NGÔN NGỮ LƯU VONG THE LANGUAGE OF EXILE
Imre Kertesz Nguyễn Quốc Trụ dịch
"Cho dù ở bất cứ đâu, viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhà văn của Ḷ Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, mong t́m nơi nương náu, ở nơi đâu nếu không là trong tiếng nước người..." Imre Kertész "Tiếng Đức cũng chỉ là nơi nương náu tạm thời, cho qua một đêm, của những kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, nếu nhận ra điều này. Cũng tốt thôi, nếu làm ḥa với một tri thức như thế, và thuộc trong số những người không thuộc về nơi chốn nào. Cũng tốt thôi, một kiếp người." "Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, th́ nó vẫn là về Ḷ Thiêu." Kertész Với Imre Kertész, một người sống sót Ḷ Thiêu, tiếng nói Đức có những mắc míu không thể nào tẩy xóa được tại Âu Châu, nơi vẫn c̣n bị ám ảnh bởi chủ nghĩa bài Do Thái. Thứ ngôn ngữ đă một thời giầu sang hiển hách nhờ những nhà văn lớn lao Do Thái như Kafka, Celan, và, mặc dù Imre Kertész viết bằng tiếng Hungary, những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất, qua bản dịch tiếng Đức. Dưới đây, là chuyển ngữ, từ bản tiếng Anh của dịch giả Ivan Sanders, trích đoạn bài viết của Imre Kertész, nhà văn Hungary gốc Do Thái, Nobel văn chương 2002, nhan đề "Quyền Tự Do Tự Định Nghĩa Ḿnh" (The Freedom of Self-Definition), trên tờ The Guardian số đề ngày 19 tháng Mười, 2002, trên lưới.
**** Đề tài của tôi là sự tự do tự ḿnh định nghĩa ḿnh; tự do này đ̣i hỏi một điều thật đơn giản, là, mỗi, và mọi thành viên trong xă hội, có quyền ḿnh là ḿnh. Không ai bị biến thành tṛ cười, hay trở thành nạn nhân của sự phân biệt, chỉ v́ ḿnh đă chót sinh ra là ḿnh, hay là chót coi ḿnh là ḿnh, theo một cung cách, đường hướng nào đó. Cũng như vậy, lẽ tất nhiên, đừng ai chơi trội, khi cho rằng, ḿnh hơn người là do gốc gác, niềm tin, tư tưởng, hay giản dị bởi v́ là do một điều, mày có biết tao là ai không? Ở đây, tại Âu Châu này, bạn hẳn nhiên coi những tự do như vậy là được đảm bảo; bạn thưởng thức những tự do như vậy, trong cuộc sống thường ngày của bạn, coi đây là những quyền cơ bản của con người, và có thể, bạn chẳng thấy sự cần thiết, bàn về chúng. Nhưng thật cần thiết bàn về vấn đề này, bởi v́, ngay cả ở những nền dân chủ tây phương, tự do định nghĩa ḿnh là ḿnh cũng chưa thực sự được giải quyết tới nơi tới chốn, như là bề ngoài nó có vẻ như vậy. Đúng là quan niệm về nhân quyền, một trong những quyền cơ bản của nó là quyền về tự do và về phẩm giá, được diễn tả gọn gàng như vậy, là từ văn minh tây phương mà ra. Nhưng nhà nước toàn trị cũng có gốc gác của nó ở đây. Bởi v́ những chế độ độc tài của thế kỷ 20 đương nhiên họ vờ đi nhân quyền, coi con người như con cừu trong những trại khổng lồ, và dán cho họ những nhăn hiệu ḷe loẹt, dễ nhận ra – những nhăn hiệu quá hiển nhiên, rằng, họ thuộc loại có đặc quyền hay bị coi là ô nhục. Người ta thường chỉ nghĩ tới những cực điểm của những gán ghép như thế. Nhưng c̣n cả lố những cái khác, ở lưng chừng, cho thấy nhiều h́nh thức khác nhau, của sự đối xử phân biệt. Chúng ta không thể coi thường sự tổn hại gây ra bởi một hệ thống gán ghép mang tính tập thể, đánh đồng như vậy, khi nó được định chế hóa, hoặc