CONFESSION

Lev Tolstoy

 

TỰ THÚ

Bản dịch: Đỗ Tư Nghĩa

 

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16

 

~~ooOoo~~

 

CHƯƠNG V 

 

Dăm bảy lần tôi tự hỏi, “ Phải chăng là tôi đă bỏ qua một cái ǵ đó; phải chăng là có một cái ǵ đó mà tôi đă không hiểu được ? Há chẳng phải, có thể  trạng thái tuyệt vọng này là chung cho mọi người ?” Và tôi t́m kiếm một câu trả lời cho những câu hỏi của tôi, trong mọi lănh vực của kiến thức đă thủ đắc bởi con người. [1] Trong một thời gian dài, tôi thực hiện cuộc t́m kiếm vất vả của ḿnh; tôi không kiếm t́m một cách ngẫu hứng tùy tiện, chỉ do sự hiếu kỳ, nhưng một cách đau đớn,[2] kiên tŕ dai dẳng, ngày đêm, giống như một người hấp hối đang t́m kiếm sự cứu rỗi. Tôi đă không t́m thấy ǵ.

Tôi lục soát [3] mọi lănh vực của kiến thức, và tôi không chỉ không thấy một cái ǵ, mà tôi c̣n xác tín rằng, tất cả những người mà đă thám hiểm kiến thức như tôi, sau cùng họ cũng không t́m thấy ǵ. Họ không chỉ không t́m thấy ǵ, mà họ c̣n công nhận một cách rơ ràng cùng một điều tương tự, cái điều mà đă mang đến nỗi tuyệt vọng cho tôi: kiến thức độc nhất mà con người có thể đạt tới, đó là: cuộc sống là vô nghĩa. [4]

Tôi lùng sục khắp nơi. Và nhờ vào một cuộc đời trải qua trong nghiên cứu, nhờ vào những mối quan hệ của tôi với thế giới có học thức, tôi đă tiếp cận những người thông thái nhất trong tất cả mọi lănh vực đa dạng của kiến thức. Những học giả này không từ chối tiết lộ cho tôi cái tổng số kiến thức của họ, không chỉ qua những cuốn sách của họ, mà c̣n qua những cuộc tṛ chuyện với họ; tôi biết mọi thứ mà kiến thức đă có để trả lời câu hỏi về cuộc sống..

Trong một thời gian dài, tôi đă không thể đưa chính ḿnh tới chỗ tin rằng kiến thức không có câu trả lời nào cho câu hỏi về cuộc sống ngoài cái câu trả lời mà tôi đă gặp, đă t́m thấy. Trong một thời gian dài, tôi đă nghĩ rằng có lẽ tôi đă hiểu nhầm một cái ǵ đó, khi tôi quan sát kỹ càng sự nghiêm trọng trọng [5] và tính nghiêm túc [6] trong cái giọng điệu của khoa học, xác tín trong cái lập trường của nó, trong khi nó lại không dính dáng ǵ tới cái câu hỏi về cuộc sống của con người. Trong một thời gian dài, tôi rụt rè [7] xung quanh kiến thức, và tôi nghĩ rằng cái sự phi lư [8] của những câu trả lời đă được cung cấp cho câu hỏi của tôi, th́ không phải là lỗi của kiến thức, mà là do sự ngu dốt của riêng tôi; nhưng có điều là, đối với tôi, đây không phải là một tṛ đùa, một tṛ chơi, mà là một vấn đề sinh tử; và sau cùng tôi đi tới kết luận rằng,  những câu hỏi của tôi là những câu hỏi chính đáng duy nhất làm cơ sở cho mọi kiến thức, và rằng, không phải tôi, mà khoa học đă phạm tội [9] trước những câu hỏi của tôi nếu nó làm ra vẻ [10] như muốn  trả lời những câu hỏi này.

