Ư KIẾN, NHẬN ĐỊNH TÁC PHẨM NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM
~~oOo~~
Hà Nhân Văn ( Cao Thế Dung) Lê Nguyên Cao Ánh Nguyệt Vơ Ư Đoàn Thanh Liêm Diên Nghị Giao Chỉ Hàn Phong Cao Nguyễn Ngọc Bích Đỗ B́nh Lê Văn Hải Thư Sinh Hà Bắc Dương Quân Lê Thanh Phong Tôn Thất Tuấn Như Thương
~~oOo~~
HÀ NHÂN VĂN
(GS Tiến Sĩ CAO THẾ DUNG) Bút kư, tự truyện của nhà văn Song Nhị, một tác phẩm thật giá trị về văn phong, văn chất, thật tâm đắc về nội dung, hiếm có một bút kư nào đạt được như vậy: Những khát vọng của con người, những đau đớn của cả một dân tộc. Và là một ḍng tâm khấp – khóc trong ḷng một ḍng tâm thanh chất chứa một trời tâm sự, không phải của riêng tác giả Song Nhị mà là tâm sự mênh mang của cả một dân tộc trong một thời đại câm nín. Song Nhị đă đứng phắt dậy phá vỡ sự câm nín ấy bằng tâm thanh từ trái tim ḿnh, từ trái tim dân tộc, và từ kiếp NGƯỜI VIỆT NAM trong nửa thế kỷ. Sự thực là đă có một địa ngục Việt Nam. Song Nhị đă sống trong địa ngục ấy và đă t́m thấy được một thiên đường Việt Nam của t́nh nghĩa Việt, của hy vọng tuy đau thương, của oán hờn trong tha thiết và là của một nhân chứng lịch sử, tuy băo tố lịch sử nhưng vẫn lóe ra ánh sáng của hy vọng, tin yêu.
Một văn phẩm giá trị cao, bát ngát t́nh người và chất
liệu lịch sử. Một con người là NGƯỜI trong lịch sử. Và lịch sử là thân
mệnh của cả dân tộc mà con người ấy sống với – trong danh dự và tư cách
con người, rồi trước hết và sau hết là con người Việt Nam muôn thuở.
~~oOo~~
Ư kiến,
nhận định về Nửa Thế Kỷ Việt Nam ~~oOo~~
ĐỖ TIẾN ĐỨC Ư kiến, nhận định về Nửa Thế Kỷ Việt Nam
~~oOo~~
PHONG THU
Cuộc Nội Chiến Và Hành Tŕnh Bi Thảm Của Dân Tộc
Việt Nam ~~oOo~~
Thế mà – Song Nhị ơi! Triệu tù nhân H.O của chúng tôi ơi! Một tên chóp bu CSVN gộc đă ngoảnh mặt quay lưng đấu tố bố mẹ để làm gương tày đ́nh cho cả một phần thế hệ khổ đau đă bị nhuộm đỏ. Đấy, chương đoạn này như tôi đă nói, chỉ mới là phần dạo đầu của một nhạc khúc đại bi thiết của “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” đă hấp dẫn đến vậy, trung thực đến vậy, c̣n nói chi đến toàn bộ tác phẩm... Tôi tin chắc đây là một pho tài liệu hiếm, quư, có giá trị vĩnh cửu sẽ giúp các nhà viết sử và và các thế hệ mai hậu thật nhiều. Tôi hy vọng “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” rồi đây sẽ được chuyển thể thành bộ phim sống động, hấp dẫn, ăn khách, gây tiếng vang lớn không thua kém ǵ cuốn “Chúng Tôi Muốn Sống” của đạo diễn Vĩnh Noăn, và cuốn phim “Vượt Sóng” (Journey from the Fall), với nữ minh tinh màn bạc Kiều Chinh, và nữ diễn viên Diễm Liên.
Từ những ư nghĩ nhỏ này, tôi lại thấy cái tựa “Nửa
Thế Kỷ Việt Nam” không c̣n có ǵ là quá lớn rộng so với nội dung sách
như ư nghĩ lúc đầu mà qua thư vừa rồi tôi có đề cập. ~~oOo~~
CAO ÁNH NGUYỆT, Chủ nhiệm/Chủ bút tuần báo Phụ Nữ Cali. ... Năm mươi năm quả là một khoảng thời gian quá dài, đủ để một con người sinh ra lớn lên và bước vào tuổi xế chiều. Thế nhưng 50 năm trong cuộc đời của Song Nhị lại gắn liền với vận nước nổi trôi, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy đau thương và xót xa nhất của dân tộc... Song Nhị không những viết về những tháng ngày tù đày gian khổ và tuyệt vọng, cùng sự chịu đựng tủi nhục của ông và bạn tù mà ông c̣n làm công việc của nhà biên khảo lịch sử.
Điều này rất cần thiết cho thế hệ con cháu chúng ta
về sau. Với cái nh́n sâu sắc, tinh tế, của một người cầm bút, những tài
liệu mà ông cung cấp trong Nửa Thế Kỷ Việt Nam thật giá trị...
