TRẦN DZẠ LỮ

 

 

HỒI ỨC

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ CỦA TÔI

 

PHẦN 9 - Ở ĐÀ NẴNG

 

THI SĨ TƯỜNG LINH, ĐAU ĐÁU NỖI NHỚ QUÊ NHÀ VÀ T̀NH YÊU

Từ thập niên 50 thơ ông đă xuất hiện trên báo chí thời ấy. Và bài thơ nổi tiếng được nhiều người biết và thuộc ḷng, đó là bài thơ NHẮN HOÀNG THÀNH CÓ NGƯỜI TÔN NỮ. Đây chính là nỗi niềm của người con trai đất Quế Sơn của xứ Quảng với một nàng Tôn Nữ ở Hoàng Thành Huế khi trôi giạt vào tận Sài Thành, mà ca dao đă thường nhắc tới : “ Học tṛ trong Quảng ra thi/ Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành…” Thập niên 60, khi bắt đầu mê văn chương và tập tành viết lách tôi đă yêu thích bài thơ đến cháy ḷng. Đặc biệt là chị tôi ( LTAN) diễn ngâm bài thơ này bằng giọng Huế th́ không chê vào đâu được. Mỗi lần chị ngâm xong là hai chị em cùng rưng rưng. Chị nói: " Văn kỳ thanh bất kiến kỳ h́nh-Có răng th́ chị em ḿnh cũng phải t́m gặp cho được thi sĩ, để tận mắt thấy tác giả bằng xương bằng thịt.” Tôi đồng ư với chị. Chỉ mấy câu mở đầu của bài thơ thôi là thấy cả một trời thương nhớ trong trái tim thi nhân nhiều cảm lụy:

Hôm qua có người quen về Huế

Đi trên chuyến tàu đêm

Ga buồn, mưa nặng

Anh nhớ về em nhưng không có ǵ gửi tặng

C̣n rất nhiều sầu đâu nỡ gửi cho em.(TL)

 

Nhưng câu thơ khiến người đọc xốn xang bởi cái t́nh sâu nặng đến độ “không dám gửi sầu” cho em dù ḷng tác giả nhớ nhung da diết…

Theo thời gian, mỗi người một hoàn cảnh sống. Chị tôi gánh sầu ra chợ…Tôi lâm lụy triền miên trong chiến tranh. Mấy mươi năm sau mới gặp được thi sĩ Tường Linh ở Sài G̣n-nơi đất lành chim đậu. Ông hiền ḥa chơn chất trong “đối nhân xử thế” và cho dù vào SG năm 1954 ông vẫn không đổi giọng. Vẫn đáng yêu hai chữ ”tóa lọa “ quê ḿnh. Tṛ chuyện với ông, ông hay nhắc đến anh em văn nghệ của xứ ngũ phụng tề phi, nơi sản sinh nhiều nhân tài và nhà thơ, nhà văn tài hoa, họa sĩ lừng lẫy. Thỉnh thoảng tôi ghé thăm vợ chồng ông ở đường Đinh Bộ Lĩnh-B́nh Thạnh. Hiền thê của ông cũng là một người phụ nữ đảm đang. Ông kể về người bạn thân thiết cùng quê là Phạm Doăn Hứa -cũng là một người làm thơ- luôn bên ông và sẵn sàng chia sẻ với ông mọi buồn vui trong đời, hiểu và thương ông như t́nh bạn Bá Nha, Tử Kỳ vậy. Trong câu chuyện ông cũng không quên nhắc Ái Niệm. Bởi sự đồng cảm thơ ca nên ông rất vui khi chị ấy ngâm bài thơ NHTCNTN ngày ông trở lại Đà Nẵng và cũng là lần gặp gỡ đầu tiên sau mấy mươi năm biết nhau trên thi đàn. Riêng tôi, năm 1995 khi sắp xuất bản tập thơ đầu tay HDBT ông đă sốt sắng viết lời bạt. Dạo sau này không có dịp gặp ông. Nghe bạn bè nói ông đă mổ cả 2 con mắt. Dù vậy, trước đó ông cũng đă in được Tuyển tập thơ Tường Linh. Mọi thứ rồi cũng chỉ là cát bụi, phù vân. Nhưng c̣n thơ lưu lại cho đời sau… Như thế cũng là một hạnh phúc rồi thi sĩ Tường Linh ạ !

