Nguyễn Quốc Trụ

 

 

ĐỒNG VỌNG CHO HỒN THIÊNG L̉ THIÊU

 

 

 

 

            Kertesz đă mất một thời gian bằng những năm tháng ông sống, trước khi bị tù đầy, tức là 14 năm, để viết cuốn đầu tay. Một nhà xuất bản do nhà nước quản lư từ chối in, sau được một nhà sách khiêm tốn [modest] xuất bản năm 1975, nhưng bị đối xử bằng sự im lặng. Tại Thụy Điển, xuất bản lần thứ nhất, qua bản dịch của Fripress in Maria Ortman's, với tựa đề Steg för steg (Step by Step, Từng Bước). Thoạt đầu, nó không gây chú ư, mặc dù, cùng với Đây Có Phải Một Người của Primo Levi, đây là một tác phẩm văn chương mănh liệt nhất đă từng được viết ra về thực tại trại tập trung.

Sự kiện Kertesz bị đi đầy không có nghĩa, Fateless [Không Số Kiếp], hay Man Without a Fate, [Người Không Số Kiếp], như tên sau này của nó, chỉ là một cuốn tiểu thuyết tự thuật, theo bất cứ một ư nghĩa giản dị nào của từ này. Ông bỏ đi những ǵ gọi là giai thoại (anecdotal), nhất thời (temporal), ngoại lệ, và chỉ giữ lại tính tầm phào, banality, của câu chuyện (nếu có thể coi tầm phào là nội dung của nó): một cách kể, một nghiên cứu có tính phương pháp về cuộc sống thường nhật của trại tập trung, của cơ cấu toàn trị.

Ngoài nội dung, đều nói về trại tù, cách kể của Kertesz thật khác với của Levi: Làm thế nào một con người, bị bắt, bị dứt ra khỏi cuộc sống b́nh thường của ḿnh, dần dần thích nghi với một cuộc sống khác, mà cuộc sống khác này, sở dĩ nó có, là để làm giết hại người đó. Nhưng Levi là một người đă trưởng thành. Koves, nhân vật kể chuyện ở trong Không Số Kiếp th́ mới được 14 tuổi, và thời gian từ 1944 tới 1945 là một quăng đời quyết định, về mặt học hỏi, đối với cuộc đời của cậu bé.

Cùng với một nhóm trẻ cùng tuổi, ông bị bắt trên chuyến xe buưt trong một cuộc bố ráp tại Budapest vào năm 1944. Thoạt tiên, chúng bị nhốt một ngày – một ngày ấm áp, tẻ ngắt - trong một nhà tạm giam, trong khi viên cảnh sát - trẻ, trông có vẻ đần độn, bối rối - gọi điện thoại xin thêm chỉ dẫn. Sau đó, chúng bị giữ vài ngày trong một xuởng gạch cũ, cùng với vài ngàn người Do Thái. Sau những bàn bạc với Hội Đồng Do Thái, vài ngàn người này chấp nhận “đề nghị” [offer], họ sẽ tự nguyện đi làm việc, bởi v́, như họ được giải thích, rằng sẽ c̣n nhiều chuyến xe lửa khác nữa, và nơi đây sẽ không làm sao chứa nổi. “Nói vậy là hết nói, c̣n bàn bạc ǵ được nữa.”

Khi lực lượng giải phóng tới với Koves, một năm sau đó, ông nằm trong nhà thương tại khu trại tù Buchenwald, người độc nhất sống sót trong nhóm bạn của ông. Một thân h́nh vàng khè, trơ xương, với bộ mặt nhọn hoắt của một người già, da đầy những vết mụn nhọn mưng mủ, nhức nhối.


Một giọng văn cố t́nh móc họng.