~~oOo~~
VƠ Ư ~~oOo~~
ĐOÀN THANH LIÊM,
Luật sư Những chuyện đau thương như thế tại một vùng nông thôn ở Hà Tĩnh đều được mô tả với giọng văn b́nh tĩnh, khách quan mà trung thực, th́ càng có sức lôi cuốn và thuyết phục đối với số đông độc giả muốn t́m hiểu sự thực trong giai đoạn lịch sử đen tối ảm đạm này tại miền Bắc Việt nam hồi thập niên 1950 - 60. Nhờ sự bố trí khôn khéo và cương quyết của người cha, mà cả gia đ́nh đă trốn thoát được sang bên quốc gia láng giềng là nước Lào, rồi cuối cùng vào đầu thập niên 1960, th́ tới định cư được tại miền Nam Việt Nam. Nơi đây, tác giả đă có cơ hội tiếp tục việc học tập lên tới bậc Đại học và đă tham gia sinh hoạt khá sôi nổi trong các lănh vực văn hóa xă hội và giáo dục. Vào cuối thập niên 1960, th́ giới học sinh sinh viên miền Nam tham gia sinh hoạt chính trị xă hội rất sôi nổi, trong đó có một bộ phận rất năng nổ do cộng sản tổ chức giật dây, nên đă diễn ra nhiều cuộc trực diện đối đầu căng thẳng với cơ quan anh ninh, nhiều khi đưa đến chuyện bạo động. Tác giả vừa là sinh viên, vừa là giáo sư dậy học tại các trường trung học, nên đă bị lôi cuốn vào trong cơn lốc xoáy của lớp thanh niên trẻ của đô thị giữa một t́nh huống chiến tranh đang mỗi ngày càng leo thang tàn khốc. Tiếp sau đó, tác giả gia nhập hàng ngũ quân đội theo tiếng gọi Tổng động viên đối với các thanh niên c̣n ở dưới tuổi 33. Và với lập trường quốc gia vững chắc, được trui rèn qua bao nhiêu năm sống trong ḷng chế độ cộng sản ở quê nhà tại Hà Tĩnh, viên sĩ quan trẻ tuổi này đă phân biệt thật rơ ràng được những thủ đoạn thâm độc, tinh vi khôn khéo của các tổ chức ngoại vi của cộng sản, được ngụy trang dưới chiêu bài đấu tranh cho tự do dân chủ, ḥa giải ḥa hợp nhằm tiến tới ḥa b́nh, với sự chủ động của giới lănh đạo chóp bu ở Hà Nội. Nhờ vậy mà anh đă không để cho ḿnh bị biến thành quân cờ bung xung cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, như một số người nhẹ dạ khác đă từng bị ngả theo. Nhưng phần chứng từ quan trọng với đầy đủ chi tiết ngộ nghĩnh “bi hài” nhất, lại là những đoạn viết về t́nh h́nh sinh hoạt của các tù nhân trong các “trại cải tạo” dành riêng cho giới sĩ quan và viên chức của Việt nam Cộng ḥa bị bắt đi “tŕnh diện học tập” kể từ sau ngày 30 Tháng Tư 1975 oan nghiệt đau thương đó. Các mẩu chuyện mô tả ở phần này rất là sinh động, đôi khi hóm hỉnh, nhưng chủ yếu là rất trung thực trong cố gắng tường thuật những chi tiết rất đáng ghi nhớ trong cách đối xử của “cán bộ quản giáo coi tù” đối với “các học viên” là “tù nhân, phạm nhân”. Cũng như tác phong của một thiểu số những “học viên v́ quá hèn nhát, nên đă tiếp tay với lũ cai tù để mà hành hạ, phản bội anh em đồng cảnh ngộ với ḿnh”. Tác giả rất b́nh tĩnh, nương nhẹ chứ không có giọng điệu khắt khe hận thù ǵ đối với những con người yếu đuối hèn nhát này. Tuy vậy, các chứng từ rải rác trong khắp cuốn sách đều phù hợp với các tài liệu về tù nhân chính trị vốn được coi là có giá trị khả tín rất cao, mà đă được công chúng biết đến từ nhiều năm qua. Vắn tắt lại, dù đây chưa phải là một tài liệu lịch sử được biên soạn theo phương pháp nghiêm ngặt của khoa sử học, th́ cuốn sách “Nửa Thế kỷ Việt nam” của tác giả Song Nhị rơ rệt là một đóng góp rất giá trị cho những ai muốn t́m hiểu về cái thời đại nhiễu nhương của dân tộc chúng ta trong suốt nửa thế kỷ qua. Tác giả vừa là một chứng nhân và cũng là một nạn nhân của cái nền độc tài chuyên chế tệ hại nhất trong lịch sử 4000 năm của đất nước ta vậy. Nên đă viết ra những chứng từ rất chính xác và chân thực. Có thể nói trong đại gia đ́nh dân tộc Việt Nam chúng ta, th́ phải có đến hàng chục triệu người vừa là nạn nhân bất hạnh, vừa phải đích thân chứng kiến những cảnh man rợ tàn bạo do người cộng sản gây ra, trong suốt trên 60 năm qua tại quê hương đất nước ta. Nhưng ít có người đă trung thực và b́nh tĩnh kể lại chi tiết những chuyện đau thương khổ ải, đọa đày mà rất ư là tàn tệ độc ác, như tác giả Song Nhị đă ghi lại trong cuốn sách quư giá này. Người viết xin được ghi nơi đây lời cảm ơn chân thành đến với tác giả v́ đă cống hiến cho bạn đọc một tác phẩm biên soạn rất công phu, gọn gàng chu đáo, mà lại hết sức trung thực như vậy.