Thơ ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà và tâm tư của người xa xứ.Không chỉ thơ, ông c̣n viết nhiều thể loại trên báo.Tôi vẫn thích Tường Linh thi sĩ với 2 bài thơ lay động người đọc nhiều nhất:

NHẮN HOÀNG THÀNH CÓ NGƯỜI TÔN NỮ

Hôm qua có người quen về Huế
đi chuyến tàu đêm
ga buồn, mưa nặng
anh nghĩ về em nhưng không ǵ gửi tặng
c̣n rất nhiều sầu đâu nỡ gửi cho em

Chừ c̣n ǵ đâu gửi ra Huế nữa
mất hết từ ngày đi
mất hết từ hôm bắt đầu nỗi nhớ
đường ra như có lắm biên thuỳ !

V́ biết sẽ buồn
nên ngày xưa anh không hứa hẹn
v́ giông tố nên thuyền không cập bế n
v́ em là chim hót giữa hoàng thành
v́ anh là mây trời c̣n luyến chiều xanh

Không cho ǵ nhau
mà chừ phải trả
hăy trả cho anh ngh́n khuya sầu
ngh́n lần t́m em trong mộng biếc đêm sâu

Anh trả lại em cả kinh thành mưa bụi
mưa mờ dáng trúc Kim Long
mưa rắc lệ cho Nam Giao buồn tủi
vườn Nguyễn Hoàng hoa chẳng nở chiều đông

Làm sao trả công em
mấy mùa phượng nở
mấy thuở phượng tàn
mấy độ hoa rơi khắp đường Thành Nội
tính tháng tính năm
xuân biếc, thu vàng...

Có đ̣i lắm cũng khó bề trả được
không chứng nhân mà không thể chối từ
nếu duyên số đa đoan từ kiếp trước
th́ kiếp này anh vẫn vụng đường tu.

C̣n ǵ nữa
dù không đ̣i, không trả
không hỏi về: em có đợi trông anh?
chân trời cũ, anh trở thành khách lạ
làm phế vương để được nhớ hoàng thành

Xưa thắc mắc chính là đây em nhé!
màu thời gian nhuộm tím ước mơ rồi
em có khóc, dặm ngàn anh biết thế
kiếp độc hành không thể bước chung đôi .

Phương Nam, 1959

Và bài này dào dạt t́nh tự quê hương:

QUÊ HƯƠNG

Ngoài ấy bây giờ chưa nắng lắm
Nhiều hoa gạo đỏ nở bên sông
Tháng giêng có tiếng chim tu hú
Khung biếc trời mai én liệng ṿng

Mực nước vơi nhiều từ tháng chạp
Bờ sông hiện rơ bóng lau xanh
Nghiêng nghiêng băi cát viền quê ngoại
Xóm bến dàn xa khuất lối quanh

Núi vơ vàng mong ai nhớ ai
Tỉ tê lệ suối buồn đêm dài
Người đi từ mấy phương trời thẳm
Núi biết sao chia nỗi cảm hoài?