Tiểu thuyết của Kertesz không khó đọc, theo nghĩa kỹ thuật. Cứ thẳng một lèo, và là một cách kể chi li, không lạc đề, không b́nh, bàn, nếu có, chỉ trong giới hạn nhân vật chính, một cậu bé tuổi c̣n non, kinh nghiệm ít ỏi. Giọng nói đó, mạnh mẽ, ṭ ṃ, phải nói là thông minh, mưu trí. Đây là giọng của một người trẻ tuổi, mà, ở bất cứ thời điểm mới mẻ nào, chiến đấu, hiểu, làm, và làm cho được, ở cái mức tối hảo, không phải do ngây thơ, nhưng làm như vậy th́ mới sống sót. Với anh ta, mọi chuyện cứ thế mở ra, “từng bước từng bước”. Và những phản ứng thoạt kỳ thuỷ của cậu bé, là ngưỡng mộ một cách khiếp sợ: [Bạn hăy thử] nghĩ coi, cậu bé đă thông minh, mưu trí tới cỡ nào, bởi v́ chính những mưu mô khôn khéo như vậy đă dẫn dụ cậu, trong những việc làm như, làm sao cởi quần áo khi đứng trước ṿi tắm, làm sao nhớ con số ở chỗ treo quần áo, làm sao buộc dây giầy! Phải có một người nào đó đă nghĩ ra mấy tṛ này… Chắc chắn họ đă dùng cùng một phương pháp như vậy, trong những pḥng tắm khác, nơi mà, như cậu bé được biết, thay v́ nước, th́ là hơi độc xả lên những tù nhân. Lại c̣n máy khoan ở khu làm việc – Sao mà nó khác biệt so với thứ khó xài của cảnh sát Hung. Mọi thứ qua đó, đều trơn tru, ngon lành. Khi tù nhân tới hồi kiệt lực, gầy lơm tận xương, không c̣n nhận ra ai là ai, chuyện xẩy ra đều đặn đến nỗi cậu bé không nhận ra, ngoại trừ điều này, nếu phải so sánh bề ngoài chẳng hề suy suyển của đám lính gác, với của tù nhân, th́ rơ mười mươi, hai thứ người này hoàn toàn khác nhau.

Với một người mắt lúc nào cũng mở to thao láo v́ ṭ ṃ, v́ ngạc nhiên, muốn biết như thế, mỗi hoàn cảnh đều là mới tinh khôi, đều là một “ngay bây giờ” [a now] chẳng cần tới tri thức phản hồi; thứ tri thức này, chúng ta, những độc giả, th́ chẳng thiếu, nhưng người kể chuyện, tức cậu bé, th́ không.

Đúng là một giọng khiêu khích, móc họng. Kertesz, tác giả, như cố t́nh bám chặt lấy nó, với một sự ương ngạnh, bướng bỉnh, ĺ lợm, và chính điều này làm cho nó tách bạch hẳn ra.

Nhưng thách đố lớn lao nhất, tại sao cuốn sách bị đáp ứng một cách thật là lạnh lùng, khi vừa xuất bản là một điều khác, tôi [Madeleine Gustafsson] tin như vậy. Nó nằm ở ngay tựa đề: Không Số Kiếp [Fateless]. Hay, một người không số kiếp [a man without a fate]. Bởi v́, đây không chỉ về Auschwitz, về một điều ǵ đă xẩy ra, mà là triết lư về cuộc đời. Đứa bé cố biểu tỏ triết lư này, sau khi từ Budapest trở về nhà. Mọi chuyện xẩy ra như thế này đều không thực, đúng như thế, đứa bé nghĩ, nhưng nó tới, nó xẩy ra: Chúng cứ thế tới, tuần tự, từng bước, từng bước. Chỉ một khi ngoái nh́n lại, th́ mọi chuyện mới trở nên đă xong xuôi, đă hoàn tất, đă không thể hiểu được… những điều bạn có thể tóm lược, [và tạo một khoảng cách với chúng], bằng những từ như “ghê rợn”, hay “địa ngục”.

Như được ban phát, tuy không được chỉ định sẵn, cậu bé trải qua số kiếp được cho đó. Và bây giờ, cậu bắt buộc phải làm một điều ǵ, với tất cả những ǵ đă trải qua. Chẳng thể nói, chúng không có nghĩa. Chẳng thể hài ḷng, với ư nghĩ, đây chỉ là một lỗi lầm, hay là chấp nhận chúng, bằng cái dáng vẻ ngây thơ, tuy chua chát. Nhưng nếu có tự do, là không có số kiếp. Nói một cách khác, cậu bé nói với những thính giả mỗi lúc một thêm chán chường, thê lương của cậu rằng: “Chúng ta, chính chúng ta, là số kiếp”.

Số kiếp của chúng ta là như vầy đó.

Tới lúc này th́ không chỉ Chú Steiner, mà luôn cả Chú Fleischmann cũng nhẩy bổ lên. “Sao? Mi nói sao?”, ông chú, mặt đỏ gay, nói như xỉa xói vào mặt thằng bé. “Chúng ta bây giờ là những kẻ gây tội, mi muốn nói vậy hả, trong khi chính chúng ta là nạn nhân?”