Về phương diện h́nh thức văn học, tác giả đă sử dụng
một bút pháp “Bút kư - Tự truyện” khá nhẹ nhàng, b́nh thản để chuyên chở
đến người đọc những điều tai nghe mắt thấy, những nỗi nhục nhằn vất vả
của một tù nhân, cùng với những cảm nghĩ chân thực đầy tính nhân đạo
khoan dung của ḿnh, ngay cả đối với kẻ đă hành hạ áp chế tập thể những
tù nhân như ḿnh. Thái độ cao khiết như thế có thể gọi là “Can trường
trong chiến bại”, là một từ ngữ đă được dùng như là một nhan đề cho cuốn
sách của một vị sĩ quan thuộc binh chủng Hải quân vừa xuất bản vài ba
năm gần đây vậy./
California, Tháng Ba 2010
~~oOo~~
Đôi Điều Về Nhà Thơ Nhà Văn Song Nhị
~~oOo~~
DIÊN NGHỊ, Cựu
Trung tá CTCT. Nhà Văn/ nhà Thơ 20 năm sống dưới chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Công Ḥa, bản thân người trai Hà Tĩnh đă nổ lực không ngừng, vươn lên cùng ư chí nỗ lực phục vụ, thắp sáng ngời lư tưởng bảo vệ quê hương, không khoan nhượng bất cứ hành động nào của kẻ thù... nhưng cuộc chiến ư thức hệ ngày càng quyết liệt từ tham vọng và bản chất thôn tính của tập đoàn Mác-xít miền Bắc, đă xâm nhập, tạo biến cố khuynh đảo lũng đoạn xă hội miền Nam, để cuối cùng định mệnh của một dân tộc yêu tự do, nhân bản được an bài trong bất công phi lư.
Như một biên niên sử thời đại, qua ghi nhận trung
thực của người trong cuộc đầy trách nhiệm, Song Nhị chẳng những đóng góp
sự thật vào ḍng lịch sử, c̣n cho thấy rằng: rủi ro bất hạnh của cả một
dân tộc chỉ do một bàn tay tàn bạo, một năo trạng bệnh hoạn, một tham
vọng quá mức, chỉ nh́n thấy góc cạnh hẹp ḥi quyền lợi của một bè đảng
vô sản chư hầu nô lệ, mà chẳng hề quan tâm đến nguyện vọng và quyền lợi
của cả một dân tộc khát khao cường thịnh, tự do. 11/2009
~~oOo~~
GIAO CHỈ, Cựu Đại
tá/ Nhà Văn Nửa thế kỷ của một cuộc đời hết sức đau thương. Tôi có dịp đọc khá nhiều hồi kư của các nhân vật. Có nhiều cuộc đời rực rỡ màu hồng từ thơ ấu cho đến lúc vào đời. Đường công danh thênh thang mở hội, nhân vật chính có cơ hội làm toàn những chuyện... ngon lành. Cũng có những hồi kư tù đầy nhưng chỉ giới hạn trong giai đoạn đau thương của quân dân chính miền Nam sau 1975. Nhưng nửa thế kỷ của Song Nhị là cuộc đời đau thương từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành và c̣n chia xẻ trọn vẹn hậu quả của phe bại trận miền Nam.
Thảm kịch đau thương bắt đầu ngay từ khi tác giả c̣n
thơ ấu, trải qua thời kỳ đấu tố hết sức dă man của cộng sản miền Bắc mà
chính gia đ́nh tác giả là đối tượng. Cho đến khi chạy thoát di cư vào
Nam, tác giả tiếp tục sống bên cạnh những biến cố chính trị trong giới
trẻ Saigon, những xung đột quốc cộng, những trăn trở của cả tầng lớp trí
thức và tương lai miền Nam trong cuộc chiến kéo dài từ 54 đến 75. Sau
cùng mới đến giai đoạn cuối, Song Nhị đă theo chân hàng trăm ngàn quân
cán chính Saigon đi tù cộng sản từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam. Với kỷ niệm từ một gia đ́nh bị đấu tố đến ngục tù cộng sản, tác giả thông cảm với những nhà văn phản kháng đă sáng tác tại quê nhà. Ông là một trong những người hiếm có nhận lời xuất bản các tác phẩm của các tác giả tại Việt Nam. Từ Hang Đá cho đến Biển Đỏ, mỗi lần phát hành là một lần gặp bao nhiêu hệ lụy.
