ai xúi giục cho rồng phun mưa
Ruột tằm bối rối ṿ tơ
Tay khoan tay rẽ cho thưa mối sầu.


Ngủ trưa
– Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày
– Cái c̣ lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa
Ngày th́ ước những ngày mưa
Đêm th́ ước những đêm thừa trống canh
– Đố ai chừa được rượu tăm
Không chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa
– Đố ai ngồi vơng không đưa,
Ru con không hát, anh chừa rượu tăm


===


TRẠNG THÁI NGỦ
Ngủ cho say, ngủ cho no, ngủ cho kỹ, ngủ cho nồng, ngủ cho mùi, ngủ cho lâu, ngủ cho an, ngủ cho yên
– Ngủ say như chết
– Chim quyên nó đỗ nhành dâu
Giả đ̣ lơ láo kiếm sâu đỡ ḷng
-- Lạy trời cho nổi gió nồm
Cho người thục nữ mủi ḷng ngủ say
– Mẹ ru con ngủ cho ngoan,
Mẹ c̣n xúc nốt xe than cho đầy,
Mẹ ru con ngủ cho say,
Làm xong chuyến nữa nghỉ tay mẹ về


Ngủ yên, ngủ an
– Đêm nằm giấc ngủ không an,
Trách con dế nhủi kêu vang ngoài rào.
– Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Giọt mưa t́nh rỉ rắc chốn hàng hiên
Em muốn làm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên
Sợ mưa già nước ngập, biết tựa con thuyền vào đâu


Ngủ mơ, ngủ mê
– Khôn dại tại tâm
Đái dầm tại ngủ mê
– Ta đương mê ngủ mơ màng
Tai nghe cha mắng ḥ khoan sự ǵ?
Giờ c̣n ngủ nướng li b́,
Mặt trời đă mọc chưa đi ra cày.


Ngủ chập chờn
Ngủ ngáy
– Hai nách những lông xồm xồm,
Chống yêu chồng bảo mối tơ hồng trời cho.
Đêm ngủ th́ ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo lái đ̣ cầm canh.
Ăn vụng bụng to tày thùng,
Chồng yêu chồng bảo cái giành đựng cơm.
– Đêm nằm giấc ngủ không an,
Trách con dế nhủi kêu vang ngoài rào.


Ngủ vùi
– Cất cây đ̣n gánh đi ra
Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
Về nhà, con đói ngủ vùi
Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng


Ngủ gục
– Hiu hiu gió thổi đầu non
Ai thường ngủ gục là con Ngọc Hoàng


Ngủ quên
– Anh thương em bất tận vô hồi
Ngủ quên c̣n nhớ, thức dậy ngồi c̣n thương
– Cá giếc nấu với rau răm
Anh ăn một bát tối anh nằm khỏi ngủ quên
– Nhà tôi có cặp gà ô
Đêm khuya nó gáy cho cô biết chừng
Nhà tôi có cặp gà rừng
Đêm khuya nó gáy cô đừng ngủ quên!


===


NGỦ NHƯ CON VẬT
– Ngủ gà ngủ gật
– Ngủ gà ngủ vịt
– Ngủ như ḅ
– Ngủ như chó cúc no sưa
– Ngủ như gà trốn diều
– Ngủ như tru
– Ngủ như chết


===


NGỦ NGHÊ
Buồn ngủ buồn nghê
– Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nước, cùng là cháo kê.
– Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm đă chín, con dê đă mùi
Con tằm đă chín để lại mà nuôi
Con dê đă mùi làm thịt em ăn
– Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê mọc sừng
Mọc sừng th́ mọc giữa lưng
Đừng mọc trên mắt nó sưng tù vù
– Buồn ngủ buồn nghê
Bán ḅ tậu ruộng, mua dê về cày
Đồn rằng dê đực khỏe thay
Bắt ách lên cày, nó lại phá ngang
– Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà c̣n có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo, khóc hon
Khóc đ̣i quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Con thèm chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm ḷng bí đao


===


NGỦ BAO LÂU ?
Ngủ một giấc
– Đêm qua có ngủ, xin thề
Một giấc đến sáng, chớ hề vẫy tai


Ngủ một đêm, ngủ nửa đêm
– Đêm nay trăng sáng lờ mờ
Mùng ai có rộng ngủ nhờ một đêm
– Con gái ở trại Hàng Hoa
Ăn cơm nửa bữa ngủ nhà nửa đêm