Cậu bé cố giải thích, đây không phải là vấn đề tội, hay lỗi. Đúng ra là người lớn phải nhận ra, ư nghĩa của tất cả, tự nó, giản dị, trần trụi, là như vậy.

Như Kerresz viết ở trong nhật kư của ông [his Galley Diary]: “Không Số Kiếp là một tác phẩm hănh diện. Nhờ nó mà người ta sẽ không tha thứ cho cả cuốn sách, lẫn người viết nó, là tôi.”
 

Cây viết là cái mai của tôi.

Nếu Không Số Kiếp móc họng, Kinh Cầu Cho Một Đứa Bé Chưa Ra Đời làm người đọc câm họng.

Đây là một cuốn sách mỏng, một độc thoại dài, đều đều một giọng, thật tẻ nhạt, bám dính cứng, một cuốn sách nhỏ, mỏng, theo kiểu của Thomas Bernhard. Ḍng văn lan man, tản mạn, nhưng, với tất cả những rối rắm của nó, thật rơ ràng. Giọng mời gọi, khiến người đọc, cho dù ngần ngại tới cỡ nào, vẫn sẵn sàng nhập cuộc. Nếu có điều ǵ làm người đọc có thể xả hơi trong chốc lát, để mà thở, lạ lùng, trớ trêu làm sao, đó chính là một, và chỉ một mà thôi: nhịp thở của văn chương. Nhịp thở này ước mong một hiệu ứng – nhưng rơ ràng là tác giả chẳng hề muốn một hiệu ứng như vậy, ông ta cưỡng lại mọi kiểu đó, cùng một đường hướng như ông đă cưỡng lại mọi đào thoát, mọi ḥa giải, mọi ân sủng. Ông ta th́ lô-gíc, khách quan, và không khoan nhượng.

Kaddish là kinh cầu dành cho người chết của dân Do Thái. Nhưng ở đây, người nói [the speaker] nhắm tới một đứa trẻ không bao giờ được phép ra đời, một đứa trẻ mà người nói không thể nào tưởng tượng được rằng, ḿnh sẽ là cha của nó.

Nói cho cùng, đem một đứa trẻ của ḿnh vào trong cơi đời này, theo một nghĩa nào đó, là hàm ư, ḿnh vẫn tiếp tục sống sau cái chết của ḿnh, nhưng với người nói ở đây, một viễn tượng như thế là không thể nào chấp nhận nổi. Đó là bởi v́, theo một cách nào đó, ông ta đă sống sót cái chết của chính ḿnh rồi. Đă có lần, một người nào đó, đào mộ ông ta, [ “in the breezes”, “trong hơi gió thổi, như Paul Celan đă viết, trong Tẩu Khúc Của Thần Chết, Death Fugue], “và rồi… để cái mai, cái thuổng vào tay ông ta, bỏ mặc ông ta một ḿnh, mi hăy hoàn tất công việc mà tao đă khởi đầu đó, hăy cố mà làm cho thật tốt, cho thật khéo, như là mi có thể làm được.”

 

Kinh Cầu [Bản tiếng Anh]

Mourner’s Kaddish

May His illustrious name become increasingly great and holy
In the world that He created according to His will, and
may He establish His kingdom
And may His salvation flourish and the Messiah come soon
In your lifetime and in your days
and in the lifetime of all the house of Israel-region>
Speedily and soon. And say amen

May His illustrious name be blessed always and forever.
Blessed, praised, glorified, exalted, extolled
Honoured, raised up and acclaimed
be the name of the Holy one blessed be He
beyond every blessing hymn, praise and consolation
that is uttered in the world. And say amen

May abundant peace from heaven, and good lift
Be upon us and upon all Israel-region>. And say amen

May He who makes peace in His high places
Make peace upon us and upon all Israel-region>
And say amen

[Cầu cho Danh Sáng Ngài ngày càng cao cả và thiêng liêng
Trong thế gian Ngài sáng tạo nhân danh Ngài
Ngài thiếp lập nước của Ḿnh
Cầu cho sự cứu chuộc của Ngài thịnh vượng măi và Đấng Cứu Thế sớm tái lâm
Trong cơi kiếp và những tháng ngày của bạn
và trong cơi kiếp của mọi mái nhà Israel
Mau mắn tức khắc
Và nói xin được như nguyện