được đem ra thực hành – làm sao biết được, nó vặn vẹo quan điểm của người ta, tẩm độc những liên hệ của họ với người khác ra sao, và làm bại hoại ngay cả h́nh ảnh của chính họ tới mức nào. Hệ thống những biểu tượng được chế độ Nazi đem ra thi hành, theo một cách nào đó, là rất ư đơn giản, và quá mức hiển nhiên. Mục đích của nó, là tiêu diệt một số người, trong khi khuyến khích số người khác tha hồ sinh con đẻ cái, như thể họ thuần chủng. Trong những chế độ độc tài cộng sản, t́nh h́nh có phức tạp hơn. Ở đây, những viên chức làm công việc sàng lọc, tuyển chọn, họ luôn luôn thuộc về nhân dân, ở trong nhân dân mà ra, và họ cứ thế tiếp tục đưa người từ trại tù này tới trại tù khác. Đôi khi xẩy ra trường hợp, ở lưng chừng của những công tác như vậy, viên chức lo việc chuyển tù bỗng bị ai đó, từ phía sau lưng tóm cổ anh ta, tàn nhẫn thẩy vào một trong những trại tù chẳng thoải mái chút nào, mà cho tới lúc đó anh ta đang hồ hởi đẩy người vào. Tôi chẳng mong muốn dây dưa quá nhiều vào chuyện nghiên cứu những chế độ độc tài, chúng biến phân biệt đối xử và diệt chủng thành một nguyên tắc chung, một thứ qui luật của chúng. Ngoài ra, tôi chỉ nhắc tới hai h́nh thức cực đoan của phân biệt đối xử mang tính tập thể được đem ra thực thi bởi những chế độ độc tài thế kỷ 20, và chỉ đưa ra những thí dụ tại Âu Châu. Chúng ta biết c̣n có rất nhiều h́nh thức không phải tại Âu Châu. Ngay cả tại Âu Châu, cũng c̣n có những h́nh thức phân biệt đối xử mang tính tập thể, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng khá hiệu quả, mà chúng ta có thể gọi là phân biệt đối xử mang tính dân sự, giữa những người cùng trong một nước. Chính quyền tỏ ra chẳng giúp ích ǵ được, trong việc chống lại phân biệt đối xử dân sự, chính trị gia tỏ ra khả ái, c̣n mấy ông chủ trương dân túy th́ coi như chẳng có ǵ là đáng xấu hổ cả, khi lợi dụng nó. Rồi th́ c̣n có, đặc biệt là ở vùng Đông Âu, những xứ sở hậu cộng sản, một kiểu phân biệt đối xử không những đáng tha thứ, bỏ qua, mà lại c̣n được khuyến khích nữa, tuy bị nhà cầm quyền chính thức phủ nhận một cách quyết liệt. Cách đây không lâu, một nhà văn Ấn Độ, Urwashi Butalia, đă kể lại kinh nghiệm của riêng bà. Chúng ta được biết, qua bà, chuyện ǵ đă xẩy ra cho dân chúng, khi chính trị chia rẽ hai dân tộc, trong trường hợp ở đây, là dân Ấn và dân Pakistan. Họ nói cùng một thứ tiếng, và chia sẻ cùng một văn hóa, vậy mà chỉ v́ chủ nghĩa ái quốc phi lư và cuồng tín tôn giáo đă làm cho hai dân tộc khốn khổ, chúng làm đảo điên tất cả sự suy nghĩ, cuộc sống từng ngày của họ. Chỉ trong ṿng một đêm, vừa bừng mắt dậy, dân chúng nhận ra rằng, họ ở trong hai trại khác biệt hẳn nhau, và đứng trước thực tế phũ phàng, họ chẳng c̣n biết sống để làm ǵ, ḿnh là ai, họ là ai nữa. Những người Âu Châu chúng ta đă nhiều phen kinh nghiệm những thay đổi tàn bạo, bất thần như thế trong thế kỷ qua – phần nhiều ở phần đông hay trung Âu Châu, so với vùng phía tây lục địa của chúng ta. Những thay đổi như thế thường là kèm theo những mất mát về văn hóa không thể nào thay thế được. Vốn một thời, chốn này chốn kia là những thành phố với những đại học, những trung tâm văn hóa, nơi ba bốn thứ ngôn ngữ cùng được trao đổi, bỗng xuống