CONFESSION

Lev Tolstoy

 

TỰ THÚ

Bản dịch: Đỗ Tư Nghĩa

 

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16

 

~~ooOoo~~

 

DẪN NHẬP

 

Vào mùa thu năm 1879, Lev Tolstoy, tác giả của Chiến tranh và Ḥa b́nh (1869)Anna Karenina (1877), lúc ấy 51 tuổi,  đi tới chỗ tin rằng ông đă không thành tựu được ǵ trong đời, và rằng đời ông là vô nghĩa. Một trong hai tác phẩm này có lẽ đă bảo đảm cho ông một chỗ thường hằng trong những cuốn sử biên niên của văn học thế giới; cả hai đều chứng minh cho chiều sâu của thiên tài và tính sáng tạo của ông. Nếu thành tựu nghệ thuật với độ lớn này không thể truyền ư nghĩa vào cho cuộc sống, th́ phải t́m ư nghĩa ở nơi đâu ?  Đó là “câu hỏi về cuộc sống” mà Tolstoy đă nêu ra trong Tự Thú của ông, một câu hỏi cũng phi thời gian [1]  như  tinh thần [2]  vậy.

Ernest J. Simmon đă mô tả Tự Thú như là “một trong những phát ngôn [3] cao cả nhất và can đảm nhất của con người, những tuôn trào [4] của một linh hồn bị bối rối cực độ bởi vấn đề lớn của cuộc sống – mối quan hệ của con người với cái vô hạn – nhưng được thực hiện với sự chân thành hoàn toàn và nghệ thuật cao.” [5] Đó là một câu chuyện kể về cuộc khủng hoảng tâm linh xảy ra vào lúc nửa đời, mà những thành tố của nó đă “ủ men” trong con người này từ trong tuổi trẻ của ông. Như thế, Tự Thú đánh dấu một khúc ngoặt trong mối quan tâm của Tolstoy với tư cách là một tác giả, và sau 1880, sự chú tâm của ông được tập trung một cách hoàn toàn tường minh và hầu như chuyên nhất vào cuộc sống tôn giáo mà ông tin là được lư tưởng hóa [6] trong  người nông dân.

Mặc dù có những tương đương trùng hợp giữa những ṿ xé của Levin trong Anna Karenina và những xung đột của chính  Tolstoy trong Tự Thú, cuốn sau được viết ra 2 năm sau khi ông cho xuất bản cuốn trước, và tŕnh bày một suy tưởng được khai triển nhiều hơn về câu hỏi về ư nghĩa của cuộc sống và những vấn đề bao quanh đức tin; quả thực, đây chính là những khó khăn mà nhiều nhân vật về sau của ông phải đương đầu, bao gồm những nhân vật có chức danh trong  Cái chết của Ivan Illich  (1886), Cha Sergius (1896), cũng như Brekhunov trong Chủ và Tớ (Master and Man. 1895), và Nekhlyudov trong Phục sinh (1900). Sau khi hoàn thành Anna Karenina, Tolstoy toan tính làm một ít phác thảo có tính thôn dă [7] về cuộc sống nông dân, nhưng mối bận tâm của ông với đức tin, cái chết và ư nghĩa cuộc sống khiến cho ông khó viết ǵ được.

Vào khoảng cuối năm 1877, Tolstoy bị ch́m sâu trong cuộc xung đột giữa đức tin và lư tính. [8] Vào mùa đông của năm 1877-78, chẳng hạn, ông viết một ít cho 2 tiểu phẩm nhan đề Một tranh luận về Đức tin tại Kremlin Những người đàm thoại (The Interlocutors) trong  đó ông đưa ra những thảo luận về đức tin giữa những kẻ có đức tin [9] và những kẻ vô tín [10]. Rồi ông đặt những dự án này sang một bên để bắt đầu việc khảo cứu cho một cuốn (xem như phần) tiếp theo của Chiến tranh và Ḥa b́nh được gọi là Những người tháng Chạp, nhưng công việc của ông trên cuốn tiểu thuyết mới này bị ngắt quăng hơn một tháng vào mùa hạ năm 1878 – lúc đó, ông làm một chuyến đi ẩn dật tôn giáo [11] tới Samara tại miền Nam nước Nga. Không bao lâu sau, ông trở về nhà vào ngày 3 tháng 8, ḥa giải một mối cừu hận với Turgenev mà đă kéo dài 17 năm. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 1879, ông hoàn toàn ngừng công việc của ông trên Những người tháng Chạp mà không có lời giải thích nào.