Ngoài ấy giờ đây mùa gió mùa
Xiêu xiêu quán nhỏ bên đường trưa
Vườn cau của mẹ hoa cau rụng
Giọt sáng rơi dường giọt nước mưa

Nhà ta dựng lại trên nền cũ
Một bức tường rêu kỷ niệm mờ
Tường đứng mang linh hồn thuở trước
Chở che hai mái lá bây giờ

Bóng mẹ vào ra lối ngơ quen
Tóc sương dần xoá tóc màu đen
Nhớ con xa nhẩm lời kinh nguyện
Khuya nối ngh́n khuya một ngọn đèn

Ngoài ấy… (nghe như xa cách lắm!)
Mà thành xa cách cố hương ơi!
Mỗi chiều ánh điện loang đầu phố
Trông chuyến tàu ra lại ngậm ngùi…

1963

 

PHAN MẠNH THU, NGƯỜI CON GÁI LÀM THƠ CỦA XỨ QUẢNG

Tôi chỉ gặp cô một lần ở nhà hàng Sông Trăng khi trang HX ra mắt. Vậy mà lại rất ấn tượng về nhà thơ nữ xứ Quảng này. Ấn tượng, có lẽ cô là người bỏ xứ mà đi như tôi. Ấn tượng v́ sự dịu dàng, đằm thắm của người con gái Quế Sơn. Và tôi quư trọng một người em gái-trên hết là tính cách và thơ ca của cô. Chỉ một lần gặp gỡ và không tâm sự nhiều nhưng đôi mắt cô đă không giấu được người đối diện: Lặng lẽ sống. Lặng viết. Không điệu đàng. Không ồn ào. Biết khiêm cung… Nhưng thơ ca đă nói thay cô rồi. Nỗi buồn xa xứ cô thảy vào thơ. Tâm trạng không vui về phận người cô ghim vào thi ảnh. Tự soi ngắm bóng ḿnh từ ĐN trôi vào Long Khánh. Tra hỏi chính ḿnh trong cơi thế nhân không chỉ riêng cô mà như hầu hết người cầm bút nào cũng thế. Và ư chí trong cô là một thách thức với thời gian. Có khi thân xác không thể hoàn hảo song tâm hồn ấy luôn như sóng ngầm mà dữ dội. Tung tẩy đêm ngày triền miên theo ḍng chảy của đam mê với khát vọng vĩnh hằng. Nhắc đến cô, không nói đến hiện tượng. Hiện tượng có khi bừng phát rồi phụt tắt. Theo tôi, nghiệp dĩ đă chọn cô. Bởi mấy chục năm qua rồi, khi c̣n mài đũng quần bậc trung học ở ghế nhà trường cho đến nay tới tuổi bất hoặc. Thơ cô có nhiều người biết đến và thơ phổ nhạc của cô cũng nhiều. Tôi nhớ 2 bài thơ của Phan Mạnh Thu mà tôi yêu thích:

THƠ PHAN MẠNH THU

NUỐI

Cô Tô lửa cháy mờ cung gấm
Lầu vàng bỗng chốc hóa tro than
Phù Sai đâu tiếc kinh thành cũ
Ngàn đời vương măi bóng Tây thi.

Mỵ Nương nhớ quá sáo Trương Chi
Dằng dặc lệ rơi những đêm dài
Xót khối t́nh si mang xuống mộ
C̣n nuối bóng nàng chẳng chịu tan.

Huyền Tông về lại đất Trường An
Khắc khoải năm canh khúc đoạn trường
Đau đớn phù dung xưa sớm rụng
Đâu khúc nghê thường… hỡi quư phi!?

Thương ai nuối măi một người đi
Để bóng trăng soi tháng năm dài
Thu nhạt, đông tàn, rồi mai rụng
Người cũ chưa về - hương sắc phai…

Phan Mạnh Thu


QUÊ HƯƠNG

Quê hương nằm trong kư ức
Theo cùng trên những chặng xa
Nỗi nhớ trở ḿnh tỉnh thức
Một miền quê chẳng phai nḥa.

Ngày về bên ḍng sông lở
Nhớ màu hoa gạo xa xưa
Mảnh đất trung du cằn cỗi
Ngàn dâu vắng bóng lưng đồi.