Ngủ trong ḷng mẹ, trong tay mẹ
Ngủ canh
– Năm canh th́ ngủ lấy ba
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn

===


NGỦ Ở ĐÂU, VỚI AI ?
Ngủ nôi
– Hai tay cầm bốn tao nôi
Mẹ ru con ngủ cho rồi kẻo trưa


Ngủ giường
Ngủ vơng
Ngủ bờ ngủ bụi
Ngủ trong nhà, trong pḥng, trong buồng
– Đêm qua anh ngủ nhà ngoài
Để em thở vắn than dài nhà trong
Ước ǵ anh được vô pḥng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan


Ngủ lạ nhà
Ngủ với chồng vợ, bố mẹ, con cái
– Ăn với chồng một bữa
Ngủ với chồng nửa đêm
– Một vợ th́ ngủ giường lèo
Hai vợ th́ nằm chèo queo
Ba vợ rúc xuống chuồng heo mà nằm.
– Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đ̣i chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”
– Hồi hôm tôi ngủ có ông trời
Lăn qua trở lại thấy mấy lời em than
Đứng giữa trời anh chẳng dám nói gian
Vắng em một bữa, ruột gan ră rời


===


CÁI NGỦ, CƠN NGỦ
Cái ngủ
– Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Kéo cổ lôi về cho cái ngủ ăn
– Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
Bắt được một giỏ cá đầy
Bán đi mua gạo cho mày nấu ăn
– Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Buộc cổ lôi về nấu nướng đủ ăn
Miếng nạc th́ để phần chồng
Miếng xương phần mẹ, miếng ḷng phần con


Con buồn ngủ
– Gió đưa con buồn ngủ lên bờ
Đừng cho nó xuống, nó rờ mắt tôi
- Gió đưa con buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.

===


RU NGỦ, DỖ NGỦ
Ru ngủ
– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm
– Ru con con ngủ cho rồi
Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân
– Cháu ơi cháu ngủ cho lâu
Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về
Chừng về bắt được con cá trê
Tṛng cổ mang về bà cháu ḿnh ăn
– Ngủ đi cho mẹ đi ṃ
Tôm rang đầy chảo, cá kho đầy nồi.
Ngủ đi cho mẹ đi hôi,
Cá nấu đầy nồi, chị múc em ăn.
– Em ơi em ngủ cho yên
Mẹ em đi cấy đồng chiêm suốt ngày
Con c̣ làm tổ trên cây
Con chim lẻ bạn nó bay đầu làng
– Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
– Gió Động Đ́nh mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Vơng đào mẹ bế con rồng cháu tiên
– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Chăn huyên đường ấp ủ năm canh
Con nay tuổi trẻ đầu xanh
Lớn lên con phải đua tranh với đời
Đă sinh ra kiếp làm người
Gom tài góp sức cùng đời đua chen
– Con ơi, con ngủ cho mùi
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông.
Chông này ǵn giữ non sông,
Chông này góp sức diệt quân bạo tàn.
Chông này xóa sạch tóc tang,
Chông này đem lại tiếng đàn lời ca
Cho con gần mẹ gần cha,
Cho nước độc lập, cho nhà yên vui.
Con ơi con ngủ cho mùi,
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông.
– Chích choè chích choè
Mày hót tao nghe
Mày ru tao ngủ
Tao ngủ cho say
Mẹ tao đi chợ tây
Mẹ tao đi chợ đông
Mua về cho tao ba quả hồng
Tao cho chích choè một quả
– Ru con giữa buổi chiều đông,
Để mẹ tát nước giữa đồng đêm nay.
Cầu giai mẹ đổ luôn tay,
Cho lành manh áo cho đầy cơm con.
Cho ḷng mẹ đỡ héo hon,
Cho khuôn mặt trẻ đẹp tṛn như gương.
Quản ǵ một nắng hai sương,
Quản ǵ gió bụi trên đường con ơi.
Ru con mẹ hát mấy lời,
Ngủ đi cho mẹ c̣n rời gối tay.
– Ru con, con ngủ cho lâu
Để mẹ đi cấy ruộng sâu chưa về
Ru con, con ngủ cho mê
Mẹ c̣n lo chuyện lê thê kéo cày
Ru con, con ngủ cho say
Mẹ c̣n vất vả chân tay ngoài đồng
Ru con, con ngủ cho nồng
Mẹ c̣n nhổ mạ trả công cho người
– Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay
Ước ǵ mẹ có mười tay
Một tay bắt cá, tay này bẫy chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, tay t́m hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
C̣n tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đ̣n
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn c̣n thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.