Tác phẩm của ông là cuốn sách rất hay. Tôi đọc và bị
lôi cuốn vào ḍng lịch sử của Việt Nam từ 1950 đến 2000. (Việt Nam Thời Báo Số 5280, Thứ Bảy, Chủ nhật 27,28-3-2010)
~~oOo~~
HÀN PHONG CAO, Cựu Tr/Tá Thiết Giáp, QLVNCH
(Tại Hội Trường James Lee Community Center Theater
2855 Annandale, Fallschurch, Virginia) Kính thưa các bậc trưởng thượng, quư bà, quư niên trưởng và chiến hưũ QL/VNCH.
Tôi hoàn toàn xa lạ với hầu hết qúy vị hiện diện
trong hội trường này, nhưng tôi lại rất quen thuộc với vùng trời Hoa
Thịnh Đốn. Tôi đă đặt chân xuống phi trường Hoa Thịnh Đốn ngày
10/7/1975. Ngoài trời hôm ấy mưa như trút nuớc, sấm chớp và giông băo. Lúc ấy ḷng tôi cũng đang giông băo. Nuớc mắt lưng tṛng, vui mừng th́ ít nhưng buồn tủi th́ nhiều. Buồn tủi v́ phải xa xứ, tương lai mù mịt. Vui mừng v́ đă được đặt chân đến vùng trời Hoa Thịnh Đốn, thủ đô của tự do và hy vọng. Nhưng trong tâm tư tôi nhen nhúm sự nuối tiếc và ân hận v́ đă không làm tṛn bổn phận của một quân nhân.
Ngày đặt chân đến đây, tôi ở cái tuổi đời 38, đầy sức
sống và phong độ của tuổi trung niên, giờ đây phong độ ấy không c̣n, chỉ
c̣n phong thấp, khệnh khạng trong tuổi đời bóng xế. Công cuộc đấu tranh chính trị, những hoạt động xây dựng cộng đồng người Việt quanh vùng thủ đô này tôi thật ḷng khâm phuc và ngưỡng mộ. Gặp được qúy vị tôi cảm nhận như được gặp lại những bà con quen thân, những cô d́ chú bác; và c̣n cả một gia đ́nh anh em thân thiết của tôi, cùng gịng họ Phù Đổng Thiết Giáp Binh, và các chiến hữu huynh đệ QL/VNCH. Tôi xin lỗi đă phải dài ḍng như vậy để tự giới thiệu; và như vậy, tôi mới có đủ tư cách để giới thiệu đến quư vị anh Song Nhị, tác giả tập bút kư, tự truyện Nửa Thế Kỷ Việt Nam. Nhà văn Song Nhị là con chim đầu đàn của Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, là người chủ trương tạp chí Nguồn, một tạp chí phổ biến những sáng tác văn học, nhận định và phê b́nh văn học nghệ thuật. Anh đảm nhận vai tṛ Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, với sự cộng tác thường nhật của nhà văn Dương Diên Nghị - một bỉnh bút của tạp chí Nguồn và là cây bút phê b́nh văn học đă được nhiều độc giả khắp nơi mến mộ. Khởi đi từ năm 1995, trong hơn 15 năm đó, trên diễn đàn thơ văn Cội Nguồn đă chuyển tải tràn ngập những sáng tác văn học nghệ thuật đến với độc giả khắp mọi nơi. Và Cơ Sở này đă h́nh thành tạp chí Nguồn vào năm 2004 với sự đóng góp thường xuyên, hùng hậu của các thành viên văn thi hữu và các thức giả tên tuổi tại Hoa Kỳ cũng như hải ngoại, kể cả trong nước, những tác phẩm tranh đấu cho tự do dân chủ tại quê nhà. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn đă ấn hành trên 45 tác phẩm đủ thể loại có giá trị của các tác giả được bạn đọc hâm mộ. Hàng ngàn trang nhật báo, chuyên đề về văn học nghệ thuật đă được đăng tải trên nhật báo Thời Báo, phát hành tại San Jose, California hàng tuần. Một điểm son khích lệ cho Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn là Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đă đặt mua 50 số báo tạp chí Nguồn, từ số 1 đến số 50 để lưu trữ vào Văn Khố các tác phẩm Văn Học, khu vực Đông Nam Á Châu. Tất cả các số báo tạp chí Nguồn đă được cấp số lưu kư thư mục. Thêm vào đó, hơn 20 tác phẩm do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản cũng đă được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đưa vào thư mục lưu trữ từ những năm trước.
