Đặng Tiến

Thơ Hoàng Cầm

Truyền thống và hiện đại

 

 

Hoàng Cầm - xưa và sau này

II. Anh đưa em về Sông Đuống

Đến với một nhà thơ, hành tŕnh không phải lúc nào cũng đơn giản, cho dù rằng nhà thơ ấy, với ḿnh đă là thân thuộc. Như trường hợp tôi t́m đến Hoàng Cầm. Tôi thuộc thơ Hoàng Cầm từ bài “Bên kia Sông Đuống” làm thời Kháng chiến chống Pháp. Câu thơ Hoàng Cầm được trích dẫn nhiều nhất có lẽ là:

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Lời thơ đẹp, trong sáng, hùng hồn ngợi ca màu sắc quê hương, trong một giai đoạn kháng chiến gian nan 1948. Chúng ta yêu câu thơ v́ giá trị văn chương, nhưng cũng v́ nó lồng trong t́nh dân tộc nồng nàn đang bị bức bách và thử thách; về sau, đọc lại, vẫn yêu, v́ câu thơ đă ḥa màu vào kỷ niệm để làm máu thịt của cuộc sống. Nhưng nếu tách ĺa ra khỏi bối cảnh lịch sử và tâm cảm th́ không biết câu thơ c̣n giữ trọn vẹn hương sắc hay không? Tuy nhiên Hoàng Cầm, suốt thời kháng chiến, là thời hoa niên, chỉ làm vài ba bài thơ như thế. Thơ anh sau này khác đi, tân kỳ hơn, t́nh tứ hơn và phi thời đại hơn:

Chị đi một chuyến chơi xanh cỏ
Quay bánh linh xa miết triệu ṿng
Nhặt sợi–vô–cùng thêu áo gối
Mau về mừng cưới…
(nhớ Em không?)

(“Chị Em xanh”, 1970, Bên kia Sông Đuống tr. 57)

Đoạn thơ chỉ có một chữ khó: linh xa, là bánh xe linh hiển của thời gian, giữa không gian vô cùng, trong đó hạnh phúc con người mong manh tơ mỏng. Ngôn ngữ và tư tưởng Hoàng Cầm mới mẻ, nhưng vẫn tiếp vẫn truyền thống của thơ mới, và nhắc chúng ta nhớ Vũ trụ ca của Huy Cận:

Lá biếc đưa thoi xuyên vĩnh viễn
Gió là sợi thắm của thời gian

(“Áo xuân”, 1942)

Ngồi xe nhật nguyệt cùng thiên nhiên
Làm bạn đi đường về vô định

(“Xuân hành”, 1943)

Đến những câu thơ này của Hoàng Cầm th́ thật là sáng tạo:

Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
đi măi t́m sim chẳng chín

(“Về với ta’’, 1960, BKSĐ, tr. 135)

Câu thơ long lanh những thanh sắc gọi về tuổi thơ hoàng kim và bích ngọc, lấp lánh vàng xanh qua một loạt nguyên âm mở (a, ang…) ngây ngất, chao đảo dưới trời chiều, rồi thu vào màu sim tím gian truân rón rén sau những nguyên âm khép (i, im…). Buổi chiều xanh không biết tự thời nào:

Một chiều xanh, một chiều xanh huyền hoặc
(Hàn Mặc Tử)

Hay bầu trời Rimbaud:

Par les soirs bleus d’été j’irai par les sentiers
(Chiều hạ xanh những lối ṃn chân nhỏ… )

Những dấu chân chim sẽ đưa ta về với ca dao:

Đói ḷng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi t́m người thương

Thơ Hoàng Cầm ghé đến ḷng đời, t́nh đă nhỡ, t́nh đă nhỡ một mùa sim.