Tolstoy tin rằng một trong những câu hỏi vĩnh cửu đối với mọi người là cái mức độ mà y phụng sự Thượng đế hay thần tiền tài vật chất. Chính là với câu hỏi này trong tâm trí mà ông đă bắt đầu những chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết khác, Một trăm năm. Tác phẩm mới này sẽ nói về Peter Đại Đế, nhưng vào khoảng mùa hè năm 1879, Tolstoy cảm thấy ông không có đủ nghị lực để tiếp tục cái dự án đó. Vào 14 tháng 6, ông lại làm một chuyến đi ẩn dật tôn giáo khác,  lần này đến Tu viện Hang Động tại Kiev, nơi mà ông t́m thấy những tu sĩ mộc mạc sống đời họ theo “ những đường lối Kytô cổ xưa”. Chuyến đi tới Kiev đă phục hồi tinh thần của ông nhiều đến mức bây giờ ông có đủ nghị lực để hoàn toàn cắt đứt với Hội thánh Chính thống Giáo, và ngay sau đó, ông khởi sự chứng minh rằng những lời dạy của Hội thánh th́ chẳng phù hợp chút nào với Phúc Âm. Chắc chắn là Tự Thú ban đầu có một tiểu đề: Dẫn nhập vào một tác phẩm chưa xuất bản, tác phẩm đó là Một điều nghiên về Thần học Giáo điều, trong đó Tolstoy thực hiện một trong dăm bảy cuộc tấn công của ông nhắm vào Hội thánh.

Sau khi hoàn tất một bản thảo sơ lược của Tự Thú vào cuối năm 1879, Tolstoy hiệu đính nó bằng cách sử dụng tư liệu từ tiểu luận mang tính tự truyện – chưa đầy đủ – của ông,  “Tôi là cái ǵ?” Tự Thú được dự tính là sẽ xuất hiện vào năm 1882, trong một số của tạp chí Russkaya mysl’, nhưng do những khó khăn về kiểm duyệt, măi đến 1884 nó mới xuất hiện, khi mà nó được xuất bản tại Geneva. [12] Nên ghi nhận rằng cho măi đến khi nó ra đời trong ấn bản tại Geneva, nó mới mang cái nhan đề Tự Thú.

Để chứng minh cái ǵ đă bị nhà kiểm duyệt xem là hết sức đáng chê trách về Tự Thú, có lẽ là hữu ích, khi trích dẫn lại ở đây trang đầu tiên của ấn bản tại Geneva, được dự tính là một dẫn nhập cho ấn bản “bị sẩy thai” [13] tại Nga.

 

Trong tác phẩm này của Bá tước L.N. Tolstoy, mà chúng tôi xuất bản ở đây, có một tấn kịch nội tâm của một tâm hồn mạnh mẽ trong tất cả chiều sâu và sự thâm thúy của nó, với tất cả cái xáo động khủng khiếp và bi đát của nó. Đây là một tâm hồn được phú bẩm một năng lực sáng tạo sung măn,  phấn đấu tiến về sự tự hoàn thiện [14] từ những năm thơ ấu; nhưng đây cũng là một tâm hồn được giáo dục trong những môi trường nơi mà mọi người sống theo những nguồn gốc cơ bản [15]  của họ; những nguồn gốc ấy không những không dính dáng ǵ tới những lời dạy của giáo lư,  mà phần lớn, trái nghịch lại với chúng – ‘bất cứ nơi nào những lời dạy của giáo lư hiện hữu', được dạy một cách lạnh lùng và h́nh thức, ‘được hỗ trợ bởi bạo lực, th́ những lời dạy kia không phải là một phần của đời sống của những con người và những mối quan hệ giữa họ.’