Nhóm thành viên của Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn đều đồng
ư với nhau rằng: nếu không có được sự chịu khó, năng động và chuyên
nghiệp của nhà văn Song Nhị th́ cơ sở này không đạt được những thành quả
đáng vui mừng và khích lệ như đă nói. Nhưng với riêng tôi, anh Song Nhị
nhờ có sau lưng một hiền thê duyên dáng, chung thủy, nhẫn nại, đảm đang
và tận tụy đă giúp anh Song Nhị vượt qua những cơn sóng gió, những hệ
luỵ oan khiên, đă hỗ trợ và chia sẻ mọi khó khăn kể cả những lúc anh
Song Nhị và Cội Nguồn bị vu oan, xuyên tạc khi anh đảm nhiệm điều hành
Cơ Sở Cội Nguồn. Kỹ năng tân tiến của điện toán và tin học đă giúp cho con người những phương tiện tuyệt hảo để thực hiện nhiều lợi ích cho cuộc sống, đặc biệt là trong lănh vực truyền thông và in ấn, nhưng trong 15 năm hoạt động của Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn cũng đă có những lúc mưa dồn sóng vỗ - Cội Nguồn và anh Song Nhị cũng như có những người trong số qúy vị thức giả và anh thư hiện diện trong hội trường này, tôi nghĩ và tin chắc rằng từng là nạn nhân của những kẻ tiểu nhân, nhỏ mọn v́ ḷng tị hiềm và không lương thiện, đă lạm dụng phương tiện tin học để chuyển tải những điều vu khống, bôi lọ và xúc phạm đến uy tín của quư vị, cũng như Cơ Sở Cội Nguồn và anh Song Nhị. Xin qúy vị hăy lấy đức độ khoan dung và tấm ḷng Bồ tát tha thứ cho họ để an vui trong cuộc sống. Sau khi sự thật đă minh bạch, người ta chờ đợi một lời chính thức xin lỗi để họ lấy lại tư cách, nhưng tôi tin quư vị sẽ chẳng bao giờ nhận được một lời thành tâm xin lỗi từ những con người ấy. Nhờ có sự cộng tác gần gũi và hiểu biết tin cậy lẫn nhau của các thành viên trong nhóm nên Anh Song Nhị đă b́nh chân tiến bước. Những sóng gió và rác rến đó đă trôi qua. Sự thật và lẽ phải đă được khẳng định. Cội Nguồn đă xác đinh tiếp tục lên đường với hành trang mới, tác phẩm “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” – bút kư, tự truyện của Song Nhị. Thưa quư vị, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từ trong nước đă xin được là thành viên chính thức của Cội Nguồn. Cội Nguồn là thế đó Anh Song Nhị là thế đó
Xin trân trọng giới thiệu đến qúy vị tác giả Nửa Thế
Kỷ VIệt Nam.
~~oOo~~
NGUYỄN NGỌC BÍCH,
Giáo Sư, nguyên Giám Đốc đài Á Châu Tự Do (RFA) Tác-giả mở đầu sách của anh như vậy. Như thế hẳn không phải là một tác-phẩm bôi bác mà là một tác-phẩm có nhiều đắn đo, cân nhắc. Những chuyện anh viết, “mười năm góp nhặt, suy nghĩ, đắn đo,” sau một thời-gian bỗng “những cá biệt, tản mạn đó lại tạo nên một bố cục chặt chẽ, sống động, rất thật trên một đường trường lịch sử nửa thế kỷ Việt Nam.” Vậy ta hăy thử xem những “cá biệt, tản mạn” của anh có những ǵ? Chương đầu, “Giữa một miền quê hiền ḥa”, nói về những ngày thơ ấu dễ thương của anh “trên đồng ruộng, ngồi trên lưng trâu, hai mùa lạnh buốt thấu xương, nắng cháy da người” ở Nghệ Tĩnh. Rồi đi học, rồi yêu, nhưng phải trốn sang Lào với gia-đ́nh sau khi chứng-kiến (Chương II) - Cuộc Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở đất” ở quê nhà. Chương III là nói về cuộc vượt biên sang Lào, với gia-đ́nh được sự giúp đỡ của một cựu-sĩ-quan Pathet Lào, và Chương IV cho biết về những ngày tương-đối yên lành ở Lào trước khi bị CS xâm-nhập…. Từ Chương V trở đi là cuộc sống của tác-giả và gia-đ́nh trong một miền Nam tự do sau khi từ Lào về. Được ăn học tử tế rồi bị lôi cuốn vào những phong trào sinh-viên bị CS lũng đoạn, tác-giả mô-tả những ngày tranh đấu không riêng ǵ ở Trường Đại-học Vạn Hạnh chống lại phía bên kia mà c̣n lan ra khắp các khoa ở Đại-học Sài-g̣n. Chương này và chương sau (khoảng 50 trang) đối với riêng tôi có thể xem là hấp dẫn nhất…. Từ đó, tác-phẩm nhảy qua Chương