Người đọc có thể ngạc nhiên v́ h́nh ảnh con bê vàng - tuổi thơ của tác giả - h́nh tượng bất ngờ, thậm chí không thuận lư, nhưng cú pháp, từ pháp hợp lư. Hoàng Cầm táo bạo trong cấu trúc h́nh ảnh mà không vi phạm quy luật ngôn ngữ, nhờ đó mà thơ anh, dù cầu kỳ, vẫn gần người đọc, và tính hiện đại vẫn tiếp nối truyền thống – dài, chưa kể là nhạc điệu phong phú, d́u dặt, dắt d́u độc giả đi sâu vào rung cảm và tưởng tượng.

Cũng có người cho rằng thơ anh bí hiểm. H́nh ảnh bê vàng và sim tím nhắc tôi một đoạn khai tâm về thơ của Bùi Giáng: “Đi vào cơi thơ… thế nghĩa là ǵ? Anh lùa ḅ vào đồi sim trái chín? Một mặt, anh lưu tâm trái chín rừng sim? Một mặt anh cũng lưu tâm chiếu cố cho những con ḅ đừng để chúng lạc lối vào sâu trong rú rậm rồi mất lối trở ra (…). Ta ngồi dưới gốc cây sim lắng tai nghe ḅ đương gặm cỏ thong dong đưa tay với một cành, hái một trái chín ăn chơi… Bỗng dưng? Bỗng dưng nảy ra một sự t́nh kỳ bí: bàn tay ta vừa chạm tới một trái sim riêng lẻ, th́ suốt dây rừng, toàn thể ngàn sim lục bỗng chấn động vang lừng. Đó là bí quyết lạ lùng. Một bí quyết bất khả truyền’’ (
Đi vào cơi thơ). Cuộc kỳ ngộ bằng h́nh ảnh giữa hai nhà thơ chỉ là t́nh cờ, nhưng cũng phản ánh những rung cảm chung trong một thế hệ thi ca. Người này, vô t́nh, giải thích người kia.

Tuy nhiên, những câu thơ “lạc dáng chiều xanh kỳ bí’’ như thế không nhiều trong thơ Hoàng Cầm và nói chung, chúng ta đều có thể phân tích, giảng giải được. Ngược lại, khó giải thích những câu đơn giản mà chúng ta đă gặp, đă phân tích:

Đường đê chợ Trầm sang mùa tu hú

(“Vợ liệt sĩ’’)

Kỹ thuật không có ǵ. Những từ ngữ quyện vào nhau và tự tạo lên sức gợi cảm. Sự đơn giản đi gần tới văn xuôi – mà vẫn không phải là văn xuôi. Một số nhà nghiên cứu về thơ như Roger Caillois, đă nêu lên đặc tính này của thơ hiện đại.

Giản dị hơn nữa là câu thơ nhiều người thuộc:

Anh đưa em về Sông Đuống

(“Bên kia Sông Đuống", 1948, BKSĐ, tr. 29)

Có ǵ mà câu thơ b́nh dị ấy cứ vương vấn măi trong ḷng ta? B́nh dị, nhưng dịu dàng, đằm thắm thiết tha: anh đưa em về. Cơi về đó là quê hương, là an b́nh, là kỷ niệm, là hạnh phúc. Thơ, và t́nh yêu, là một cơi về. Về một ḍng sông, Sông Đuống: âm vang nghe cách trở, truân chuyên, mà thiết tha khẩn khoản.

Thơ Hoàng Cầm, sáng tác qua 50 năm, lấp lánh muôn màu ngàn vẻ, nhưng đều đồng quy về một chữ VỀ. Về Sông Đuống, về Kinh Bắc, về cơi Em, về với anh, về với ta. Có tập thơ mang tên Mưa Thuận Thành, một cơn mưa về nguồn, như h́nh ảnh của Tản Đà, nước non nặng một lời thề, hay thơ Hoàng Cầm:

Giọt mưa phương Nam có về Kinh Bắc
Mưa đi về Anh mưa đi về nguồn

(“Giọt mưa phương Nam", 1991, BKSĐ, tr. 21)