Cầu cho Danh Sáng Ngài đầy ơn phước măi măi
Được ơn phước, ngợi ca, vinh danh
Được xưng tụng, sùng bái
Cầu xin tên của Đấng Thiêng Liêng
Đầy Ơn Phước
Măi măi là Ngài
vượt mọi ban phước, xưng tụng, và an ủi
được thốt lên trong thế gian này. Và nói xin được như nguyện

Cầu cho nền ḥa b́nh sung túc từ trên trời, và cuộc sống tốt lành
cho chúng con và cho khắp Israel. Và nói xin được như nguyện

Cầu xin Đấng Bề Trên sáng tạo ḥa b́nh trên nơi cao cả của Ngài
Ban ḥa b́nh cho chúng con và cho khắp Israel
Và nói xin được như nguyện]

Như vậy, về mặt thực tiễn, có vẻ như đây là kết luận mang tính triết học của Không Số Kiếp: sự chọn lựa, là do quan niệm của một người về sự hiện hữu của ḿnh, như là một sự cố [accident] ngẫu nhiên, chẳng có nghĩa lư ǵ hết, một chuỗi những trùng hợp ‘mà, muốn nói ǵ th́ nói, cũng vẫn chỉ là một cuộc đời bỏ đi”, hay, [chấp nhận] sống cuộc đời đó, theo một phương hướng mà ḿnh tự chọn, bất cần biết bất cứ ư nghĩa ǵ cuộc đời sẽ đem lại cho ḿnh, và trong trường hợp này, sự chọn lựa ở đây, là viết. “Cây viết là cái mai, cái thuổng của tôi,” Kertesz viết. Viết, như thế, là một cách tiếp tục đào, cố chuyển cuộc đời của ḿnh thành “một chuỗi những chiếu rọi, thấu hiểu, một khi mà sự hănh diện của tôi [my pride], ít ra là thế, t́m thấy sự hài ḷng của nó."

Những chiếu rọi, thấu hiểu [insights] của ông, là những ǵ?

Chiếu rọi, thấu hiểu, với Kinh Cầu, là như thế này:

Trong khi người nói, ở trong cuốn sách sử dụng quyền năng dẫn dụ để chuyên chở, để nhấn mạnh, với người vợ của ḿnh, với người đọc, và có lẽ, với chính anh ta, rằng, chẳng có ǵ không thể giải thích được, về Ḷ Thiêu. Auschwitz hiện hữu, và đây không phải là sản phẩm của bất cứ một sức mạnh không thể hiểu được nào hết. Thay v́ vậy, nó hoàn toàn hiểu được, và từ thế gian này mà ra, “thế gian này là như thế đó, sự tối ư hiện hữu của nó tất yếu là từ sự kiện này”. Cái Ác không phải là một tai nạn, hay một lổi lầm, nhưng là hậu quả của lối suy nghĩ duy lư, rational thinking, bởi những cá nhân con người. Như một khả hữu, lô gíc đến mức khiếp đảm, Ḷ Thiêu cứ thế lượn lờ trong không gian, trên đầu trên cổ con người [từ bao nhiêu thế kỷ, từ đời đời, kiếp kiếp, “for a long, long time, centuries”], chờ đúng lúc là nhập thể [xuất hiện bằng xương bằng thịt, materialize: duy vật hóa, biến thành sự vật cụ thể]. Đây là cách mà thế gian hiện tồn, như nó là, đây là nền văn minh của chúng ta, như là nó là. Tuy nhiên, điều đ̣i một sự giải thích, là điều này, người nói nhấn mạnh, bây giờ, độc giả, hăy nghe cho thật hết sức kỹ càng [“and now you should listen extra carefully”]: điều thực sự phi lư, nó cắt ngang cái chuỗi chuyện thường ngày ở huyện rất ư là máy móc ở trên, tức cái chuỗi duy lư, thuần lư mà chúng ra đă nói tới đó, chính là Cái Tốt, Cái Thiện, chứ không phải Cái Độc, Cái Ác. Nói rơ hơn: Ác là thuần lư. Thiện là phi lư. Chính v́ Thiện không thuần lư nên chẳng thể nào có thể giải thích được. Nó cũng chẳng cần giải thích.