Bờ tre nắng chiều rớt vội
Cánh c̣ xao xác bay qua
Lúa chẳng mùa nào giáp hạt
Ngùi thương đất mẹ nhọc nhằn.

Ngày đi về phương xa lắc
Hành trang có bóng quê nhà
Đi qua bao mùa mưa nắng
Khói chiều lại nhớ trời xa…

Cố hương nao ḷng lữ thứ
Nhớ quê… trở gót t́m về
Hàng cau đón người xa xứ
Đong đưa cánh lá vẫy chào.

Quê hương ngọt ngào quá đỗi
Ven đường hoa tím rưng rưng
Ngày trở về thăm vườn cũ
Giữa quê mà nhớ vô cùng…

Phan Mạnh Thu

Khổ thơ kết của bài thơ Quê Hương khiến tôi ngơ ngẩn. Tại sao vậy? Điều này chính tác giả mới có câu trả lời chính xác. Tôi chỉ cảm thơ và không muốn “chẻ sợi tóc làm tư” và 5 chữ “ Giữa quê mà nhớ vô cùng…” luôn ám ảnh tôi khôn nguôi…



ĐÀ NẴNG VÀ NHỮNG CUỘC T̀NH KHÔNG MAY CỦA TÔI
 

          Dù chỉ ở Đà Nẵng từ năm 1968 cho đến 1973 nhưng với tôi là quê hương thứ 2 mà tôi vô cùng yêu mến. Những kỷ niệm với bạn bè và t́nh yêu thật khó quên. Sau cú sốc lớn với mối t́nh đầu tôi thường lẩm nhẩm một ḿnh với câu hát: ” …Ôi đàn bà. Đàn bà lại là con dao làm tim rỏ máu…” .Cho nên sau giờ làm việc tôi thường lang thang một ḿnh cà phê nơi thật vắng vẻ. ...Tự kiểm: không đẹp trai, không quyền chức, không giàu có, không ĺ lợm… Bốn không th́ đáng đời rồi c̣n ǵ nữa. Vậy mà, xâu chuỗi năm tháng này, tôi cũng không thoát khỏi lưới t́nh. Chuyện lạ mà có thật. Một đêm của tháng 3 năm 1969 tôi đang ngồi lẻ loi trong một quán cà phê Hằng ở băi biển Thanh B́nh bất chợt có một người con gái ghé qua bàn tôi nói nhỏ: Em biết anh là người Huế, làm thơ. Có đọc thơ anh trên báo. Tôi ngạc nhiên: Sao hay vậy? Người con gái khai tên là D. quen với bạn anh nên để ư và thích… Từ sau đêm cà phê D. hay t́m gặp tôi. Qua mấy tháng t́nh cảm nảy sinh… Cũng lạ là đi với nhau nhiều lần mà chỉ dám cầm tay D. thôi. Đôi khi tôi tự hỏi tôi: Sao ḿnh khờ thế? T́nh đong đưa chưa tṛn th́ cuối năm đó D. báo tin đi lấy chồng và chia tay tôi. Như trên trời rơi xuống đất, tôi chết sửng… với câu thơ của ai đó: ” Ḿnh bây giờ không c̣n của nhau nữa/ Ngậm trái tim trong miệng để phi tang…’’ Rồi tôi đi về với tôi bằng cách ngâm nga thơ của Phạm Văn B́nh được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc: …Ngày nhà em pháo nổ. Anh cuộn ḿnh trong chăn…