Câu hỏi của tôi, cái câu hỏi mà đă đưa tôi tới bờ mép của sự quyên sinh khi tôi 50 tuổi, là câu hỏi đơn giản nhất nằm trong tâm hồn của mọi con người, từ một đứa trẻ ngờ nghệch cho đến những bậc cao niên khôn ngoan nhất, câu hỏi mà thiếu nó th́ không thể sống được; đó là cái cách mà tôi đă cảm nhận về vấn đề này. Câu hỏi đó là như vầy: “Cái ǵ sẽ xảy ra với cái mà tôi làm hôm nay và ngày mai ? Cái ǵ sẽ xảy ra với toàn bộ đời tôi ?”

Diễn đạt một cách khác, câu hỏi có lẽ là:  “ Tại sao tôi nên sống ? Tại sao tôi nên ao ước một điều ǵ đó, hay làm một cái ǵ đó?” Hay, nói một cách khác nữa: “Có chăng một ư nghĩa trong đời tôi, [11] cái ư nghĩa mà sẽ không bị hủy diệt bởi cái chết của tôi – cái chết tất yếu,  và đang tới gần ?

Qua suốt kiến thức con người, tôi đă t́m kiếm một câu trả lời cho câu hỏi này – chỉ là một câu hỏi độc nhất được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Và tôi thấy rằng về câu hỏi này, th́ cái tổng số kiến thức của con người dường như được chia thành hai bán cầu nằm đối diện với nhau, thành hai đối cực chiếm giữ hai cực, một dương [12] và một âm.[13] Nhưng, ở cả hai cực đó, không có câu trả lời nào cho câu hỏi về cuộc sống.

Một lănh vực của kiến thức th́ thậm chí không công nhận câu hỏi đó, cho dù nó trả lời một cách rơ ràng và chính xác những câu hỏi mà nó đă đặt ra một cách độc lập. Đây là lănh vực của khoa học thực nghiệm, và cái đầu mút tận cùng [14] của nó là toán học. Lănh vực kia của kiến thức th́ công nhận câu hỏi đó, nhưng không trả lời nó. Đây là lănh vực của triết học tư biện [15] và tận cuối của nó là siêu h́nh học.

Từ thuở c̣n rất trẻ, tôi đă nghiên cứu triết học tư biện, nhưng về sau, cả toán học lẫn những khoa học tự nhiên đă hấp dẫn tôi. Và tôi thỏa măn với những câu trả lời giả mạo [16] mà kiến thức đă có để cung ứng, cho đến khi tôi  đặt câu hỏi này một cách rơ ràng cho chính ḿnh, cho đến khi chính câu hỏi lớn dần lên bên trong tôi và khẩn cấp đ̣i hỏi một giải đáp.

