ĐẶNG CHÂU LONG Hăy cắm giùm anh cánh hoa Nơi cánh cửa mở ra cơi ngoài Nơi linh hồn anh bao lần ứa máu Nơi có những chuyến xe đi về Mang theo những điều mộng ảo Nơi anh ôm em và chúng ta sẽ khóc Lần cuối cùng cho măi măi ngàn sau
(Chu Trầm Nguyên Minh, Năm Mới) Tiếng hát khàn trầm của anh bạn Nguyễn Hữu Ninh đă lột tả hết những chịu đựng của con người trước nỗi thống khổ cuộc đời, và chúng tôi, tôi và Út Chiến, thường nghêu ngao một ḿnh để khỏa lấp nỗi trống trải trong những ngày nhọc nhằn của thập niên 80 nơi rừng núi Thạch Thành, Phú Yên. Nhà Út Chiến nằm bên ḍng sông Cửa Bé và sông Quán Tường ở khu tái định cư Ḥn Rớ. Trước nhà là dăy Chín Khúc Đồng Ḅ, sau nhà là một dàn rớ trên sông nước mà Út Chiến đă cùng anh Cụng dựng lên để làm kinh tế phụ qua ngày. Cảnh trí thơ mộng của sông núi cộng thêm cḥi kéo rớ bên bờ liễu rũ đă thu hút không biết bao bè bạn tứ phương về tụ hội. Năm 2002, trong một cuộc vui ở cḥi rớ, Út Chiến đă nghêu ngao lại bài ca Năm Mới góp vui. Trong chiếu hôm ấy có cả thi sĩ Vũ Nguyên và anh họa sĩ Thanh Hồ, Thanh Hồ đột nhiên vỗ đùi và nói: “Đây là bài hát phổ thơ của Chu Trầm Nguyên Minh, anh bạn rất thân của ḿnh từ nhiều năm trước. Chắc anh sẽ vui lắm khi biết bài hát này”. Và khi tàn tiệc, Thanh Hồ hứa hẹn sẽ mang anh Chu Trầm Nguyên Minh về đây để gặp lại đứa con tinh thần của anh qua lời nhạc Phan Ni Tấn. Nghe vậy thôi, rồi ai nấy cũng phải lao vào ḍng chảy cơm áo gạo tiền, tôi năm ấy đă vào Sài G̣n làm việc và một hai tháng lại về Nha Trang gặp gỡ bạn bè. Tết 2003, theo thông lệ, gia đ́nh chúng tôi lại về Diên Khánh đón Xuân cùng gia đ́nh con gái đầu. Nhận phone Út Chiến ngày mùng một Tết: “Anh chị ghé nhà em chiều nay nghe, có cả anh Chu Trầm Nguyên Minh và Thanh Hồ nữa”. Hơi bất ngờ, nhưng không hề ǵ, đă về tới nhà th́ thời gian là của ḿnh, huống ǵ là cuộc hạnh ngộ. Chiều năm mới bên bờ sông Cửa Bé sau nhà Út Chiến thật thanh b́nh. Ḍng sông như ngừng chảy, chỉ hiu hiu gió khẽ lay những bông liễu đỏ phất phơ. Chiếc bàn nhỏ dưới gốc liễu đă có năm người ngồi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp gỡ anh Chu Trầm Nguyên Minh sau biết bao lần đọc thơ anh trên Văn, Văn Học, Bách Khoa, Dựng Đất…Anh ngồi đó, khuôn mặt phúc hậu, giọng ôn tồn nhỏ nhẹ, đúng là phong thái của một nhà giáo lâu năm. Tôi cũng không quên ngạc nhiên thứ hai của ḿnh: ngoài anh Chu Trầm Nguyên Minh, Thanh Hồ, Út Chiến, Tiểu Nguyệt th́ người thứ năm lại là người tôi từng quen biết, anh Nguyễn Hữu Anh Tuấn. Anh và tôi cùng làm việc ở Funaco tại Trường Lái. Trái đất quả nhỏ bé. Anh Tuấn cũng chưa từng ngờ rằng, anh Lê Sỹ Ngọc - bạn thân của anh - lại là bạn cùng lớp của tôi tại trường Đặng Đức Tuấn, Tuy Ḥa trong thập niên 60, bởi tôi chưa hề nhắc suốt nhiều năm cùng làm tại Điện Biên cũng như ở Funaco.
Anh Chu Trầm Nguyên Minh ngồi đó, hỏi thăm chúng tôi đủ chuyện quanh
phát tích bài hát đó, như thể đón lại một người thân về sau một
chuyến đi xa ngái ngàn trùng. Anh ngồi nghe Út Chiến hát, mắt anh
đẫm lệ, v́ sao??