VII (“Miền Nam, Cơn Lũ Nghịch Thường”) nói đến những ngày cuối cùng của miền Nam…. Đó là uyên-nguyên của kinh-nghiệm “học tập cải tạo” sau đó của tác-giả, được mô-tả cặn kẽ với đầy đủ cả các tài-liệu… Chương VIII với những “đợt ‘chuyển quân’ bằng máy bay ra Hà Nội,” “chuyến tàu Nam Bắc” với những “số phận lênh đênh.” Chương IX riêng bàn về trường-hợp “Bùi Đ́nh Thi” và chiêm-nghiệm về “nhân duyên” và “nghiệp quả” trong đó tác-giả cũng dành nhiều ngậm ngùi cho người đàn bà nạn-nhân khổ-sở là vợ Bùi Đ́nh Thi. Chương X nói về một số trại tù khá khắc-nghiệt ở miền Bắc nhưng cuộc tràn quân Trung-Cộng qua biên-giới (tháng 2/1979) đă buộc CS phải “chuyển quân” một lần nữa từ các trại tù như Nam Hà hay Cổng Trời về những trại như Thanh Cẩm hay Lam Sơn (tức Lư Bá Sơ “danh bất hư truyền” về mặt dă-man từ thời kháng- chiến chống Pháp để rồi cuối cùng cũng được trở vềNam (Chương XIV, “Châu về Hiệp Phố”). Xen kẽ trong những trang này là nhiều kinh-nghiệm rất sống động như “Làm thơ trong tù” (Chương XI), “Biểu t́nh tuyệt thực, Rừng vang tiếng hát” (Chương XII) nói lên sự bất khuất của người tù miền Nam, và “những cảnh huống [khác] trong tù” (Chương XIII) với đầy đủ những cảnh “hỉ, nộ, ái, ố, dục” ghi lại với một ng̣i bút khá công-minh. Sách cũng kết thúc bằng một số chuyện thú vị như “Nghệ sĩ Thành Được và cuộc vượt ngục tập thể FULRO” thành công, và một số gương bất khuất của người tù đáng lưu danh hậu-thế. Nhưng giá trị không nhỏ là Chương XV (“Hy vọng trong màn đêm, Ánh sáng cuối đường hầm”) là chương nói về sự vận-động của một số tổ-chức hải-ngoại mà hàng đầu là Hội Gia-đ́nh Tù-nhân Chính-trị VN của bà Khúc Minh Thơ làm việc với những nhân-vật như Đại-sứ Robert Funseth để có chương-tŕnh H.O. Phụ-lục của sách c̣n mang một hồ-sơ thật đầy đủ với tài-liệu và h́nh ảnh mà tác-giả thu thập được để cho mai này ai muốn xuyên-tạc về chương-tŕnh đón cựu-tù-nhân chính-trị của CSVN sang Mỹ cũng không thể dễ dàng phủ-nhận. Xuyên suốt cuốn sách là một thái-độ rất thận trọng, nhưng không kém phần tự-trọng nói lên được tất cả cái hào-hùng của một quân-đội tuy ngă ngựa và chịu nhiều đầy ải song không bao giờ mất đi cái tính người và t́nh người của một quân ngũ có ăn học và đă từng biết thế nào là tự do.
Nguyễn Ngọc Bích ~~oOo~~
ĐỖ B̀NH, Nhà Thơ,
nguyên Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam - Paris Để có thể ghi lại một cách trung thực, tác đă phải bỏ nhiều năm hồi tưởng lại kư ức về những chuyện xảy ra như những đoạn phim cũ được ráp nối, với nghệ thuật tả chân rất linh động, bằng một tâm thức t́nh quê. Với tựa sách Nửa Thế Kỷ Việt Nam, tác giả đă chọn một chủ đề mang một ư nghĩa lớn, nhưng ngay trang mở đầu ông đă giải bày tất cả. Đây là cuốn sách được ghi lại bằng tâm kư, sử liệu của một chứng nhân thời đại qua cách nh́n về đất nước. Thế hệ chúng ta, những người c̣n sống đă từng trải qua bao biến động thăng trầm biển dâu của đất nước. Ghi lại những điều liên quan đến đất nước là giúp cho những nhà sử học sau này có thêm tài liệu để nghiên cứu khi viết sử. Cũng như bao nhiều người thuộc chế độ cũ, ông phải phải chịu gần 10 năm trong các trại tù Cộng Sản, dù thế ông vẫn không mang ḷng thù hận. Khi thực hiện cuốn sách này tác giả không nhằm mục đích phê phán hoặc chỉ trích riêng ai, cho dù ông và gia đ́nh đă trải qua bao nghiệt ngă! Tác giả nhận thức lịch sử thuộc về dân tộc, mang tầm vóc lớn và trọng đại, viết về lịch sử là công việc của các sử gia, những nhà nghiên cứu sử. Do đó ông không có tham vọng làm công việc chép sử hay đánh giá, phân tích thời cuộc. Những điều ông viết ở đây chỉ là ghi lại những sự kiện xảy ra trong một đất nước đầy rẫy những bạo lực, hận thù bắt nguồn từ những ư thức hệ trái ngược nhau.