Dỗ ngủ
– V́ con, mẹ chẳng hở tay
Tối ngủ la khóc, dỗ hoài sáng đêm

 

====


HÀNH ĐỘNG NGỦ
Đi ngủ
– Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước ǵ chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân!
Rồi ta chung gối, chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường Tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn cơm chung cả một nồi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cả lược ngà,
Soi gương chung cả nhành hoa giắt đầu.


Ngủ đi
– Một đêm là năm trống canh
Ngủ đi th́ chớ, trở ḿnh lại thương
Ruột tằm bối rối tơ vương
Như ai để nhớ để thương trong ḷng


Mất ngủ
Không ngủ
– Đêm năm canh không ngủ măi ngồi
Bởi chưng thương bạn bồi hồi lá gan.


Bớt ngủ
– Bữa nay buồm giật, neo dời
Anh ơi bớt ngủ nghe lời em than
– Em than ít ít anh cũng biết nhiều
Đừng than chi lắm chín chiều ruột đau


Thức ngủ
– Bóng trăng ngă lộn bóng tre
Chàng ơi, thức ngủ dậy nghe thiếp thề
Vườn đào thả lộn vườn lê
Con ong ṿ hút nhuỵ, con bướm xê ra ngoài
Chàng ơi, nghĩ lại mà coi
Tâm t́nh thiếp ở như gương soi không bằng.


Buồn ngủ
– Buồn ngủ gặp chiếu manh
– Ở hóa ba năm, lấy chồng buồn ngủ
– Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Đă làm biếng lại gặp anh đứng đường
– Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Vừa khi chồng để gặp anh giữa đường


Ngái ngủ
Ngáp ngủ
– Ngáp đói hay là ngáp no
Có phải ngáp ngủ th́ lo lên giường.


Ham ngủ
– Ham ăn th́ lú
Ham ngủ th́ mê


Dễ ngủ – Khó ngủ
– Tôi chưa già nhưng tôi chán đàn ông
Đầu hôm khó ngủ, hừng đông kêu hoài


Ngủ nằm – Ngủ ngồi – Ngủ đứng
– Cô kia má tựa ḥn than
Nằm đâu ngủ đấy lại toan chê chồng
Chê chồng chẳng bỏ chồng chê
Chê chồng th́ ít, chồng chê th́ nhiều


Nằm ngủ – Ngồi ngủ – Đứng ngủ
– Một đêm nằm bằng một năm ở

 

===


MẮT NGỦ
Giường ngủ
Màn ngủ
Chiếu ngủ
Chăn ngủ
Gối ngủ
Quần áo ngủ
Đèn ngủ


====


Chợp mắt : ngủ ngắn
Chong mắt : mất ngủ
Sụp mắt : buồn ngủ
Mắt díp lại : buồn ngủ


Mắt ngủ
– Mặt trời trực chỉ chân mây
Có hai con mắt ngủ ngày một con.
-- Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
-- Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo v́ một nỗi không yên mọi bề…


Giấc hoè là giấc ngủ mơ thấy ḿnh được hưởng phú quư
“ Tiếng sen sẽ động giấc hoè
Bóng trăng đă xế hoa lê lại gần.
( Truyện Kiều )

An giấc ngàn thu : Tại sao không là mùa xuân, mùa hạ hay mùa đông mà là mùa thu trong thành ngữ "an giấc ngàn thu"? Trong tiếng Việt, thành ngữ an giấc ngàn thu (hay yên giấc ngh́n thu) có nghĩa là chết, ví như giấc ngủ kéo dài hàng ngàn năm.


Giấc ngủ đă đi vào thơ.
Huy Cận có bài thơ "Ngậm Ngùi" nổi tiếng:


Nắng chia nửa băi; chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! hăy ngủ... anh hầu quạt đây.
Ḷng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng b́nh thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
Hồn em đă chín mấy mùa thương đau
Tay anh em hăy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..