Sau D, năm 1970 tôi lại sỉa vào một mối t́nh kỳ lạ nhất thế gian. Số là Toản, bạn cùng đơn vị tôi. Mỗi thứ 7 tôi đều ghé về nhà bạn. Bạn có cô em gái hiền lành, nết na và xinh như mộng tên K. Biết vậy, chứ tôi chưa có hoa mai nở trên ve áo làm sao dám nói ǵ. Giáp mặt tôi không dám nh́n. Và K, em gái của Toản cũng lặng lẽ, đôi khi tṛ chuyện vu vơ. Đôi mắt cô to tṛn, đen lánh của tuổi nguyệt rằm chứa chan điều ǵ làm sao tôi biết. Vậy mà, khi tôi đi công tác vắng, không về nhà Toản chơi là cô ấy hỏi. Cứ vậy, thời gian lặng lẽ trôi. Hai chiếc bóng vẫn âm thầm không nói điều của trái tim. Đến năm 1973, khi từ giă bạn và cô, tôi thấy hai ngấn lệ trên đôi mắt K. Đi rồi, tôi hỏi Toản. Toản nói: “Nó yêu mày mà mày không biết đó”. Tôi lại tự trách ḿnh: “Sao mày lại khờ nữa rồi ! “ Những năm tháng gian nan ở xứ Dừa tôi có viết thư cho K. Những lá thư t́nh qua lại cứ ngỡ là trăm năm… Nhớ nhất là khi nhận chiếc khăn tay K. thêu hai chữ KD nơi quân hành lội śnh ngang ngực, tôi đă hôn lên chiếc khăn ấy. Là kỷ vật của người con gái xứ Quảng. Tôi viết ngay những câu thơ:

THƠ TRẦN DZẠ LỮ

CHIẾC KHĂN THÊU

Ba mươi năm rồi, chiếc khăn vẫn c̣n nguyên
Anh cất giữ một mối t́nh rất lạ
Chiếc khăn của tấm ḷng đon đả
Em thêu bằng lửa của trái tim…

Quanh chữ Yêu là họ và tên
Của hai đứa ngày xưa dấu ái
Thời nhiễu nhương làm sao anh dám nói
Chuyện vợ chồng? Em có hiểu không em ?

Khi đi xa, anh mới biết ḿnh thèm
Đôi bàn tay và tấm ḷng như thế
Nhận lá thư và chiếc khăn màu tím Huế
Anh nhói ḷng lúc lạc nẻo Trúc Giang…

Giữa cuộc gian nan, chiếc khăn ấy là vàng
Anh hôn lên bằng trăm ngàn thương nhớ
Nơi cô quạnh có t́nh em nâng đỡ
Cứ bay lên, tưởng chạm thấu thiên đàng!

Vậy mà đời đẩy đưa hướng khác
Anh không về thắp nổi cơi b́nh yên
Ba mươi năm một vầng trăng thất lạc
Em lấy chồng, anh hóa gă du miên…

Ba mươi năm màu tím ấy c̣n nguyên
Anh sửng sốt về em -người rất Huế
Ba mươi năm sao ḿnh không thể
Gặp lại nhau, dù một khoảnh khắc buồn ?

Ôi chiếc khăn chính là ngôi sao hôm
Nhấp nháy gọi anh về nơi khung trời kỷ niệm
Tên hai đứa giờ đây thị hiện
Lại ngh́n trùng riêng một bóng h́nh em…

Trần Dzạ Lữ

Sau này tôi có về đường Hoàng Diệu t́m thăm K và mẹ. Không gặp K. Chỉ gặp mẹ. Thím ấy nói với tôi: “Tội nghiệp không ? C̣n nhớ thím và K. Toản th́ về lại Huế rồi. Để thím nhắn lại. Chứ để nó gặp lại D, sợ xúc động…v́ vừa sanh xong.” Thế là tôi biết cô ấy không chờ được tôi nên lấy chồng. Cầu mong cô luôn hạnh phúc.