Nửa Thế Kỷ Việt Nam là những trang sách thẫm đẫm nước
mắt của những người dân Việt, nạn nhân của quyền lực và tà thuyết CS.
Đây là tiếng vọng nói về một quê hương ch́m đắm trong bất hạnh v́ thiếu
những quyền căn bản của con người, đó là TỰ DO và NHÂN QUYỀN.
~~oOo~~
LÊ VĂN HẢI,
Phi Công KQ/VNCH, Nhà Báo, Chủ nhiệm tuần báo Thằng
Mơ Bắc California Không phải thời điểm 30- 4- 75 và sau đó cả hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH bị lùa vào các trại tập trung cải tạo, gần nửa triệu người vượt biên, lấy biển xanh và rừng thiêng nước độc làm mồ chôn, mới là thời điểm đau thương nhất của lịch sử, niềm đau thương, mất mát của cả một dân tộc đă bắt đầu từ năm 1945 mà tác giả Song Nhị là người đă được chứng kiến khi mái đầu c̣n xanh. Tuổi vừa mới lớn, tâm hồn phơi phới yêu thương như tờ giấy trắng, tác giả được chứng kiến nạn đói năm Ất Dậu 1945 với cảnh con người c̣n tàn tệ hơn súc vật. Kế đó chế độ cộng sản đă tạo ra những con người mất hẳn nhân tính qua h́nh ảnh cuộc Cải cách Ruộng đất mà chính gia đ́nh ông, cha mẹ ông là nạn nhân. Riêng tôi, nói như nhà thơ Vũ Hoàng Chương “Lũ chúng ta sinh ra nhầm thế kỷ”. Từ khi chào đời hơn một tháng tuổi, tôi đă là người vượt biển di cư vào Nam trên con tàu há mồm. Mẹ tôi chỉ biết tuyệt vọng nghĩ rằng “Nếu tôi có chết cũng chỉ biết quăng xuống biển mà thôi”, nên biển là tên tôi. Sau năm 1975, hai đứa em tôi bỏ ḿnh trên đường vượt biển đi t́m tự do.
Nửa Thế Kỷ Việt Nam, bài học Phù Sai, Câu Tiễn nằm
gai nếm mật, ôn lại những thương đau để từ đó vùng lên đạp đổ, dẹp bỏ
một chủ nghĩa phi lư đă đè nặng trên quê hương đất nước ta hơn nửa thế
kỷ qua.
[Trích diễn văn khai mạc buổi ra mắt tác phẩm ngày 11
tháng 4, 2010 - Tin Việt News số 725 và Thằng Mơ thứ sáu 16-4-2010] ~~oOo~~
THƯ SINH, Kư Giả/
Bỉnh Bút Số là, vào năm 1995, một anh bạn tặng tôi cuốn tuyển tập thơ “Gởi Người Dưới Trăng”, trong đó có hai bài thơ tù đầy ấn tượng của ông. Nhất là bài “Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá”, viết tại trại tù Lam Sơn Thanh Hóa. Tôi giữ lại trong kư ức hai câu thơ:
“Tôi đi dưới bóng thời nô lệ,
*Song Nhị, h́nh như trong suốt những năm tháng dính
dáng tới văn chương chữ nghĩa, ông thiên về Thơ nhiều hơn Văn. Ngay cả
cuốn bút luận, viết chung với ông Diên Nghị, mang tên “Lưu Dân Thi Thoại”
- th́ chung cục, cũng dính dáng đến Thơ. Măi cho đến hôm nay, chúng ta
mới đón nhận tập bút kư tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”. *Riêng Song Nhị, ông c̣n lănh thêm một đoạn đường đời cũng gian nan cực khổ không kém những năm tháng trong tù. Đó là thời kỳ xảy ra chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất mà chính ông và gia đ́nh là nạn nhân. Có điều, trong cảnh cả gia đ́nh bị gạt ra ngoài lề xă hội trong cảnh cùng quẫn, đời sống tận cùng thê thảm đến thế - khi hồi tưởng lại, tác giả vẫn để cho ng̣i bút ḿnh tuôn chảy một cách nhẹ nhàng thanh thản. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được một nét nào đó hết sức khiêm tốn và nhân bản trong cái tôi của ông bàng bạc trong hầu hết 17 chương sách. *Có khối những cuốn hồi kư tự truyện được viết bởi các “ông lớn”, chưa chắc đă thành thật và trung thực bằng cuốn sách của Song Nhị, một cựu sĩ quan cấp nhỏ. V́ họ viết để dạy đời, để chạy tội. Trong khi, Song Nhị viết cuốn bút kư tự truyện này, bằng cái tâm trong sáng của ḿnh. Nên nếu tôi thêm vào tờ b́a cuốn sách hai chữ “Tâm Bút”, chắc chắn cũng không phiền đến “cái tôi” đầy khiêm tốn của ông. Nửa Thế Kỷ Việt Nam nghe có vẻ khói lửa và tang thương như thế đấy, nhưng đâu phải là không có lối thoát! Ngay từ chương thứ 12, chúng ta đă thấy “Châu Về Hiệp Phố”, với mấy câu thơ lục bát mang ư nghĩa có vẻ như... “Hi Vọng Trong Màn Đêm Ánh Sáng Cuối Đường Hầm”:
“Xin từ biệt một cảnh đời
Những anh em HO và các cựu tù cải tạo, đă có một chỗ
đứng xứng đáng trong lịch sử Việt Nam cận đại.