cấp, biến thành những vùng tỉnh lẻ, ở trong những đế quốc rộng lớn, và giản dị biến khỏi bản đồ văn hóa Âu Châu. Nhiều người sẽ nghĩ tới Czernowitz, nơi nhà thơ Paul Celan từ đó tới, "một thành phố mà cư dân của nó là những con người và những cuốn sách". Những người Đức chính họ, như là hậu quả của mộng bá chủ toàn cầu, đă hủy diệt văn hóa Đức, ở trong những vùng mang tính đa quốc gia, đa ngôn ngữ, mà dân cư ở những nơi đây lên tới hàng triệu người – những vùng hầu như hoàn toàn bị chế ngự bởi ảnh hưởng văn hóa Đức. Họ hủy diệt những thiểu số dân Do Thái nói tiếng Yiddish hoặc tiếng Đức ở đó, những thiểu số dân đă đem đến cho tiếng nói Đức những người khổng lồ trong văn học như là Joseph Roth, Franz Kafka, và Celan. Thường xuyên sống trong những môi trường ngôn ngữ khác, những nhà văn này viết bằng tiếng Đức, và họ làm như vậy, là bởi v́ đây là thứ ngôn ngữ họ nói, trong mái ấm gia đ́nh của cha mẹ; và v́ là người Do Thái, do đó, không có gốc rễ, và là người của muôn phương, và chắc là kẻ thù của họ chẳng muốn điều này: họ suy nghĩ theo những chiều hướng của một ngôn ngữ lớn (a major language). Viết bằng tiếng Đức có ư nghĩa độc lập về trí thức đối với những nhà văn trên; nó đảm bảo sự tự do ḿnh là ḿnh của họ. Ngày nay, vang bóng một thời, những khu vực văn hóa Đức mang tính vùng (tôi nhấn mạnh từ vùng, partial) – hăy cứ nói là từ vùng bán đảo Crimea, qua Bukovina tới Galicia – chẳng bao giờ c̣n làm giầu cho văn hóa Đức, và những kẻ độc nhất, trách nhiệm những mất mát này, là người Đức, chính họ. Coi chính trị và văn hóa như là kẻ thù thay v́ chỉ là đối nghịch, là một hiện tượng đặc thù của thế kỷ 20. Nó không hề là một phát triển mang tính tự nhiên; chính trị ly dị, tách ĺa ra khỏi văn hóa, tạo ra chuyên chế vô giới hạn qua toàn quyền toàn lực, và có thể gây hủy hoại một cách thật là tàn khốc. Cuộc ly dị này có thể không hủy hoại mạng sống, của cải, nhưng nó luôn luôn làm hư ruỗng hồn người (human soul). Những phương tiện làm hư ruỗng của nó được gọi bằng cái tên: ư thức hệ. Thế kỷ 20 -một thế kỷ c̣n "được" nhắc nhở đến nhiều, do sự mất mát tàn khốc về những giá trị văn hóa – đă biến đổi những ǵ được coi là những giá trị, thành ư thức hệ. Sắc thái bi thảm nhất của sự biến đổi này là, những tầng lớp dân chúng hiện đại chẳng bao giờ được rờ tới văn hóa, thay v́ vậy, họ có được ư thức hệ. Sự phát triển này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó, rơ ràng là sự kiện này, những tầng lớp dân chúng như thế đó, đă xuất hiện đúng vào thời điểm, khi văn minh Âu Châu trải qua một cuộc khủng hoảng về tinh thần sâu thẳm "nhất", có thể nói là "nhất, nhất". Có những người, với sự trợ thủ của những kỹ thuật tinh vi được phát triển bởi guồng máy của những đảng phái chính trị, đă nắm lấy quyền kiểm soát, và sử dụng những tầng lớp dân chúng này. H́nh như [nhà văn Đức] Thomas Mann đă từng nói, thật là quá đầy đủ, khi gọi một khối dân đông đảo, là một Volk (Tộc, Dân Tộc), khi muốn họ ôm lấy bất cứ việc ǵ. Đâu có cần tới quyền lực của một nhà nước toàn trị ra tay làm điều này. Uy quyền của một Franco, một Dolfuss, hay một Nicholas Horthy đă có thể biến tín ngưỡng, ḷng ái quốc, hay văn hóa, thành chính trị, và