Mối t́nh thứ 3 là một mối t́nh thực sự đẹp khi có nụ hôn đầu… Nhưng kết thúc vẫn là sự dang dở…Năm 1971, anh ruột tôi thuê nhà ở đường Trần Cao Vân –Tam Ṭa Đà Nẵng. Vài ngày tôi lại về ngủ lại. Bên cạnh chỗ anh tôi thuê nhà là căn nhà nhỏ bán tạp hóa. Tôi thường mắc vơng đung đưa mỗi tối. Nơi đây có cửa hông đối diện bờ giếng ( cái giếng xài chung hai nhà ). Có lúc hát nhạc thất t́nh của Vũ Thành An. Có lúc ngâm thơ của chính ḿnh như lời dỗ dành giấc ngủ. Tôi ít để ư người chung quanh. Vậy mà, có lúc tôi phải giật ḿnh v́ tiếng người đằng hắng phía nhà bên. Nhỏm dậy thấy một nàng con gái tóc dài ngang lưng mỉm cười rồi quay lưng vào nhà. Tôi cũng” tỉnh như sáo” chẳng quan tâm. Một tuần. Hai tuần trôi qua. Rồi một tháng đúng. Đang tưng tửng ngâm thơ tự nhiên có một mẫu giấy h́nh chiếc phi thuyền con bắn vào ngực tôi. Nhặt lấy mở ra đọc. Những gịng chữ rồng bay phượng múa đập vào mắt tôi: ANH D. ANH ĐỪNG BUỒN NỮA. CÓ EM ĐÂY… H. Chu choa ơi! Đây là lời tỏ t́nh rồi c̣n ǵ nữa. Lời tỏ t́nh rất đỗi dễ thương khiến tôi cảm động. Có phải đây là tiếng sét ái t́nh? Tôi chưa vội vàng hồi âm mà âm thầm điều tra lai lịch cô gái tóc dài tên H qua bà chủ nhà. Được biết là cô bé tên H đang học lớp đệ ngũ trường Sao Mai. Sau đó tôi lên nơi làm việc không về nhà anh tôi để xem động thái của H như thế nào. Hai tuần sau tôi về lại. Cũng nằm đong đưa trên chiếc vơng, lại nhận thêm một mũi tên của thần Cupid nữa xuyên qua vơng: TẠI SAO ANH KHÔNG HỒI ÂM CHO EM ? EM YÊU ANH MÀ. CÓ PHẢI LÀ ĐỊNH MỆNH BUỘC RÀNG KHÔNG? SAO ĐÊM NGÀY EM ĐAU ĐÁU VỀ ANH ! HAY LÀ: BỞI YÊU NGƯỜI BẰNG T̀NH YÊU THẦN THÁNH/ NÊN BẰNG L̉NG GÁNH CHỊU NỖI CÔ ĐƠN ( thơ Nguyễn Đ́nh Toàn ). Đọc những câu này th́ tôi sửng sờ thiệt t́nh. Một cô bé học lớp đệ ngũ mà biết trích thơ của thi sĩ Nguyễn Đ́nh Toàn th́ đâu có đơn giản ? Phải là một tâm hồn sâu sắc trước tuổi mới như thế. Lần này tôi xiêu ḷng thật rồi. Xiêu ḷng trước một cô gái có nhan sắc trung b́nh nhưng có mái tóc dài và có đến hai đồng tiền duyên hai bên má. Xiêu ḷng trước một trái tim rất thi sĩ. Tôi hồi âm cho nàng và cũng thú nhận đă YÊU. Vậy là thư qua, thư lại bên này bờ giếng và bên tê bờ bằng những mẫu giấy chứa chan yêu thương dù biết rằng cô bé nhỏ hơn tôi một con giáp. Tôi nhớ có người nói: Yêu là Yêu, không cần thắc mắc, không cần định nghĩa… Thế rồi, một đêm trăng vằng vặc bên bờ giếng, không ai hẹn ai mà cùng đối diện bên bờ giếng. Bốn con mắt chiếu vào nhau như sao sa. Hai cơi ḷng rạo rực…Thế là, tôi vít đầu nàng xuống hôn lên mái tóc đen tuyền. Rồi đôi môi tôi dừng lại ở môi nàng. Cái cảm giác lạ kỳ và mầu nhiệm từ đôi môi chuyển khắp châu thân. Tôi có cảm giác như ḿnh đang lạc vào cơi thiên thai. Cô bé th́ run rẩy… Lúc này tôi biết thế nào là hạnh phúc với nụ hôn đầu mà trước đây tôi đă từng đọc mấy câu thơ của Trần Dạ Từ: Lần đầu ta ghé môi hôn/ Những con ve nhỏ hết hồn, kêu vang…