Ở đây trải ra một tấn kịch của một tâm hồn mà đă t́m kiếm – từ những năm thơ ấu – một lối đi tới chân lư, hay như tác giả nói, ‘ư nghĩa của cuộc sống’. Đây là một tâm hồn phấn đấu với tất cả năng lực nội tâm của ḿnh tiến về làn ánh sáng mà nó định h́nh ông và soi sáng cho ông ; ông cũng phấn đấu không kém, bằng phương tiện của một cuộc điều tra có tính khoa học, lạnh lùng, thuần lư và trừu tượng, mà sau cùng dẫn tới Thượng Đế và chân lư thiêng liêng. Nó thật sự là một tấn kịch huy hoàng cho bất cứ ai mà linh hồn sống động của y có cái năng lực để hiểu biết và tri giác [16] cái ư nghĩa thâm sâu của nó; nó được viết bởi bàn tay của một kẻ đă sống qua tất cả những va chạm, ṿ xé  và thống khổ nội tâm,  bởi bàn tay của nhà văn tài ba của chúng ta. Trong những hoàn cảnh như thế, th́ bất cứ cái ǵ mà người ta có thể nói về tác phẩm này sẽ dường như là thừa thăi. Tuy nhiên, chúng tôi mong ước cảnh giác với bạn đọc, xin đừng phạm phải cái sai lầm (mà) dễ dàng phạm phải bởi bất cứ ai nhặt lên một tác phẩm mới xuất bản, bất luận nó bàn về thiên nhiên vô hồn [17] hay bàn về  tinh thần,  là địa hạt của văn học. Cái sai lầm này phát xuất từ cái thể cách mà trong đó bạn đọc đối xử với tác phẩm này, cái cách mà bạn đọc tiếp cận nó và những điều mà y yêu sách từ nó. Không nên để cho bất cứ cái ǵ thuộc loại đó làm méo mó những tư tưởng của tác giả; đừng nên để cho bất cứ cái ǵ làm sai lạc hay làm tối tăm cái ư nghĩa chân thực của tác phẩm của ông, chẳng hạn như những định kiến [18] của chúng ta, theo đó chúng ta có thể nh́n tác phẩm bất cứ khi nào chúng ta bước vào nó với những câu hỏi vơ đoán mà tác giả không mong ước trả lời và (hẳn là) ông cũng không nghĩ là ông quan tâm đến chúng [19]

 

Sau cùng, người ta có thể hỏi, liệu Tolstoy có bao giờ thực sự t́m thấy cái ư nghĩa của cuộc sống hay cái chân lư mà ông t́m kiếm ? Về mặt này, bất luận người ta có nói ǵ đi nữa, th́ rơ ràng là ông đă tiếp tục cuộc truy tầm của ḿnh cho đến ngày nhắm mắt vào năm 1910: đời ông là một cuộc đời đặc trưng hóa bởi nhiều sự t́m kiếm,  cũng nhiều bằng sự t́m thấy.[20] Quả thật, cái ư nghĩa mà ông phấn đấu để đạt tới, nó tự tiết lộ ra trong cuộc truy tầm nhiều hơn là trong sự phát hiện và việc nêu câu hỏi về ư nghĩa cuộc sống th́ quan trọng hơn là việc trả lời câu hỏi ấy. [21] Bởi v́, chính bằng cách nêu câu hỏi, mà tinh thần[22] dấn ḿnh vào một cuộc tranh đấu cho một giọng nói, một cuộc đấu tranh mà t́m thấy sự biểu đạt của nó trong những tác phẩm như Tự Thú.

 

 

                                                                 DAVID PATTERSON

 


[1] Timeless.

[2] Spirit.

[3] Utterances.

[4] Outpourings.

[5] Ernest J. Simmons, Leo Tolstoy ( Boston : Little, Brown and Co. 1946), p. 326.

[6] Idealized.

[7] Idyllic.

[8] Mối quan hệ giữa đức tin [ faith] và lư tính [ reason] là một vấn đề rất quan trọng. Đức tin và lư tính xung đột với nhau, hay bổ túc, soi sáng cho nhau? Đây là câu hỏi đă làm tốn rất nhiều giấy mực! (ĐTN).

[9] Believers.

[10] Nonbelievers.

[11] Religious retreat.

[12] Như vậy, ấn bản tiếng Nga của Tự Thú [ vào thời đó] không được in tại Nga. Và ấn bản tại Geneva, chắc hẳn  chỉ là một bản dịch.?  (ĐTN).

[13] Aborted.

[14] Self-perfection.

[15] Basic origins.

[16] Perceive.

[17] Heartless nature.

[18] Preconceptions.

[19] Dịch từ N. N. Gusev, Lev N. Tolstoy,  vol. 3. Moscow, 1963. t. 593.

[20] His life is characterized as much by seeking as by finding.

[21] David Patterson tỏ ra rất “ tri âm” với Tolstoy, khi ông đưa ra nhận định này. Nêu câu hỏi, th́  quan trọng hơn là trả lời nó. Câu nói này có vẻ nghịch lư, nhưng rất đáng suy ngẫm. (ĐTN).

[22] The spirit.

 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net