~~oOo~~
HÀ BẮC,
Vancouver, WA - Nhà Văn Hà Bắc
~~oOo~~
DƯƠNG QUÂN, Đốc
Sự Hành Chánh. Cựu tù nhân chính trị. Nhà Thơ Tôi nhớ lại thái độ của tôi lúc ấy; sá ǵ những tên hạ cấp ấy trong khi tôi vẫn tự nhủ ḿnh - về học vị, về địa vị xă hội, về tác phong... họ làm sao so sánh với ḿnh. Chẳng qua là ḿnh thất thời... Giờ này tôi lấy làm khoan khoái, yên tâm. Tôi h́nh dung về anh (tác giả Song Nhị) lúc ấy như thế nào; ngày nay tôi thấm thía đồng cảm với anh. Một dịp nào khác, nếu có hứng, tôi sẽ viết "nghiêm chỉnh" về sách NỬA THẾ KỶ của người bạn tù Song Nhị, như là đóng góp thêm một lời xác nhận của một chứng nhân đồng hành qua "địa ngục cải tạo" mà anh và tôi đă trải qua.
Cám ơn anh đă nói giùm tôi và nói giùm rất nhiều nạn
nhân "tù cải tạo" để xoa dịu ḷng ḿnh hiện nay và để cho con cháu sau
này biết được thế nào là mọi rợ, độc ác của Cộng Sản, mà không hiểu sao
hiện nay cũng có vài cá nhân trong cộng đồng Người Việt hải ngoại lại mù
quáng xun xoe?... 5. 06. 2010 - 7.25pm
~~oOo~~
LÊ THANH PHONG, Một hậu duệ (thứ nam nhà thơ Lê Mai
Lĩnh) - Florida Đầu xuân cháu xin kính chúc Bác và gia đ́nh có một mùa xuân an khang thịnh vượng, sức khoẻ dồi dào và vạn sự như ư. Cháu vừa đọc xong cuốn sách của Bác: "Nửa Thế Kỷ Việt Nam". Xin thành thật cảm ơn Bác. Cháu đọc đến đâu cháu khóc đến đó. Cháu xin chân thành cảm ơn và cảm tạ đến Bác, các chiến hữu của Bác, của Bố và Mẹ cháu, của những người đă ngă xuống v́ hai tiếng "Tự Do". Cháu mong Bác luôn có sức khỏe nhiều để viết thêm nhiều cuốn sách có giá trị cho lịch sử Việt Nam để thế hệ chúng cháu sau này biết nhiều thêm. Cháu cầu nguyện và mong ước Việt Nam sẽ có một ngày tự do và không c̣n chế độ cộng sản hung tàn trên quê hương thân yêu Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn Bác Song Nhị
Owensboro, KY 42303
~~oOo~~
TÔN THẤT TUẤN, Tr/Tá
Quân Lực Hoa Kỳ
Chuyển anh xem thư của Tr/tá Tôn Thất Tuấn vừa gởi
cho tôi sáng hôm nay, có lời bổ sung của TT Tuấn về "Nửa Thế Kỷ Việt
Nam". Để biết sự cảm nhận từ một "hậu duệ" đối với tác phẩm tâm huyết
của một đàn anh...
... Cháu đă đọc xong cuốn sách Nửa Thế Kỷ Việt Nam
của Song Nhị rồi. Đọc rất chậm răi vào những đêm khuya yên tĩnh để có
thể h́nh dung lên được những thảm cảnh của người tù trong thời ấy - đau
đớn, hăi hùng và khủng khiếp quá! Thật là những vị anh hùng với sức sống
thật mănh liệt như cháu đă nói trong đêm hội ngộ cựu chiến binh ngày 12
tháng 9. ~~oOo~~
NHƯ THƯƠNG , Nhà Thơ, FLorida
Nếu không có chế độ CS, cuộc đời của thế hệ 3 đời
chúng ta đă không khốn đốn hàng bao năm trời. Nếu không có hai chữ H.O.,
chúng ta sẽ không có cơ hội sống c̣n. Nhưng dầu đă phải bắt đầu lại từ
con số không khi đến bất kỳ xứ lạ quê người nào, chúng ta đă đứng dậy
được từ con số không ấy. Như Thương cũng không quên in ra bài viết về
H.O. của anh và đặt nó vào trang đầu tiên của Sổ Gia Phả ḍng họ Phạm (kể
từ đời ba của N.Thương trở đi).
|