Có truyện ngắn của nhà văn Mỹ Washington Irving kể về Rip Van Winkle Cái tên ngụ ư rằng Rip là biểu tượng của quá khứ và quá khứ nên được chôn vùi để tương lai tự do có thể tiếp tục tồn tại. Rip Van Winkle ngủ quên sau khi uống rượu với một nhóm ma gần sông Hudson. Anh tỉnh dậy hai mươi năm sau và thấy rằng nước Mỹ đă giành được tự do từ tay Anh.
Một giấc ngủ kéo dài đến 20 năm và lúc tỉnh dậy mọi chuyện đều thay đổi.

C̣n chuyện có thật được kể lại sau đây:

Karolina Olsson, sinh năm 1862 tại Thụy Điển, đă sống một cuộc đời phi thường với chứng rối loạn giấc ngủ khó hiểu. Ở tuổi 13, cô ch́m vào giấc ngủ sâu và ngủ suốt 32 năm tiếp theo của cuộc đời. T́nh trạng của cô đă thu hút cả cộng đồng y tế và công chúng, làm nảy sinh nhiều giả thuyết và suy đoán về nguyên nhân cơ bản cũng như các biện pháp khắc phục tiềm năng.

Trong suốt nhiều thập kỷ ch́m trong giấc ngủ kéo dài, gia đ́nh Karolina Olsson đă chăm sóc cô không mệt mỏi, hy vọng vào một ngày nào đó cô sẽ tỉnh dậy. Trường hợp của cô đă thu hút sự chú ư rộng răi, và cô được mệnh danh là “người đẹp ngủ trong rừng” của Thụy Điển. Cho đến nay, câu chuyện kỳ lạ về cuộc đời của Karolina vẫn là một dấu hỏi lớn của giới khoa học, khiến người ta rùng ḿnh khi nghĩ rằng có một thế lực huyền bí nào đó đă làm ra chuyện lạ này. Các chuyên gia y tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau đă rất bối rối trước t́nh trạng của cô, v́ nó thách thức sự hiểu biết thông thường về chứng rối loạn giấc ngủ và thách thức giới hạn khả năng phục hồi của con người.
 

Bất chấp những tổn thất về thể chất và tinh thần mà t́nh trạng của cô đă gây ra cho gia đ́nh, sự hiện diện vững chắc của Karolina Olsson trước mắt công chúng đă khơi dậy sự ṭ ṃ của khoa học và thúc đẩy nghiên cứu t́m hiểu sự phức tạp của giấc ngủ và tác động của nó đối với sức khỏe con người. Trường hợp của cô cho tới tận ngày nay vẫn là một lời nhắc nhở đầy ám ảnh về lĩnh vực rối loạn giấc ngủ bí ẩn và thường bị hiểu lầm.


Nguyên nhân của giấc ngủ kéo dài hơn 30 năm:

 
Gia đ́nh Olsson là một gia đ́nh nghèo và sống trên một ḥn đảo biệt lập không có bác sĩ. Ban đầu, gia đ́nh t́m kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng nhỏ xung quanh. V́ nghèo và không đủ khả năng chi trả cho bác sĩ, những người hàng xóm đă trả tiền để một bác sĩ đến thăm khám cho cô. Bác sĩ sau khi kiểm tra xong đă kết luận cô rơi vào t́nh trạng hôn mê và cần phải kiểm tra thêm. Ông tiếp tục đến thăm và kiểm tra Karolina trong một năm nữa và trong thời gian này, ông đă cố gắng thuyết phục cộng đồng y tế giúp đỡ và t́m cách chữa trị.

Nhiều bác sĩ đă đến thăm gia đ́nh Olsson và khám cho Karolina. Một sự thật đáng ngạc nhiên là tóc và móng tay của cô gái dường như không mọc trong suốt thời gian đó. Hơn nữa, cô không giảm cân mặc dù thực tế chế độ ăn uống của cô chỉ bao gồm hai ly sữa mỗi ngày.
 

Năm 1882, cha mẹ cô chuyển cô đến thành phố Oskarshamn sau khi bác sĩ đề nghị điều trị bằng sốc điện để hồi sinh cô.


Một tháng sau, khi t́nh trạng của cô không được cải thiện, cha mẹ cô đă đưa Karolina trở về nhà. Bác sĩ chỉ ra rằng họ không thể làm ǵ cho cô, và gia đ́nh chỉ cần chờ đợi và cầu nguyện cho phép màu xảy ra.