Tuyển tập Bên kia Sông Đuống gồm có 56 bài, trong đó 35 bài mang chữ VỀ. Bản thân bài "Bên kia Sông Đuống" được cấu trúc trên điệp khúc: Bây giờ đi đâu? Về đâu? Thơ Hoàng Cầm là một lối về, một cơi về, một cơi mơ về, một tiếng gọi về:

Dóng dả gọi về đồng sương
đôi ba người lận đận

(“Về với ta’’, 1960, BKSĐ, tr. 135)

Có thể đây là một phản ánh trọn vẹn của thơ Hoàng Cầm, nổi tiếng từ vở kịch thơ Kiều Loan khởi thảo từ năm 1942. Kiều Loan, cô gái điên, là kẻ lạc mất đường về. Điên là đánh mất cơi về. Nhân vật chính, trước khi chết, đă cầu khẩn t́nh yêu:

Tôi chỉ xin nàng đôi giọt lệ
Cài lên lá cỏ… phía quê hương

(Kiều Loan, 1942)

Quê hương, là Thuận Thành, là Kinh Bắc, nhưng c̣n là cơi mênh mông. Từ 1942, Hoàng Cầm 20 tuổi, đă có những câu linh cảm, báo trước toàn bộ thi phẩm của ḿnh:

Níu tay cười xuống hoàng hôn cũ
Với mắt em về bến hóa sinh

(“Lại gặp’’, 1942, BKSĐ, tr. 24)

Tập thơ cuối cùng Hoàng Cầm thông báo sẽ in, sẽ mang cái tên tiêu biểu: Về cơi thật người. Thơ Hoàng Cầm đậm đà tính dân tộc, nhưng không phải là thơ địa phương. Từ bến quê hương, Hoàng Cầm t́m về cơi người chính xác – Cơi Thật Người – do đó, thơ anh, những màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp, vươn lên t́nh người, rất rộng, rất cao.

Cuộc sống hiện đại là một ḍng sông ngày mỗi xa nguồn. Khái niệm và ư thức quê hương ngày một nhạt phai trong tâm tưởng con người hiện đại, con người đô thị. Ĺa nguồn là quy luật của tiến hóa. Nhưng con người cảm nhận ly cách đó mỗi nơi, mỗi lúc, mỗi người, một cách khác nhau. Thế hệ Hoàng Cầm - bản thân Hoàng Cầm (sinh năm 1922) - chứng kiến sự tan ră, tàn phá của một nền văn hóa trên một đất nước mất chủ quyền, rồi triền miên đắm ch́m trong lửa khói. Hai cuộc chiến tranh dân tộc chồng lên trận tranh chấp lớn lao giữa hai nền văn minh, mới và cũ. Đông và Tây. Dân tộc có chiến thắng, vẫn để mất đi ít nhiều bản sắc văn hóa, như con chim thắng trận đă phải mất lông mất cánh. Anh chiến sĩ trong Hoàng Cầm chóng quên hào quang chiến thắng để lặng nghe những tàn phai, tan tác, rồi tự hỏi về cuộc đời, về con người, về bản thân.

Anh đứng đây là đâu
Em cười như lá mỏng

(“Anh đứng đây là đâu’’, 1988, BKSĐ, tr. 62)

Đơn giản và hàm súc. Câu hỏi hiện đại và hiện sinh là niềm hoang mang lớn lao của nhân loại; con người đă t́m ra chỗ đứng, nhưng mất tọa độ trước những biến chuyển vật đổi sao dời, nhanh chóng và toàn bộ, có phần tự nhiên, có phần áp đặt.