biến chính trị, chính nó, thành một dụng cụ của hận thù. Hận thù và dối trá – đây chắc là hai yếu tố quan trọng nhất của nền học vấn mang tính chính trị mà dân chúng của thế kỷ 20 hấp thụ được. Chúng ta chỉ cần nhớ lại "Hai Phút Hận Thù" (Two Minutes Hate) này, trong tác phẩm 1984, của nhà văn George Orwell. "Dối trá trở thành một sức mạnh thành lập lịch sử, mănh liệt chưa từng có, trong ba mươi năm trở lại đây," Sándor Márai viết vào năm 1972. Điều này đặc biệt đúng đối với những xứ sở thuộc đông và trung Âu Châu; sau cuộc thế chiến thứ nhất, những t́nh cảm quốc gia tại đây nở rộ. Đế chế Áo-Hung, một thế lực lớn lao thuộc trung Âu Châu, sụp đổ, và sự tan ră của nó đă sản xuất ra độc dược, những độc dược này làm độc những quốc gia mới mẻ, mọc lên từ nơi đế chế Áo-Hung đổ xuống. Trong những đại học và trung học của một nước Hungary bị cắt cụt thun lủn, những luật lệ mang tính phân biệt đối xử đă được đem ra sử dụng, và, vào năm 1938, một thứ hiến pháp bài Do Thái hơn, đă có hiệu lực. Vào năm 1944, họ đeo cho tôi một ngôi sao vàng, và theo một nghĩa biểu tượng, nó vẫn c̣n đó; từ cái ngày ấy, tôi không làm sao gỡ nó ra được nữa. Chắc có người ngỡ ngàng, tôi phải thừa nhận điều này, bởi v́ đă hơn mười năm, sau sự trừ khử những nhà nước toàn trị cuối cùng tại Âu Châu, hơn mười năm, sau sự ra đời của chế độ dân chủ tại phần đất này của Âu Châu, vậy mà tôi vẫn c̣n nói như vậy. Những đau nhức như thế của tinh thần, có vẻ như chúng tự động sản xuất ra một thứ bệnh trạng của riêng nó, chúng ta chẳng thể nào hoàn toàn thấu đáo về một chuyện như vậy. Hăy lấy thí dụ, bạn có ư nghĩ là, thế giới chung quanh bạn th́ đầy hồn ma, cứ như thể chính bạn cũng trở nên không thực, và cũng chỉ là một hồn ma. Hay là trường hợp ngược lại, xẩy ra: bạn cảm thấy ḿnh là ngoại, cái ḿnh là ḿnh ấy là ngoại, như thể tất cả những ǵ bạn làm ra, đều trôi tuột đi, nhập vào môi trường chung quanh bạn, và đây là một môi trường không dính dấp, chẳng quen thuộc, và cũng chẳng tỏ ra thân mật với bạn: một môi trường phóng ngoại. Vợ tôi, là người Mỹ, do đó chẳng có vướng mắc ǵ với những thứ bệnh hoạn Đông Âu, đă nhận ra điều này: khi chúng tôi đi ra nước ngoài, tôi trải qua một sự thay đổi hoàn toàn nhân cách, con người của tôi. Ở trong những xứ sở ngoại quốc, tôi cảm thấy [như là] ở nhà của ḿnh trong khi, ở nhà, tôi xử sự như một kẻ xa lạ. Với những người ngoại quốc tôi xoay sở, nói năng, xử sự thoải mái, nhưng, với những đồng bào của ḿnh, tôi cảm thấy chẳng thoải mái một chút nào, như muốn bịnh. Trong chế độ độc tài được gọi là xă hội chủ nghĩa, t́nh trạng này là tự nhiên, b́nh thường, và nhiều hay ít, tôi học sống với nó. Làm quen với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chắc là mất th́ giờ nhiều hơn. Nhưng ít nhất, tôi bây giờ ngụp sâu tới tận đáy, của một vấn đề, và không chỉ một ḿnh tôi, tôi tin như vậy. Trong cuộc sống hàng ngày của tôi, tôi thường xuyên [phải] đáp ứng với những cú chích, giống như bị điện chích lên da, nhẹ thôi, từ thế giới chung quanh. Nói theo kiểu ẩn dụ, tôi hoài hoài cào xước tôi. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng của Montesquieu: "Tôi là một con người trước, rồi sau đó, là một người Pháp." Những kẻ phân biệt chủng tộc – bởi v́ chủ nghĩa bài Do Thái, kể từ sau Ḷ Thiêu Auschwitz, chẳng c̣n chỉ là bài Do Thái – muốn tôi là một Do Thái trước, rồi sau đó, không c̣n là một con người nữa. Thoạt kỳ thủy, do bối rối, lầm lẫn chúng ta ṃ mẫn, cố t́m cho ra những luận cứ, lư lẽ này nọ nhằm bảo vệ ḿnh, và chúng ta nhận ra rằng, chúng ta nói năng, suy nghĩ về ḿnh theo một đường lối nguyên thủy, sơ khai nhất. Chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên: điều chúng ta chống c̣n ở trên cả sự nguyên thủy, sơ khai. Nếu chúng ta bị đẩy vô một chuồng thú, chúng ta phải chiến đấu như một con thú. Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng, ư nghĩ tệ hại mà chúng ta chống lại đó, đă khiến chúng ta nghĩ về ḿnh theo một đường lối thấp hèn; chẳng mấy chốc, chuyện này xẩy ra: không phải chúng ta nghĩ về ḿnh, mà là nghĩ về một người nào đó. Nói một cách ngắn gọn, tiến tŕnh này vặn vẹo, làm biến dạng nhân cách của chúng ta. Phương cách tự vệ đau thương nhất, và là tối hậu nhằm tránh cho nhân cách bị biến dạng th́ cũng thông thường, quen thuộc thôi: trực diện với những tay ư thức hệ phi nhân, nạn nhân vô phúc, bất hạnh chỉ c̣n mỗi một cách là cố bám riết lấy nhân cách của ḿnh, cái gọi là chất người của riêng ḿnh. Trong cuộc "trấn lột" này, có một điều chi thật cảm động, bi thương: bởi v́, điều mà mấy tên ư thức hệ phi nhân kia muốn trấn lột, chính là nhân cách của nạn nhân. Nhưng một khi nạn nhân, chính anh ta, chấp nhận những phạm trù mang tính phân biệt chủng tộc, anh ta trở thành Do Thái, và như thế, anh ta càng cố chứng tỏ ḿnh là người bao nhiêu, anh ta càng trở nên đáng thương hại, và càng bớt đi cái chất người bấy nhiêu. Trong môi trường phân biệt chủng tộc, Do Thái không thể là người, và cũng không thể là Do Thái. Bởi v́ "Do Thái" là một chỉ định độc nhất, không thể hiểu sai đi, hoặc hiểu một cách hàm hồ, của những kẻ bài Do Thái. Một nhà văn Pháp, Edmond Jabès, đă có lần phát biểu, rằng, những nỗi khốn khó ở đời của một Do Thái, th́ cũng y chang những khốn khó ở đời của một nhà văn. Không ai có thể diễn tả rơ ràng hơn Jabès, về hoàn cảnh của tôi. Tuy nhiên, vẫn có một khác biệt quan trọng ở đây, theo tôi. Chuyện trở thành một nhà văn của tôi là hậu quả của một quyết định mang tính ư thức, c̣n chuyện là một Do Thái, th́ do tôi sinh ra vốn đă vậy. Để cho hai cái "tôi" – tôi nhà văn và tôi Do Thái – nhập vào nhau làm một, tôi phải nh́n Do Thái tính của tôi theo cái cách mà tôi "làm văn", nghĩa là có bài bản, có nhiệm vụ phải hoàn tất; một quyết định nhằm viên măn cái tôi, hoặc chối từ nó. Nếu tôi chọn một cuộc đời tràn đầy, mọi chuyện lập tức trở thành có lợi cho tôi. Sau cùng sự kiện - tôi là một Do Thái – là hậu quả của một quyết định: một khi chọn lựa như thế, tôi chẳng những không rớt vào điều gọi là khủng hoảng căn cước mà một nguồn ánh sáng sắc bén chiếu rọi lên toàn cuộc sống của tôi. Tuy nhiên tôi c̣n phải đối diện với một vài vấn đề gây nên bởi cái bản chất kỳ cục là Do Thái tính của ḿnh. Trước đây hai hoặc ba thập niên, tôi coi câu hỏi "tôi viết cho ai" là một giả-vấn đề, không thích hợp, miễn bàn. Lẽ dĩ nhiên, tôi viết cho chính tôi, tôi sẽ nói như vậy, và cơ bản mà nói, tôi