Làm sáng tỏ nguyên nhân đằng sau thời gian ngủ chưa từng có của Karolina Olsson là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các chuyên gia y tế thời bấy giờ. Nhiều giả thuyết đă được đề xuất, bao gồm cả những giả thuyết liên quan đến t́nh trạng thần kinh, chấn thương tâm lư và mất cân bằng nội tiết tố.


Một giả thuyết phổ biến vào thời điểm đó cho rằng giấc ngủ của Karolina Olsson là kết quả của chứng bất động thần kinh cuồng loạn, một t́nh trạng đặc trưng bởi những khoảng thời gian bất động và bất tỉnh. Lời giải thích này mặc dù đă được tranh luận rộng răi, nhưng không thể cung cấp sự hiểu biết toàn diện về t́nh trạng của cô, v́ nó không tính đến độ dài bất thường của các giai đoạn ngủ của cô.
 

Trong thời gian Karolina ch́m sâu vào giấc ngủ, cha mẹ cô đă trải qua rất nhiều lo lắng. Khi con gái không tỉnh lại sau vài ngày nằm trên giường và họ không thể đánh thức cô dậy, họ đă nhờ sự trợ giúp y tế.


Việc thiếu kiến thức cụ thể xung quanh trường hợp của Karolina Olsson làm nổi bật những thách thức mà các chuyên gia y tế phải đối mặt trong việc chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ phức tạp và hiếm gặp. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu liên tục và những tiến bộ trong thuốc ngủ để làm sáng tỏ những trường hợp đặc biệt như vậy và cung cấp giải pháp cho những người bị ảnh hưởng bởi các t́nh trạng tương tự.


T́nh trạng của cô đă làm dấy lên một làn sóng nghiên cứu và t́m hiểu khoa học, dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về chứng rối loạn giấc ngủ và những tác động sinh lư và tâm lư của chúng. Trường hợp của cô đă mở ra những cánh cửa để khám phá sự phức tạp của các kiểu ngủ, vai tṛ của bộ năo và các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ thức - ngủ.


Nhiều năm sau, một trong những người anh trai của cô qua đời và người ta nhận thấy cô đang khóc, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy cô sẽ thoát khỏi giấc ngủ sâu. Mẹ cô cũng qua đời vào năm 1904 và một người giúp việc được sắp xếp để chăm sóc Karolina toàn thời gian.


Vào ngày 14 tháng 4 năm 1908, người giúp việc bước vào pḥng của Karolina và thấy cô đang khóc trên sàn nhà. Karolina Ollson cuối cùng đă thức dậy sau giấc ngủ dài 32 năm của ḿnh.


Điều đáng chú ư là mặc dù khi tỉnh lại, Karolina đă 46 tuổi, độ tuổi trung niên nhưng trông cô vẫn trẻ hơn rất nhiều khi so với độ tuổi của ḿnh. Đây là một sự thật khó hiểu khác làm tăng thêm phần bí ẩn.


Tin tức về việc Karolina tỉnh dậy cũng khiến cho nhiều người muốn t́m hiểu các khía cạnh từ câu chuyện của cô. Các phóng viên, bác sĩ cũng như nhiều người khác chỉ v́ ṭ ṃ đă đến thăm ngôi nhà của gia đ́nh cô. Tuy nhiên Karolina Ollson không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào. Cô không nhớ bất cứ điều ǵ trong 32 năm của giấc ngủ.
 

Có vẻ như trường hợp của Karolina Olsson là trường hợp độc nhất vô nhị v́ không có người nào khác từng được ghi nhận ở trong t́nh trạng này lâu như vậy.
 

Karolina có một cuộc sống khá hạnh phúc sau giấc ngủ kéo dài 32 năm. Bà qua đời vào tháng 4/1950.
 

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết nguyên nhân tại sao Karolina lại ngủ lâu như vậy và điều này vẫn là một dấu hỏi đối với y học.


Trong cuộc đời, mỗi người dành 1/3 thời gian để ngủ. Trung b́nh mỗi đêm ngủ 7-9 tiếng là đủ. Vậy ngủ cũng là một hoạt động cần thiết. Bởi lẽ đó nên mới có nhiều chuyện để nói.



Tháng 11 / 2024
THÂN TRỌNG SƠN.

 

 

Trang Thân Trng Sơn

art2all.net