Về lănh vực của kinh nghiệm, tôi tự nhủ, “Mọi sự th́ đang phát triển, và đang bị sai biệt hóa [17]  trở nên ngày càng phức tạp và tiến về sự hoàn hảo, và có những định luật điều khiển cái tiến tŕnh này. Bạn là một phần của cái toàn thể. Nếu bạn biết càng nhiều càng tốt về cái toàn thể và nếu bạn biết cái qui luật của sự phát triển của nó, bạn sẽ đi tới chỗ biết vị trí của bạn trong cái toàn thể và biết chính bạn.” Mặc dù tôi xấu hổ nhiều khi thú nhận, đă có một thời gian dường như tôi cũng rất thỏa măn với cái câu trả lời này. Chính vào thời điểm này mà bản thân tôi đang phát triển và đang trở nên phức tạp hơn. Những bắp thịt của tôi đang tăng trưởng và trở nên mạnh mẽ hơn, trí nhớ của tôi đang được bồi đắp, khả năng suy tưởng và thông hiểu của tôi cũng đang trở nên lớn hơn; tôi đang tăng trưởng và phát triển. Cảm nhận sự tăng trưởng bên trong tôi, thật tự nhiên khi tôi tin rằng sự có-thể-hoàn-thiện [18] quả thật là qui luật của toàn vũ trụ và rằng, trong cái ư tưởng này, tôi có thể t́m thấy những câu trả lời cho những câu hỏi của đời tôi. Nhưng đến một lúc, khi mà tôi ngừng tăng trưởng; tôi cảm thấy rằng tôi không đang tăng trưởng, mà đang khô cạn đi. Những bắp thịt của tôi đang trở nên yếu hơn, những cái răng của tôi đang rơi ra, và tôi thấy rằng, không những cái qui luật này không giải thích điều ǵ cho tôi, mà tôi c̣n thấy rằng, chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có thể có một qui luật thuộc loại này. Tôi chỉ nhầm lẫn xem một cái ǵ đó – mà tôi đă t́nh cờ t́m thấy trong chính bản thân ḿnh vào một thời điểm nhất định nào đó trong  đời tôi – là một quy luật  Khi tôi xem xét bản chất của cái qui luật này một cách cặn kẽ, tôi thấy rơ rằng không thể có qui luật nào như thế – cái qui luật về sự phát triển có tính thường hằng, vĩnh cửu [19]. Tôi thấy rơ là, nói rằng mọi sự th́ đang phát triển, trở nên hoàn hảo hơn, phức tạp hơn và sai biệt hơn trong không gian và thời gian vô tận – nói như vậy, th́ cũng như không nói ǵ cả. Không có từ nào trong số này có chút ư nghĩa nào, bởi v́ trong cái vô hạn không có cái ǵ là đơn giản hay phức tạp, không có cái ǵ trước hay sau, không có cái ǵ tốt hơn hay xấu hơn.

Cái điều chính yếu là: câu hỏi riêng tư của tôi, câu hỏi: “ Tôi là cái ǵ, với tất cả những khát vọng của tôi?” – câu hỏi ấy vẫn c̣n hoàn toàn không được trả lời. Tôi nhận thức rằng, những lănh vực kiến thức này có thể rất thú vị và hấp dẫn, nhưng sự minh bạch và sự chính xác của chúng th́ tỷ lệ nghịch với việc có thể áp dụng chúng vào câu hỏi về cuộc sống. Chúng càng ít dính líu đến những câu hỏi về cuộc sống, th́ chúng càng minh bạch và chính xác. Nhưng chúng càng cố gắng cung cấp những câu trả lời cho những câu hỏi về cuộc sống, th́ chúng càng trở nên mơ hồ và thiếu hấp dẫn. Nếu chúng ta xoay hướng sang những lănh vực kiến thức vốn cố gắng mang đến những câu trả lời cho những câu hỏi – chẳng hạn như  như lănh vực của sinh lư học, tâm lư học, sinh vật học, xă hội học– th́  chúng ta gặp phải một sự nghèo nàn đáng chú ư về tư  tưởng và sự tối tăm lớn nhất; chúng ta thấy trong chúng một cao vọng [20] hoàn toàn không được biện minh – cao vọng muốn quyết định những câu hỏi nằm bên ngoài phạm vi của chúng; trong những lănh vực nói trên, chúng ta cũng t́m thấy sự mâu thuẫn liên miên giữa một nhà tư  tưởng này và một nhà tư tưởng khác, và thậm chí, mỗi nhà tư tưởng cũng tự mâu thuẫn với chính ḿnh.  Nếu chúng ta quay sang những lănh vực kiến thức không quan tâm đến việc trả lời những câu hỏi về cuộc sống, mà chỉ quan tâm đến việc trả lời những câu hỏi đặc thù, có tính khoa học của chúng, rồi th́ chúng ta có thể bị “ngợp”[21] bởi cái quyền lực của trí năng con người, nhưng chúng ta biết trước rằng chúng ta sẽ không t́m thấy câu trả lời nào cho những câu hỏi về cuộc sống. Những lănh vực kiến thức này hoàn toàn bỏ qua câu hỏi về cuộc sống. Chúng nói, “ Chúng tôi không thể nói cho bạn biết bạn là cái ǵ, và tại sao bạn sống; chúng tôi không có những câu trả lời cho những câu hỏi này, và chúng tôi không quan tâm đến chúng.Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết về những qui luật của ánh sáng, hay về những hợp chất hóa học, hay những qui luật điều khiển sự phát triển của những cơ thể sống [22] ; nếu bạn muốn biết về những qui luật điều khiển những cơ thể vật lư, những h́nh thái của chúng và mối liên hệ giữa kích cỡ và số lượng của chúng; nếu bạn muốn biết về những qui luật của trí óc bạn –  th́ về tất cả những thứ này, chúng tôi có những câu trả lời rơ ràng, chính xác, và không thể nghi ngờ.”