Trong hỗn mang của thời đại và hoang mang của tâm linh, nụ cười, tia hạnh phúc bỗng mong manh Em cười như lá mỏng. Có cái ǵ đó cùng quư giá, nhưng hết sức đơn giản, rất mực phôi pha, làm cho con người hoang mang trở thành hoảng hốt. Hoàng Cầm, những lúc sống thật với ḷng ḿnh, từ chiều sâu thăm thẳm của tâm thức, thỉnh thoảng bật ra những câu thơ, những h́nh ảnh b́nh dị mà hàm súc như vậy. Một câu hỏi lớn của loài người vừa vụt chao nghiêng tia nắng trên tờ lá mỏng: thơ Hoàng Cầm là ngọn gió lạc mùa bất chợt thổi tạt qua trần gian, một ngày thu muộn màng và hiu hắt.

Bên kia Sông Đuống, quê hương Hoàng Cầm long lanh quá khứ, với những buồn vui ngày ngày tháng tháng, trong khung cảnh đồng quê thân thuộc, tầm thường: tre lũy, bèo ao, đê quai, bến Sấm. Có tiếng ếch cơng mưa rào, tiếng chào mào khát nắng. Và tiếng tu hú gọi mùa. Làm thơ, bao giờ cũng tô son điểm phấn ít nhiều lên cuộc sống, như cô gái bất hạnh:

Mưa son đắt rẻ tùy phiên chợ

Đời sống trong thơ Hoàng Cầm vui ít, buồn nhiều và thường xuyên vất vả. Việc đồng áng xen lẫn với quai gánh bán buôn. Đặc biệt về thủ công nghiệp, nghề gốm Bát Tràng chiếm trọn tập thơ Men đá vàng (1973) trong khi Tiếng hát quan họ (1956) làm nền cho một tập thơ khác (1956). Lao động chuẩn bị những hội hè đ́nh đám, niềm vui chóng qua không lấp được bao nhiêu lận đận gieo neo. Chỉ thấy cảnh trai tài gái sắc giao duyên qua lời ca tiếng hát, mà không nghe được những uất nghẹn, tan tác, th́ chưa cảm nhận đầy đủ tâm cảnh của Hoàng Cầm.

Ám ảnh lớn của Hoàng Cầm là niềm cô đơn trơ trọi, thể hiện rất sớm qua h́nh tượng cô gái điên hay mẹ con đàn lợn âm dương – chia ĺa đôi ngả (1948) sẽ trở lại với con bê vàng lạc dáng chiều xanh – Đêm nay mẹ chẳng về chuồng (1960). Nhà thơ, ở bất cứ tuổi nào, vẫn mang tâm t́nh đứa trẻ con hoang mang đợi mẹ. Thơ Hoàng Cầm là một lối khấn thầm:

Khấn thầm như mẹ lỡ đ̣ ngang
Miệng hé hạt na nḥa bến vắng…
Bao giờ mẹ về
Buộc yếm đào phai vỗ hát ru

(“Đợi mùa’’, BKSĐ, tr. 48)

Giữa những tang thương, dường như cảnh chia ĺa làm nhà thơ đau đớn nhất. Anh vẫn tin ở cuộc đời, và niềm tin thiết tha sâu sắc nhất, có lẽ là t́nh cảm dành cho tuổi trẻ mai sau:

Ta ru em
Lớn lên em đừng t́m mẹ phía cơn mưa

(“Về với ta’’, 1960, BKSĐ, tr. 136)

H́nh ảnh người chị trở đi trở lại là bóng dáng người mẹ nối dài. Trong bài “Đợi mùa’’, hai h́nh ảnh lồng vào nhau trên đường về chợ:

Tưởng như mẹ về
Vai áo toạc ba vá chằng tơ dứa
Tưởng như Chị về
Tơ tóc đêm xưa giờ rễ tre
Bao giờ Chị về…
Bao giờ mẹ về…
Không
Đă hết năm tu hú gọi rừng già

H́nh ảnh người chị trẻ trung và gần gũi hơn, nên gợi cảm gợi t́nh hơn, hàm chứa nhiều rung cảm đa nghĩa, tạo ra được những câu thơ đẹp, hồn nhiên, nghịch ngợm:

Cách nhau ba bước vào vườn ổi
Chị xoạc cành ngang
Em gốc cây

(“Quả vườn ổi“, BKSĐ, tr. 39)

Làm thơ, với Hoàng Cầm, trong chừng mực nào đó, là giữ chân tuổi thơ dưới một gốc cây. Chờ mong và mơ mộng.