vẫn giữ nguyên thái độ đó. Nhưng bây giờ, tôi ngày càng thừa nhận, những người khác, thế giới chung quanh tôi, những liên hệ chồng chéo, chằng chịt được gọi là xă hội, cũng có một vai tṛ, trong việc sáng tạo ra thực thể có tên là "chính tôi". Do đó, ít ra phần nào, tôi là tù nhân của những hoàn cảnh của ḿnh, và điều này, không nghi ngờ chi, đă để dấu ấn trên tất cả những ǵ mà tôi sản xuất ra. Nếu tôi nói, tôi là một nhà văn Do Thái, điều này có nghĩa: tôi không nhất thiết muốn nói, rằng, chính tôi là Do Thái. Bởi v́, là Do Thái ǵ, cái thứ người không có được một sự dậy dỗ tôn giáo, không nói được tiếng Hebrew, chẳng thân quen ǵ lắm với những bản văn cơ bản của văn hóa Do Thái, và không sống ở Israel mà là ở Âu Châu? Tuy nhiên, điều mà tôi có thể nói về ḿnh, tôi là một kư sự gia về những ǵ lỗi thời, về những Do Thái đă hội nhập, một kẻ mang tin (a bearer) và một kẻ ghi nhận hoàn cảnh lỗi thời đó, một kẻ báo hiệu về sự tận cùng không thể tránh được của nó. Về mặt này, "the Endlosung" (giải pháp chót: tiêu diệt người Do Thái) có một vai tṛ quyết định: không một ai có thể thực sự được gọi là Do Thái, nếu căn cước của người đó chủ yếu - có lẽ phải nói đặc biệt - dựa vào Ḷ Thiêu Auschwitz. Anh ta là một "Do Thái không-Do Thái" của Isaac Deutscher, một tạp phẩm Âu Châu mất rễ, một kẻ không thể nào phát triển những mối thân quen b́nh thường một khi bị đè nặng dưới một hoàn cảnh Do Thái như thế. Anh ta có một vai tṛ để thực hiện, có thể một vai tṛ quan trọng, trong văn hóa Âu Châu (nếu vẫn c̣n có một văn hóa như vậy), nhưng anh ta không thể tham dự, cho dù bất cứ vai tṛ nào, trong lịch sử Do Thái hậu-Ḷ Thiêu, hay trong sự tái sinh của Do Thái (giả dụ như có, hoặc sẽ có một sự sống lại như vậy). Nhà văn của Ḷ Thiêu do đó ở trong một t́nh thế khó khăn. Trong một tiểu luận trước đây, "A szám zott nyelv" (Tiếng nói lưu vong, The exiled tongue), tôi cố gắng triển khai một tư tưởng, rằng Ḷ Thiêu không có, và không thể có một ngôn ngữ của riêng nó. Kẻ sống sót ở Âu Châu phải diễn tả những ǵ mà anh ta cần diễn tả bằng một trong những ngôn ngữ của Âu Châu, nhưng ngôn ngữ này không phải của anh ta; cũng không phải ngôn ngữ của xứ sở mà anh ta đă sử dụng để kể câu chuyện của ḿnh. "Tôi viết những cuốn sách của tôi bằng một ngôn ngữ vay mượn mà, hoàn toàn tự nhiên, ngôn ngữ này sẽ tống xuất (expel), hoặc chỉ dung thứ (tolerate) chúng, ở mép bờ miền ư thức của nó," tôi viết như vậy trong bài tiểu luận; tôi nói "tự nhiên" (naturally), bởi v́ xứ sở mà tôi mượn ngôn ngữ của nó để sử dụng, đă phát triển những huyền thoại, trong cuộc chiến đấu để sống c̣n của nó, kéo dài nhiều thế kỷ, và những huyền thoại này, là một phần của cái gọi là sự đồng thuận (consensus) ngầm (unspoken) của quốc gia, chúng đă ảnh hưởng tới nền văn học của nó. Tôi thích viết bằng tiếng Hungary bởi v́, bằng cách này, tôi dễ dàng nhập vào với nỗi ưu tư, về sự bất khả của cái gọi là "viết". Trong một lá thư viết cho Max Brod, trong đó suy ngẫm về hoàn cảnh của nhà văn Do Thái, Kafka nói tới ba bất khả: không thể không viết, không thể không viết bằng tiếng Đức, và không thể viết bằng bất cứ phương tiện nào khác. Và rồi ông nói: "Chúng ta hầu như có thể thêm vào