Nh́n chung, sự quan hệ giữa những khoa học thực nghiệm và câu hỏi về cuộc sống có thể được diễn đạt trong cách này: Câu hỏi: Tại sao tôi sống ? Trả lời: Trong không gian vô hạn, trong thời gian vô hạn, những hạt cực nhỏ trải qua những biến thái [23] phức tạp vô hạn, và khi bạn hiểu những qui luật điều khiển những biến thái này, th́ bạn sẽ hiểu tại sao bạn sống.

Rồi đi dọc theo những đường lối tư biện, tôi thường tự nhủ, “ Tất cả nhân loại sống và phát triển theo những nguyên lư tâm linh, theo những lư tưởng chỉ đạo nó. Những lư tưởng này t́m thấy sự biểu đạt trong những tôn giáo, nghệ thuật, những khoa học, và những h́nh thức chính quyền. Khi những lư tưởng này ngày càng được nâng cao, nhân loại sẽ tiến tới hạnh phúc lớn hơn. Tôi là một phần của nhân loại, và do vậy, cái sứ mệnh của tôi nằm ở chỗ giúp đỡ nhân loại thông qua việc ư thức và thực hiện những lư tưởng này.” Trong trạng thái “đần độn” [24] của trí óc,  tôi đă tự thoả măn với điều này. Nhưng ngay khi câu hỏi về cuộc sống bắt đầu hiện lên một cách rơ ràng bên trong tôi, th́ toàn  bộ cái lư thuyết này đă sụp đổ ngay lập tức. Do bất cẩn, loại kiến thức này thường rút ra những kết luận thiếu chính xác; sau khi chỉ mới nghiên cứu một mảng nhỏ của nhân loại,  người ta đă vội vàng đưa ra những khẳng định khái quát về nó. Ngoài ra, về câu hỏi : “ những lư tưởng của con người bao gồm những ǵ?” – th́ những  người cổ xúy cho cái quan điểm này cũng mâu thuẫn với nhau. Sự kỳ lạ, nếu không phải là sự ngu xuẩn,  của cái quan điểm này là: để trả lời câu hỏi thường hiện ra cho mọi người: “ Tôi là cái ǵ ?” hay, “ Tại sao tôi sống?”  hay, “Tôi phải làm cái ǵ? “  – th́ một câu hỏi khác phải được giải đáp trước tiên: “Cuộc sống của nhân loại nói chung – cái mà chúng ta không biết tới, cái cuộc sống mà chúng ta chỉ có thể biết một mảng nhỏ,  qua một giai đoạn thời gian ngắn – cái đó là cái ǵ?” Để biết y là cái ǵ, một người trước hết phải biết tổng số của cái nhân loại bí hiểm này [25]  là cái ǵ – một nhân loại được cấu thành bởi những con người mà, giống như chính y, cũng không hiểu họ là cái ǵ.