Người mẹ đẩy con ra đời, người chị đưa em vào đời:

Em mười hai tuổi t́m theo Chị
Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa
Đi…
ngày tháng lụi
t́m không thấy
Dải yếm ḷng trai mải phất cờ

(“Quả vườn ổi’’, BKSĐ, tr. 39)

H́nh ảnh người chị từ phái tính đưa đến dục tính, tế nhị, kín đáo, thi vị: Hai đứa lung linh lơi yếm áo. Có lúc người em c̣n ước mơ cưới Chị xanh thiêp thiếp (“Chị Em xanh’’, 1970). Ta nên hiểu đây là giấc mơ hạnh phúc bao la trước vũ trụ, mà người đàn bà là biểu tượng, Hoàng Cầm đi sâu vào ḷng đời theo bước chân người chị. Bao nhiêu âm hao của trống, tiếng tu hú trên quai đê, tiếng bạc má trên cành tranh, tiếng chào mào trên cành nhăn đă đến với anh theo giọng lảnh lót của người chị. Những bài thơ hay nhất, bạo nhất về chị, Hoàng Cầm đă làm ba mươi năm sau – lúc đă ngoài bốn mươi năm mươi tuổi – đă quá tuổi thơ ngây để ngủ lại giấc mơ dang dở (“Đêm Mộc", 1959). Ngoài thơ ra, con người làm sao ngủ lại giấc mơ? Nên hiểu thơ Hoàng Cầm trên chiều hướng đó; và trong giới hạn thu hẹp lại, những bài thơ về chị Trúc của Nguyễn Bính cũng nên hiểu như vậy, thay v́ đặt những câu hỏi vớ vẩn và dung tục.

Dục tính là một yếu tố quan trọng trong thơ Hoàng Cầm v́ nó là thành tố cơ bản, sâu xa của cuộc sống và đồng thời cũng là hương sắc của trần gian. Bản năng thiết yếu lồng vào nhu cầu thẩm mỹ. Những h́nh ảnh thiêng liêng nhất của quê hương lâng lâng mùi da thịt:

Chùa Phật Tích ruỗi trong màn lụa bạch
Tượng Quan Âm má ửng bồ quân
Chuông chiều cởi yếm…

(“Đêm Thủy’’, 1959, BKSĐ, tr. 15)

Dục tính trong thơ Hoàng Cầm, từ bản năng thiên nhiên, đă trở thành một yếu tố văn hóa trong xă hội cổ truyền, giống trong tranh tượng dân gian. Nó không phải là tự nhiên chủ nghĩa, không phải là Người gái thiên nhiên như trong thơ Đinh Hùng:

Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ
… Làm đôi người cô độc thủa sơ khai

(Mê hồn ca)

Thỉnh thoảng cũng có h́nh ảnh tự nhiên, nhưng không nhiều:

Ngoài hồ cô giặt lụa
Vỗ vào lưng đêm giăng
Nước lạnh chấm hai đầu vú

(“Cô gái giặt lụa’’)

Thân thể người đàn bà căng đầy nhựa sống nhưng giới hạn trong những điều kiện xă hội và văn hóa nhất định:

Chùm cau căng nứt mạch tằm
Yếm may ba ngày mẹ vá lại
Khuya nghe buồng động bóng đêm rằm.