đó, một bất khả thứ tư: không thể viết (it’s impossible to write)." Vào những ngày này, ông có thể thêm một điều ǵ đó vào danh sách trên: không thể viết về Ḷ Thiêu. Chúng ta có thể tiếp tục kéo dài những không thể ngược ngạo đó cho tới vô cùng. Chúng ta có thể nói, rằng không thể không viết về Ḷ Thiêu, không thể viết về nó bằng tiếng Đức, và hoàn toàn không thể viết về nó, bằng bất cứ một phương tiện nào khác. Cho dù ở đâu, cho dù viết bằng ngôn ngữ nào, nhà văn của Ḷ Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, t́m nơi nương náu, ở nơi nao, nếu không là ở trong tiếng nước người. Nếu thực, là, câu hỏi mang tính triết học thực sự, độc nhất: tự tử [Suy nghĩ xem cuộc đời có đáng sống hay không, là trả lời câu hỏi độc nhất, thực sự, của triết học. Camus], nếu như vậy, th́ nhà văn của Ḷ Thiêu, kẻ chọn lựa tiếp tục sống, hắn ta chỉ biết có một vấn đề là thực: đó là vấn dề thiên di, dời đổi chỗ ở của ḿnh (migration), hoặc nói chuyên (proper) đi một chút, lưu vong. Lưu vong khỏi nhà thực của ḿnh, vốn chẳng hề hiện hữu. Bởi v́ nếu có nhà thực, th́ làm sao lại có chuyện viết về Ḷ Thiêu? Và nếu nói như vậy, th́ rơ ràng là Ḷ Thiêu rồi sẽ có một ngôn ngữ, và nhà văn của Ḷ Thiêu có thể hội nhập vào trong một văn hóa đang hiện hữu. Nhưng chẳng bao giờ có chuyện này. Mỗi ngôn ngữ, quốc gia, văn minh có một Cái Tôi thống trị. Cái Tôi thống trị này cảm nhận, kiểm soát và diễn tả thế giới. Cái Tôi luôn luôn hoạt động, mang tính tập thể này là yếu tính, nhờ nó mà bất cứ dân chúng, quốc gia, cộng đồng lớn lao hay văn hóa, tùy theo mức độ thành công nhiều ít, có thể nhận ra họ là họ. Nhưng cảm thức về Ḷ Thiêu (the consciousness of Holocaust), liệu nó có thể t́m ra nhà, và nhà của nó ở đâu? Ngôn ngữ nào có thể vỗ ngực xưng tên, rằng, nó bao gồm trong nó cái gọi là yếu tính, Cái Tôi thống trị, ngôn ngữ của Ḷ Thiêu? Và nếu chúng ta nêu lên câu hỏi – Cầu Trời đừng có câu hỏi nào tiếp theo – liệu có thể chấp nhận, rằng, Ḷ Thiêu có ngôn ngữ đặc biệt của riêng nó? Và nếu câu trả lời là cho câu hỏi này là "Có", liệu ngôn ngữ đó không bắt buộc phải kinh khiếp tởm lợm đến nỗi hủy diệt những ai sử dụng nó? Có lẽ sẽ chỉ đúng, điều này, rằng lưu vong Ḷ Thiêu sẽ chấp nhận biệt xứ, qua đó, nó lâu lâu, thỉnh thoảng có thể đưa ra những báo cáo này nọ. Phải vậy thôi, đặc biệt là tại vùng đông và trung Âu Châu, nơi, như một hậu quả của hai cuộc thế chiến và của Ḷ Thiêu nói riêng, một ngôn ngữ liên – và siêu quốc gia, tiếng Đức, đă biến mất, thứ ngôn ngữ đă có thời được nói lên, từ Bukovina đến Cracow, từ Prague đến Fiume – thứ ngôn ngữ mà bằng nó, những nhà văn - vốn không thể và không muốn t́m thấy một nơi chốn ở trong một văn học quốc gia – đă t́m được sự tự do diễn đạt của họ. Những nền văn học quốc gia này tỏ ra chẳng mong muốn chi nhiều, ở cái chuyện ôm lấy bài học mang tính trừng phạt là Ḷ Thiêu, trong khi bài học này, tự thân, mặc dù theo một đường hướng rất khác biệt, cũng là một phần của cái gọi là cảm thức tập thể của chúng. Nhưng – ngoại trừ những khuôn mặt công cộng công khai ăn nằm với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – thật nguy hại khi trách cứ bất cứ ai về chuyện này, và lại càng thật nguy hại, nếu