Tôi phải thú nhận rằng có một thời gian tôi đă tin điều này. Đó là trong suốt thời gian khi mà tôi có những lư tưởng ưa thích của riêng  tôi để biện minh  cho những thị hiếu bốc đồng [26] của tôi; khi mà tôi cố sáng chế ra một lư thuyết này hay lư thuyết nọ để tôi có thể nh́n những thị hiếu bốc đồng của tôi như là những qui luật điều khiển con người. Nhưng ngay khi câu hỏi về cuộc sống bắt đầu nổi lên trong tâm hồn tôi với tất cả sự  minh bạch của nó, th́ câu trả lời này bỗng nhiên biến thành tro bụi. Và tôi nhận thức rằng, bên trong những khoa học thực nghiệm, có những ngành là khoa học đích thực, và có những ngành chỉ là bán khoa học [27]  – những ngành bán khoa học này cố trả lời những câu hỏi hoàn toàn vượt quá phạm vi của chúng. Như thế, tôi nhận thức rằng có một loạt những lănh vực kiến thức đa dạng nhất, mà cố trả lời những câu hỏi vượt quá phạm vi của chúng. Những ngành chỉ là những ngành bán khoa học gồm có:  ngành tư pháp, khoa học về xă hội, hay là khoa học về lịch sử ; trong cách thức riêng của nó, mỗi trong số những khoa học đó cố quyết định những câu hỏi liên quan đến cá nhân bằng cách có vẻ như muốn quyết định câu hỏi về cuộc sống liên quan đến tất cả nhân loại.

Nhưng, như trong địa hạt của những khoa học thực nghiệm, nếu một người chân thành tự hỏi là y phải sống như thế nào, th́ y  không thể thoả măn với một câu trả lời : “Hăy nghiên cứu những cái phức tạp vô hạn và những thay đổi vô hạn mà một số lượng vô hạn của những phân tử [28] có thể kinh qua trong một không gian và thời gian vô hạn;” và trong một cách tương tự, một con người chân thành không thể thỏa măn với một câu trả lời như: “ Hăy nghiên cứu toàn bộ nhân loại – cái nhân loại mà sự bắt đầu và kết thúc của nó chúng ta không thể biết – và những bộ phận của nó nằm ngoài tầm với của chúng ta.” Những ngành bán khoa học [29] cũng tương tự như những khoa học bán thực nghiệm [30] : chúng càng bị dính kẹt trong sự tối tăm, sự thiếu chính xác, sự ngu xuẩn, và sự mâu thuẫn bao nhiêu, th́ chúng càng trệch xa ra khỏi cái nhiệm vụ  đích thực của chúng bấy nhiêu.  Nhiệm vụ của khoa học thực nghiệm là qui định mối quan hệ nhân quả của những hiện tượng vật chất. Nếu những khoa học thực nghiệm t́nh cờ chạy (lạc) vào trong một câu hỏi có liên quan đến cái nguyên nhân sau cùng, th́ nó vấp té vào sự vớ vẩn vô nghĩa. [31]

Nhiệm vụ của khoa học tư biện là khám phá ra cái bản chất, yếu tính [32]


 

 của sự sống nằm phía bên kia nhân và quả. Nếu sự khảo sát của nó t́nh cờ chạy lạc vào trong những hiện tượng có tính nhân quả, như những hiện tượng xă hội và lịch sử, th́ khoa học tư biện cũng vấp té vào cái sự vớ vẩn vô nghĩa.