Và người đọc phải “lắng nghe một cách hết sức cẩn thận”. Đoạn người bạn tù, mặc dù có một cơ hội [một cơ hội, ở Auschwitz , nó có nghĩa của sự khác biệt giữa sống và chết], để ‘chớp” khẩu phần của người kể chuyện,cho chính anh ta, nhưng thay v́ vậy, lại liều mạng sống của ḿnh, cốt sao cho người kể chuyện có lại được khẩu phần đó [kèm theo chỉ một lời b́nh phẩm nghe thật dễ ‘nực’: “Rồi sao, c̣n muốn ǵ nữa?”]. Đoạn này được giấu giếm ở trong ḍng độc thoại, và người đọc thật dễ dàng bỏ qua, bởi v́ nó được kể theo kiểu chẳng thích thú ǵ, đành phải nói ra cho xong chuyện, có thể nói như vậy. Và điều này cũng chẳng thể nói lên rằng, cuộc đời này th́ tốt, th́ thiện. Tất cả chỉ để nói, rằng, tự do có, rằng, tự do hiện hữu.


Thứ tự do thách thức, kiêu căng, ngạo mạn đó, là điều mà Kertesz muốn nói tới, ở trong cuốn tiểu thuyết thứ nh́ của ông, Fiasco (1988) [Fiasco: sự thất bại hoàn toàn và có tính lố bịch. Bản tiếng Pháp dịch là Sự Từ Chối (Le Refus)]: một tự do mà bản chất nghịch ngạo của nó, là ước muốn được ở tù cốt sao được viết; tự nguyện sống một cuộc đời tù túng, đầy ải, bởi v́ đây là giải pháp độc nhất có thể chấp nhận được, nếu phải “hợp tác” với chế độ toàn trị. [Độc giả người Việt có thể nhận ra sự chọn lựa của một Nguyễn Chí Thiện ở đây]. Khi xẩy ra cuộc nổi dậy vào năm 1956, Kertesz, qua nhân vật hoá thân của ḿnh là Koves, có cơ hội để rời bỏ xứ sở, nhưng đă chọn ở lại để viết cuốn tiểu thuyết của ông, “cuốn tiểu thuyết độc nhất khả hữu đối với tôi”, trong thứ ngôn ngữ độc nhất mà ông biết. Nhưng trước đó - trước khi ông sẵn sàng cho sự từ chối cuối cùng, nghĩa là nói không với chế độ, và rồi t́nh nguyện ở tù, để viết - ông c̣n có th́ giờ để thử - và đều thất bại - chọn cho ḿnh một cuộc sống xă hội, qua những ngành nghề như là kư giả, thợ kim khí, ngay cả một người gác tù. Nói rơ hơn, đây là một từ chối hoàn toàn để trở thành có ích, và đây là sự cứu rỗi của ông [a total refusal to be useful – which is his salvation].


Fiasco, Sự Từ Chối, là một câu chuyện theo kiểu Kafka, rất ư là tếu tếu [jovial], trong sự trong sáng rất ư là thê lương rền rĩ của nó, về chế độ độc tài Cộng Sản. Nó đuợc miêu tả như là một tiếp nối không hề đứt đoạn, ngay sau cuộc sống ở trại tù Nazi chấm dứt. Cũng thế, Kinh Cầu được miêu tả, như là một tiếp nối của chế độ độc tài của người cha, về một tuổi thơ không hề có tiếng cười. Cả ba cuốn họp thành một tổng thể hài ḥa, mở ra cả một cơi văn chương mà chúng ta có thể tạm gọi là cơi văn, với độc nhất chỉ một đề tài, của Kertesz: kinh nghiệm về chế độ toàn trị. Nh́n như thế đó, những ǵ ǵ Nazi, những ǵ ǵ Cộng Sản, những ǵ ǵ Ḷ Thiêu, là cơn đau đời đời, không chỉ của một cá nhân mà của trọn một nền văn minh - nền văn minh của chúng ta – chính cái đó, nền văn minh của chúng ta đó, đă làm nên Ḷ Thiêu, làm cho Ḷ Thiêu khả hữu.
 