Từ đó tôi và nàng cháy bỏng đam mê đến cùng cực. Nhưng tôi cũng lo âu như câu hát của nhạc sĩ Lê Uyên Phương:” Yêu nhau trong lo âu…” Tôi biết t́nh yêu không có biên giới và tuổi thần tiên này yêu thương không so đo, tính toán. Nó trong vắt suối mơ. Nhưng cuộc đời phải có giới hạn của nó. Bốn, 5 năm nữa cô bé mới lên đại học. Nếu v́ ích kỷ, tôi kéo nàng xuống vũng đam mê tiếp tục th́ tương lai cô ta thế nào? Nghĩ tận cùng thế, nên tôi đă âm thầm nạp đơn đi vào trường SQThủ Đức. Đây là giải pháp tốt nhất. Dù biết nàng sẽ đau nhưng một thời gian cũng sẽ nguôi ngoai…Tương lai đang chờ nàng phía trước…Và tôi cũng thế, không thế lất bất măi nơi thành phố này. Nếu chờ được nhau th́ đấy là DUYÊN NỢ. Khi tôi đi rồi, nàng nói với anh trai tôi là : “Anh ấy phụ em…giờ em nh́n đời bằng con mắt lép…” Biết nàng thấu hiểu cho tôi không? Bao nhiêu năm trôi giạt xứ người, tôi vẫn ngong ngóng tin nàng. Có một người quen cho tôi biết cô bé đă ra trường đại học sư phạm. Tôi thực sự mừng vui. Bao nhiêu năm canh cánh bên ḷng cái cảm giác nụ hôn đầu… măi đến 1993 tôi mới viết được bài thơ cho nàng:

 

THƠ TẶNG H. KHI MÙA THU ĐẾN

Thương lúc nào không biết
Mà nghiêng ngửa hồn xưa
Anh-sông trôi biền biệt
Cũng nhớ ngoảnh lại bờ

Em đi vào trong thơ
Từ lúc nào không biết
Trái tim anh sắp Tết
Dẫu thu đang thầm th́…

Phải ngày xưa không nhỏ
Ḿnh tan loăng vào nhau
Mặn nồng cơn thương nhớ
Cẩn vào t́nh ca dao

Nhưng rồi ḿnh xa nhau
Bất ngờ như lúc đến
Anh-đường dao oan nghiệt
Cắt ngọt ḷng hương ngâu

Năm năm em mật đắng
Vàng lạnh chiếu chăn người
Năm năm anh gặm nhấm
Dấu ăn năn bên trời

Bây giờ thu em ơi
C̣n đâu mà tan loăng?
Em đă thành dĩ văng
Anh là gió trùng khơi…

Trần Dzạ Lữ

Đến giờ không biết người con gái Đại Lộc ấy có đọc được lời t́nh tôi viết bằng trái tim trong thơ? Hơn bốn mươi năm rồi không hề gặp lại. MỘT NGÀY NAO CHO TÔI GẶP LẠI EM ( lời một bản nhạc) .Gặp lại dù một khoảnh khắc…không làm ǵ cả mà chỉ được nói một câu XIN LỖI EM. T́nh ḿnh có duyên không nợ. Rồi tôi lại phải như chim bay biệt mù cà cưỡng…
 

 



H́nh Chân dung Thi sĩ Tường Linh

 

Chân dung nhà thơ Phan Mạnh Thu


Xem tiếp Phần 10

 

 

trang Trần Dzạ Lữ

 

art2all.net