nói về một chủ nghĩa bài Do Thái "được bú cùng sữa mẹ" ("absorbed with mother’s milk"). Thu nhận chủ nghĩa bài Do Thái là một di sản nặng nề, nhưng rơ ràng một điều: nó không có tính di truyền theo huyết thống; những nguyên nhân của nó có tính lịch sử và tâm lư một cách thật là riêng biệt. Những quốc gia này đă chịu đựng những vết thương lớn liên quan tới phẩm giá quốc gia, và đă chiến đấu trong nhiều năm để có được sự hiện hữu triệt để: như là những quốc gia. Hỡi ơi, bằng một đường hướng rất ư đặc trưng, nhưng rơ ràng không phải chỉ một ḿnh họ, trong cuộc chiến đấu để trở thành những quốc gia như thế, họ đă khám phá ra chủ nghĩa bài Do Thái, như là một thứ vơ khí tiện dụng. Nhà văn Oscar Wilde, trong một thế kỷ 19 vẫn c̣n ngây thơ vô tội, bị bỏ tù v́ giải thích sự tự do ḿnh là ḿnh một cách quá tự do, đă viết trong một trong những tiểu luận của ông, "Mấy từ ‘Hăy Biết Ḿnh’ đă được viết ở cổng ra vào của thế giới cổ. Trên cái cổng ra vào của thế giới mới, mấy từ ‘Hăy Là Ḿnh’ sẽ được viết lên". Những kinh nghiệm của chúng ta, những con mắt ngờ ngờ của chúng ta, bảo cho chúng ta hàng ngày, rằng cái gọi là "thế giới mới" đó càng ngày càng làm cho chuyện "viết lên cổng" kia, là bất khả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm hơn được điều mà Nietzsche đă làm, khi để cả một chương, trong cuốn sách lớn lao của ông, Ecce Homo, để nói về điều này: hăy trở nên cái mà chúng ta là, hăy đi theo định mệnh của chúng ta, và hăy rút ra từ đó, những kết luận thích hợp, cho dù cay đắng tới cỡ nào. Có thể xẩy ra, là con đường dẫn tới tự do ḿnh là ḿnh chẳng dẫn tới đâu. Bởi v́ với một nhà văn, ngôn ngữ, thứ anh ta viết, luôn luôn là một đặc ưu; thật khó mà thừa nhận rằng, trong chừng mực mà anh ta c̣n quan tâm, ngôn ngữ nào th́ cũng như ngôn ngữ nào, và chẳng có ngôn ngữ nào là của anh ta. Trên thực tế, tôi thuộc về thứ văn học Do Thái tới từ vùng đông và trung Âu Châu. Thứ văn học này chẳng bao giờ được viết bằng ngôn ngữ thuộc về môi trường quốc gia tức thời, ngay đó, và cũng chẳng bao giờ là một phần của văn học quốc gia. Chúng ta có thể lần ra dấu vết sự phát triển của văn học này từ Kafka tới Celan và tới những người kế thừa của họ – tất cả những ǵ chúng ta phải làm là nghiên cứu những nền văn học di dân khác nhau. Phần lớn, văn học này bàn tới vấn đề tiêu diệt Do Thái ở Âu Châu; ngôn ngữ của nó có thể thay đổi, nhưng cho dù ngôn ngữ nào, nó chẳng bao giờ được coi là một tiếng nói mẹ đẻ. Ngôn ngữ mà chúng ta nói, nó sẽ sống chừng nào chúng ta c̣n nói nó. Một khi chúng ta sa vào câm lặng, ngôn ngữ này cũng mất theo – ngoại trừ một trong những ngôn ngữ lớn hơn, sót thương nó, bồng nó lên ḷng, như đă từng xẩy ra, như trong những bức tượng Mẹ ôm xác Con vào ḷng. Ngày nay, tiếng Đức đúng là thứ tiếng đă làm điều trên. Nhưng, tiếng Đức cũng chỉ là nơi tạm náu qua đêm cho kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, khi biết được điều này, cũng tốt thôi, khi làm ḥa với một hiểu biết như thế đó, và thuộc trong số những người chẳng thuộc về nơi nào. Cũng tốt thôi, một kiếp người.
__________
Đọc nguyên bản tiếng Anh tại đây:
The Language of Exile, Imre Kertesz,
translated by Ivan Sanders (Source : Tin Van
|