(“Đêm Mộc’’, 1959, BKSĐ, tr. 19)

Ngành dân tộc hoặc ngày nay đă trưng nhiều tư liệu về những lễ lạc, hội hè trong h́nh thái xă hội cổ sơ, giải phóng con người ra khỏi những cấm kỵ, ràng buộc. Hoàng Cầm gợi lại cảm giác trước cuộc “Thi đánh đu”:

Luồn tay ôm say
giấc bay lay đỉnh núi
Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành
Đùi chảy búp dài thon nhún vội
Bàng hoàng xanh tia chớp liệng nghiêng xanh.

Dục tính được nhà thơ làm nổi bật và thi vị hóa, vừa cô đọng vừa tan loăng trong một không gian ngất ngây, lảo đảo nhờ những âm thanh, h́nh ảnh và chuyển động trong thơ. Hoàng Cầm đẩy tưởng tượng – tôi tạm gọi là dự cảm huyễn dục - đến huyền sử một “Hội yếm bay’’ với nhiều cô gái, vốn là tiên nữ bị đày xuống trần gian cùng cởi bỏ xiêm y:

Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội
Nuột nà cởi bỏ áo khoa khôi
Em không buộc thắt lưng thon nữa
Thả búp tṛn căng nuột ấy… ơi!
Nguồn sống tuôn thơm nhựa ứ đầy
Một chiều khổ cực bốn chiều say
Đă phanh yếm mỏng th́ quăng hết
Những nếp xiêm hờ giả bộ ngây

(tập Lá Diêu bông, tr. 76)

Trong dự cảm huyễn dục, Hoàng Cầm cao hứng:

Lệnh tám cơi tốc xiêm y chới với
Sững ḿnh em vùn vụt hút lên xanh

(tập Lá Diêu bông, tr. 83)

Dục tính trong thơ Hoàng Cầm táo bạo lắm, th́ cũng đến vậy thôi. Không có cái rạo rực dồn nén như trong Gái quê của Hàn Mặc Tử; nhục cảm ở đây, có lúc chỉ là phương diện cho Hoàng Cầm làm một câu thơ hay và lạ. Dù ư có suồng să, lời vẫn trau chuốt, có khi trang trọng, chứ không có ư bông đùa như Bùi Giáng. Về mặt này, tôi đă trích dẫn nhiều thơ anh mà ít b́nh luận – v́ thơ anh tự nói lên được phong cách và nội dung. Lời bàn - về dục tính – e rằng dung tục một cách không cần thiết.

Hoàng Cầm là người làm thơ có ư thức rất rơ và rất cao về thiên chức của ḿnh. Thơ phải nâng cao t́nh người và làm đẹp cuộc sống. Ngoài ra anh không phục vụ một ư đồ nào khác cho bản thân hay cho thời thế. Nếu một lúc nào đó có bài nọ bài kia phù hợp với một giai đoạn lịch sử, th́ bất quá chỉ là những bước không ḥ hẹn, đă bước trùng nhau một ngả đường như lời thơ Huy Cận.

Hoàng Cầm làm thơ liên tục nhưng rời rạc trong hơn năm mươi năm. Những bài thơ xiêu lạc như những chiếc lá ĺa cành:

Rồi lại chiều mai lại sớm kia
Lá không in dấu phận xa ĺa
Cứ lang thang phố nhờ cơn gió
Nhè nhẹ sang hè rẽ lối khuya

(tập Lá Diêu bông, tr. 76)

Với anh tôi muốn làm cơn gió
Lùa những lưu ly lại Cội Về
Lá bao nhiêu lá mai về đất
Đường mê thân gió vẫn tê tê

(tập Lá Diêu bông, tr. 76)

 

hoàng cầm

Hoàng Cầm - Cây tam cúc

Hoàng Cầm - Anh đưa em về sông Đuống

Hoàng Cầm - Mùa thu tỏa nắng

Hoàng Cầm - Men đá vàng

 

 

Trang Đặng Tiến

Art2all.net