Một ḍng thơ xuôi trí tuệ

Cùng lúc viết tiểu thuyết, Kertesz c̣n viết một thứ thơ xuôi trí tuệ [inrellectual prose] - một loại sách workbooks [sách ngành nghề], về viết, đọc, và chết. Một tuyển tập đầu tiên, viết về quăng đời từ 1961 tới 1991, xuất bản vào năm 1993, dưới nhan đề Nhật Kư Galley. Cuốn thứ th́, Tôi, Người Khác [Bản tiếng Anh, I, Another], xuất bản năm 1997. Cuốn đầu chủ yếu là nói về cuộc đời và những ư nghĩ của ông trong khi viết bộ ba tiểu thuyết kể trên. Cuốn thứ nh́ chú trọng tới những thay đổi lớn trong cuộc sống của ông [và của Âu Châu] sau 1989. Ông cũng c̣n cho xuất bản một vài tuyển tập tiểu luận, và những bài nói chuyện, nhan đề [bằng tiếng Đức], như Người Thám Hiểm, Lá Cờ Anh. Khoảnh Khắc Im Lặng khi Đội Hành Quyết Tái Nạp Đạn, và mới đây nhất, là Ngôn Ngữ Lưu Vong.

Sự trớ trêu, ngược ngạo của việc viết, là một đề tài mà Kertesz lập đi lập lại hoài hoài, và thật khó mà giản lược vào chỉ một vài từ, nếu muốn giải thích nó. Bởi v́ đây là một sự ngược ngạo thứ thiệt [a genuine paradox: một nghịch lư đích thực]. Nhưng có thể viện hai trích dẫn, từ những ǵ ông viết, để miêu tả nó. Cả hai trích dẫn này cùng có một giá trị tức thời như nhau.

Trích dẫn đầu tiên là từ Galley Diary: “Nếu tôi nghĩ về một cuốn tiểu thuyết, tôi lại nghĩ về Ḷ Thiêu Auschwitz. Bất cứ ǵ tôi nghĩ tới, là luôn về Ḷ Thiêu. Ngay cả khi nói về một điều ǵ có vẻ như hoàn toàn khác hẳn, vậy mà cũng là về Ḷ Thiêu. Tôi là một Đồng Vọng Cho Hồn Thiêng Ḷ Thiêu. Ḷ Thiêu nói qua tôi. Mọi chuyện khác có vẻ như đều là chuyện ngu đần, đối với tôi, so với nó.”

Trích dẫn thứ nh́, là từ bài nói chuyện của ông, tại hội nghị chuyên đề “Văn Chương Người Chứng” [Witness Literature], của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, vào tháng Chạp 2001, “Thật không thể không viết về Ḷ Thiêu, không thể viết về nó bằng tiếng Đức, và không thể viết về nó bằng bất cứ một cách nào khác,” bởi v́, ông tiếp tục, những người nào viết về Ḷ Thiêu, cho dù bằng bất cứ ngôn ngữ nào, là luôn luôn viết bằng một thứ ngôn ngữ ngoại lai, từ lưu vong, lưu vong ra khỏi quê nhà chẳng hề hiện hữu.

Thứ viết lách cứng đầu cứng cổ, chẳng hề đầu hàng, cho tới khi t́m ra con đường của nó trên bức tường dựng đứng như vách đá thô kệch, của cuộc sống trần trụi. Viết, như thế đó, là t́m cách xoay sở giữa những bất khả. Viết như thế đó, là một ḍng thơ xuôi đầy tính suy tưởng, cố t́m cách len lỏi, thấm vào ḷng người, và luôn luôn vọng ra từ nó, là nhịp tim đập không ngừng nghỉ, không đứt đoạn, của người viết, và của người đọc, sử dụng từ như tấm khiên đau thương, nhưng bắt buộc, nhằm chống lại “miền đất tan hoang” [the “desolate land”, trích Tôi, Kẻ Khác], nơi con người không nói, nhưng giết [người].

 

Nguyên tác tiếng Thụy Điển.
Bản tiếng Anh của Victor Kayfetz có trên trang e_Nobel của Viện Hàn Lâm Thụy Điển
NQT dịch ra tiếng Việt.

 

_____

a2a mời đọc thêm :

Imre Kertesz: Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu

Heureka! Nó đây rồi, Diễn văn Nobel 2002 ( Imre Kertesz)

Heureka! Imre Kertesz's Nobel Speech

Ngôn ngữ lưu vong ( Imre Kertesz)

Language of exile ( Imre Kertesz)

 


 

(Source : Tin Van

www.tanvien.net

www.tinvan.limo )

 


 

trang nguyễn quốc trụ

art2all.net