(Chu Trầm Nguyên Minh, Năm Mới)
(ChâuLong, Viết cho anh Chu Trầm Nguyên Minh) Anh đă nh́n, đă thấy, đă nhớ, đă khóc, đă tưởng niệm và đă giao trọn trái tim c̣n lại của ḿnh cho người thân yêu chỉ để nhắn nhủ gắng gượng giữa cơn sóng gió c̣n dài. B́nh yên và cơn phúc lớn chưa hề xảy đến cho thân phận con người. Có hề ǵ, dù đớn đau điên dại, anh vẫn thiết tha yêu cuộc sống này. Đây không phải là bài duy nhất của anh được phổ nhạc, nhưng có một điểm chung là anh chưa từng là người được biết đầu tiên khi bài nhạc phổ thơ anh ra đời, như bài thơ Lời T́nh Buồn của anh, Vũ Thành An phổ nhạc. Bài hát ra đời,1967, lúc Vũ Thành An và anh gặp nhau ở Thủ Đức, bài hát được yêu thích và phổ biến đă 45 năm, anh biết cũng rất muộn màng. Nh́n dáng vẻ trang trọng của anh Chu Trầm Nguyên Minh, Út Chiến như thấy ḿnh có lỗi v́ hát không đạt tinh thần bài hát lắm nên nói với anh Chu Trầm Nguyên Minh sẽ mời anh Sơn (chủ nhiệm Hợp tác xă Sơn Hà) đến nhà hát cho anh nghe. Thật tiếc, khi có anh Sơn đến th́ anh Chu Trầm Nguyên Minh đang trên một tour biển đảo Nha Trang. Cuộc hội ngộ bất ngờ này đă là ấn tượng khó quên của tôi. Về nhà, lục lại trong chồng tạp chí Văn cũ, tôi lại t́m thấy lại được bài gốc Năm Mới của anh Chu Trầm Nguyên Minh. Tôi đă mang theo về Sài G̣n với hy vọng sẽ gặp lại anh và trao cho anh tạp chí Văn chứa chất kỷ niệm về một đứa con tinh thần . Nửa năm sau, ngày 21-06-2003, tôi lại có dịp cùng anh Chu Trầm Nguyên Minh và anh Thanh Hồ gặp gỡ tại Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Sĩ, 81 Trần Quốc Thảo, Q3. Kỳ này tôi rủ thêm Nguyễn Hải, bạn thân lâu năm của tôi ở Sài G̣n cùng đi. Tôi cũng không quên tạp chí Văn đă chuẩn bị gởi anh. Gặp lại và trao anh tập báo cũ, tôi chỉ nói: “Em gởi lại anh một kỷ niệm, nơi đến của nó phải là anh”. Không khí đơn giản của quán làm mọi người dễ ḥa đồng và gần gũi. Bàn chúng tôi ngồi có nhiều người tôi chưa hề gặp, tôi chỉ c̣n nhớ anh Nhạc sĩ Nguyễn Nam bên Đài Truyền h́nh, có lẽ do dáng ngỗ ngáo phong trần khác xa độ tuổi trung niên của anh, thêm vào chiếc xe mô tô phân khối lớn làm người anh lọt thỏm khi ngồi lên. Anh Thanh Hồ trổ tài vẽ kư họa cho Nguyễn Hải và tôi giữa tiếng tṛ chuyện ồn ào trong quán nghệ sĩ mà anh đă quá quen thuộc. Anh Chu Trầm Nguyên Minh vẫn trong phong thái nhẹ nhàng, chừng mực nói chuyện đời thường với mọi người như một người thân quen của quán nghệ sĩ này từ mấy mươi năm trước. Thảo nào những học tṛ cũ của anh ở Trung học Duy Tân Phan Rang luôn nhớ anh trước tiên khi nhắc nhớ đến kỷ niệm trường xưa: - Này, ông nói nhớ Phan Rang, nhớ Duy Tân, mà ông nhớ ǵ nhất? - Ừ, th́ nhớ câu hát: "Anh đi rồi c̣n ai vuốt tóc, lời t́nh thơm sách vở học tṛ..." của thầy Chu Trầm Nguyên Minh, Vũ Thành An phổ nhạc.
Gần mười năm không gặp lại, t́nh cờ anh t́m lại được số điện thoại của tôi. Anh gọi cho tôi như t́m lại được một người thân xưa cũ làm tôi cũng nghẹn ngào như anh.
Chúng ta chỉ là những cánh bằng tan tác. Giữa đời say bỗng thấy bóng
ta trong người tương ngộ. C̣n thấy nhau cứ trân trọng nhau mà chợt
nhói nỗi xót xa. Tất cả chỉ là cọng củi mục giữa ḍng suối mùa lũ.
Có đọng lại chăng là nguồn mát lạnh của ḍng suối đă đẩy xô ta giữa
nỗi đời quá đỗi đa đoan.
__________
Những bài liên quan : Năm Mới - Chu Trầm Nguyên Minh
|