Vậy th́, khoa học thực nghiệm chỉ quan tâm đến cái kiến thức xác thực  và phát lộ sự vĩ đại của trí năng con người bất cứ khi nào những cuộc khảo sát của nó không đi vào những nguyên nhân tối hậu. Và, mặt khác, khoa học tư biện phát lộ cái vĩ đại của trí năng con người chỉ khi nào nó hoàn toàn loại bỏ tất cả những câu hỏi liên quan đến cái chuỗi nối tiếp của những hiện tượng có tính nhân quả, và chỉ xem xét con người trong mối quan hệ với một nguyên nhân tối hậu. Siêu h́nh học, hay triết học tư biện, chiếm cứ cái đầu mút nằm ở cuối tấm quang phổ [33] của những khoa học tư biện. Khoa học này, một cách minh bạch, đặt câu hỏi : “Tôi là ǵ? Vũ trụ là ǵ?”, câu hỏi “Tại sao tôi sống và tại sao vũ trụ hiện hữu?” Và ngay từ buổi đầu tiên của nó, nó luôn trả lời cùng một cách giống nhau. Bất luận nhà triết học gọi cái yếu tính của sự sống ở bên trong tôi và trong tất cả mọi sinh vật thụ tạo là cái ǵ – một ư tưởng, một bản chất,[34] một tinh thần, [35] hay một ư chí – ông ta vẫn đang nói rằng cái yếu tính này hiện hữu và rằng tôi là cái yếu tính này; nhưng tại sao nó có mặt ở đó, ông ta  không biết, và nếu ông ta  là một nhà tư tưởng chính xác, ông ta không trả lời. Tôi hỏi,  “Tại sao cái yếu tính này hiện hữu, và cái ǵ xảy đến cho cái sự kiện rằng nó đang hiện hữu và sẽ hiện hữu?” Và không những triết học bỏ qua không trả lời, mà tất cả những ǵ mà chính nó có thể làm, là đặt ra câu hỏi tương tự. Và nếu nó là một triết học đích thực, rồi th́ tổng số cái lao động của nó nằm trong việc đặt câu hỏi này một cách minh bạch. Và nếu nó kiên tŕ bám chắc nhiệm vụ của nó, rồi th́ nó chỉ có độc nhất một câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là cái ǵ? Vũ trụ là cái ǵ?”. Câu trả lời đó là: tất cả, và không là ǵ cả. Và để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao vũ trụ hiện hữu?”  và “Tại sao tôi hiện hữu?” nó chỉ trả lời: “Tôi không biết.”

Cho dù tôi có xoay đi đảo lại [36] những câu trả lời tư biện [37] của triết học như thế, tôi cũng không thể đạt tới một cái ǵ giống như một câu trả lời; không phải bởi v́ câu trả lời đó không liên quan ǵ tới câu hỏi của tôi – như trong trường hợp những khoa học thực nghiệm chính xác, rơ ràng – nhưng bởi v́, cho dẫu tổng số của cái lao động trí năng ở đây đều  được hướng về câu hỏi của tôi, th́  cũng không có câu trả lời. Và thay v́ một câu trả lời, tất cả những ǵ mà người ta có thể đạt tới, là chính câu hỏi tương tự, được đặt ra trong một h́nh thức rối rắm phức tạp.

 

 


[1] Trong lịch sử nhân loại, những kẻ “ miệt mài đi t́m chân lư” như Tolstoy không phải là không có. Nhưng có lẽ, cũng không nhiều lắm? ( ĐTN).

[2] Painfully.

[3] Search.

[4] Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là quan niệm riêng của những người này mà thôi; nó không phải là chân lư phổ quát mà mọi người phải chấp nhận. ( ĐTN).

[5] Gravity.

[6] Seriousness.

[7] Timid.

[8] Absurdity.

[9] Guilty.

[10] Pretend.

[11] Đây là một câu hỏi mà một kẻ trung thực không thể nào không đặt ra cho ḿnh. ( ĐTN).

[12]Positive..

[13] Negative.

[14] Extreme end.

[15] Speculative philosophy.

[16] Counterfeit answers.

[17] Differentiated.

[18] Perfectibility.

[19] Law of eternal development.

[20] Pretension.

[21] To be carried away.

[22] Organism.

[23] Modifications.

[24] Feeble–mindedness.

[25] The sum of this mysterious humanity. Nếu đúng như vậy, th́ đây là điều quá khó khăn, nếu không nói là bất khả! ( ĐTN).

[26] Whims.

[27] Half scientific.

[28] Particles.

[29] Semi-sciences.

[30] Semi-experimental sciences.

[31] Nonsense.

[32] Essence.

[33] Spectrum.

[34] Substance.

[35] Spirit.

[36] Twist and turn : đi vào mọi ngóc ngách.

[37] Speculative answers.

 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net